Tính nhân văn của án tử hình?
Xét trên khía cạnh xã hội loài người là xã hội có ý thức hơn xã hội
loài vật, vì thế, tính cưỡng chế của pháp luật cũng cần thể hiện sự nhân
văn của con người, chứ không chỉ dừng lại ở sự cưỡng chế (vốn được con
người áp dụng cho loài vật).
Ở các khung hình xử phạt của pháp luật, tử hình là mức án cao nhất.
Mục đích của án tử hình là để loại bỏ người phạm tội ra khỏi cuộc sống
xã hội và răn đe những người còn sống về hậu quả cao nhất của những hành
vi sai trái đạo đức.
Nghi can Lê Văn Luyện (áo xanh) tại cơ quan điều tra - Ảnh: M.Q
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa (*), một trong những vụ án được dư luận
rất quan tâm, được tòa tuyên án tử hình. Đây là một vụ án tốn không
biết bao nhiêu giấy mực của dư luận, và cái giá án tử hình nhìn chung
được dư luận đồng ý. Như vậy, sự loại bỏ người phạm tội ra khỏi cuộc
sống là chắc chắn, chỉ e rằng, tính răn đe của bản án không cao (nếu
không muốn nói là không có) vì ngay sau đó là một loạt những vụ thảm sát
khác còn dã man và kinh hoàng hơn vụ án của Nghĩa.
Mới gần đây, một vụ án chấn động dư luận và được báo đài đưa tin rất
nhiều, đó là vụ án giết người cướp của tại một cửa hiệu vàng ở Bắc Giang
mà hung thủ còn chưa đến 18 tuổi! Như vậy, xét một cách tổng quát, sự
răn đe của án tử hình gần như đã thất bại, nếu báo chí vẫn ngày một đưa
tin cướp giết hiếp nhiều hơn nữa như thế này!
Một lý do nữa khiến án tử hình vẫn được số đông trong xã hội loài
người chấp nhận, đó là lý lẽ “lấy mạng đổi mạng”. Lý lẽ này, nếu xét qua
thì có vẻ đúng, nhưng thực chất, cái gọi là “mạng đổi mạng”, “mắt đền
mắt, răng đền răng” chỉ có ở những xã hội bán khai, tàn bạo theo kiểu
Taliban, chưa bao giờ là nền tảng cho một xã hội văn minh và nhất là có
đức hiếu sinh cao như Việt Nam.
Như vậy, án tử hình là bằng chứng chấp nhận sự thất bại trong việc
giáo dục đạo đức cho người tử tù. Án tử hình cũng là một cách “thực thi
công lý” theo lý lẽ “giết người thì phải đền mạng”, nói một cách khác đó
là “công lý của sự trả thù”. Và nếu là trả thù thì chắc chắn án tử hình
không có sự nhân văn và không thể đại diện cho đức hiếu sinh của dân
tộc Việt - một dân tộc mà “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Có lẽ tính nhân đạo duy nhất có được trong bản án tử hình, đó là
không áp dụng với những người dưới 18 tuổi (đối tượng không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự).
Án tử hình có cần thiết không?
Như đã nói ở trên, án tử hình dường như đã thất bại trong việc răn đe
những người còn sống về hậu quả cao nhất của những hành vi sai trái đạo
đức (và một trong những sự “cụ thể hóa” đạo đức là pháp luật). Như vậy,
một bản án tử hình thiếu tính nhân văn và không đạt được mục đích vốn
có của nó, thì có cần thiết hay không?
Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những người muốn bảo vệ cái
thiện thực sự cần phải đặt câu hỏi, “làm thế nào để cái ác không thể
sinh ra” chứ không phải chỉ có “làm thế nào để ‘tiêu diệt’ cái ác”. |
Quốc hội Việt Nam vào năm 2009 đã giảm số tội danh phải chịu án tử
hình từ 29 xuống còn 21, trong đó có việc bãi bỏ án tử cho các tội: đưa
hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hiếp dâm. Tuy nhiên, các đại biểu
Quốc hội đã không chấp nhận bỏ án tử hình cho tội tàng trữ và vận chuyển
ma túy.
Theo luật pháp Việt Nam, những kẻ buôn lậu hoặc vận chuyển từ 600g
heroin trở lên sẽ bị phạt án tử hình. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 100
người bị kết án tử hình do liên quan đến ma túy.
Hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình, 9 quốc
gia chỉ áp dụng án tử hình trong các trường hợp đặc biệt (như tội ác
chiến tranh) và 74 quốc gia vẫn còn áp dụng nó. Tại hầu hết các quốc gia
có án tử hình, nó chỉ được áp dụng cho tội giết người và tội liên quan
đến chiến tranh.
Tại một số quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Ả Rập Xê-Út và Việt Nam, án tử vẫn được áp dụng cho các tội
danh như buôn bán ma túy và tham nhũng.
Tử hình và nghĩ về sự lan truyền cái ác
Bản án tử hình cho Nguyễn Đức Nghĩa được dư luận xem là “đúng người đúng tội”. Giết người thì phải đền mạng, đó là công lý (?).
Như một phản ứng vô điều kiện, dư luận tỏ ra “rất bức xúc” vì hung
thủ vụ án giết người cướp tiệm vàng ở Bắc Giang mới đây không bị kết án
tử hình (bị cáo dưới 18 tuổi). Trên một mạng xã hội có nhiều người dùng
nhất Việt Nam, mặc dù biết chắc không thể thay đổi được quyết định của
tòa án, người ta vẫn đua nhau lập những hội nhóm kêu gọi tử hình hung
thủ vụ án.
Gia đình những nạn nhân bị thảm sát tỏ ra bức xúc là điều dễ hiểu,
nhưng những người không liên quan hay dư luận xã hội cũng bức xúc vì lý
do “công lý không được thực thi”?!! Có phải đây là công lý của sự trả
thù? Đâu là giới hạn giữa sự hướng thiện và cái hả hê cá nhân, giữ sự
chống lại cái ác và lòng trả thù vì ích kỷ, sân hận?
Nguyễn Đức Nghĩa trong một phiên xử
Tại phiên tòa xử án Nguyễn Đức Nghĩa, khi bản án tử hình được tuyên
bố, trước nỗi đau xé lòng của hai gia đình nạn nhân và hung thủ, một
nhóm người tại phiên tòa đã hành động rất kỳ quặc: vỗ tay tán thưởng.
Họ - những người không có quan hệ máu mủ với người bị hại - có phải
đang vỗ tay cho một công lý trừng trị cái ác? Nhưng, trước một sinh mạng
“máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn” như mình sắp bị loại bỏ khỏi cuộc sống
này mà vẫn vỗ tay tán thưởng, đó có phải là hiện thân của cái ác không?
Những ngày gần đây các trang báo điện tử xôn xao về vụ thảm sát tiệm vàng tại Bắc Giang, với đủ nhan đề như: Truy nã đặc biệt hung thủ cưới tiệm vàng tại Bắc Giang, Nhận diện hung thủ vụ cướp tiệm vàng tại Bắc Giang, v.v…
Khi nhìn thấy hình ảnh hung thủ với vẻ mặt hiền lành, phúc hậu, tôi
chợt nghĩ không hiểu tại sao anh ta lại làm hành động tàn nhẫn như
thế. Lòng tham đã khiến một thanh niên chưa đầy18 tuổi trở thành một kẻ
sát nhân tàn bạo.
Suy nghiệm một hồi, tôi nhận thấy đúng là khi con người ta đã tạo nên
một điều tội lỗi nghiêm trọng nào đó, tức nhiên ngay chính lương tâm
của họ sẽ bị ăn mòn bởi lòng hổ thẹn, mặc cảm, và lẫn tránh mọi người để
tìm sự bình an, mà quên đi những điều mình đã gây tạo.
Nhưng rồi cũng phải trả giá cho mọi hậu quả mình đã gây nên. Câu
chuyện của Lê Văn Luyện cũng nhằm nhắc nhở mọi người, nhất là lớp thanh
thiếu niên đang sống trong xã hội hiện nay, với biết bao vật chất cám
dỗ, tiền tài, danh lợi và đam mê trụy lạc, thì ít nhiều gì cũng nhận
chân ra được đôi chút về hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ, mà
bắt đầu xa lánh và hướng thiện.
Giác Minh Luật |
Giới truyền thông, trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa và hay bất cứ một vụ
thảm án nào, luôn biết “nắm bắt thời cơ” để đưa tin “phục vụ độc giả”.
Người ta quay cận cảnh những giọt nước mắt của Nghĩa khi nghe tin bố
chết. Người ta chen lấn, xô đẩy nhau để quay phim chụp ảnh cuộc nói
chuyện đầy nước mắt giữa Nghĩa và mẹ.
Thậm chí, một tấm ảnh còn cho thấy một phóng viên đang tươi cười ngắm
lại bức ảnh mình vừa chụp, bên cạnh là ánh mắt tuyệt vọng của tử tù vừa
bị tuyên án…
Có quá nhiều cho một bản tin một vụ án giết người? Có lẽ là không, vì
những bài viết như thế, trên thực tế, lại có số lượng người đọc khá
cao, thậm chí còn cao hơn tất cả những bài viết về người tốt việc tốt
cộng lại.
Cũng như vậy, người ta bức xúc khi thay vì bị tuyên án tử hình, “hung thủ chưa đến 18 tuổi” chỉ bị tù 18 năm.
Người ta đặt ra câu hỏi trên những bài báo: “Lê Văn Luyện có thể sẽ
không bị tử hình?” như một sự tiếc nuối đầy bức xúc. Người ta công khai
“ký tên” đòi tử hình hung thủ trên mọi hình thức.
Thật khó nói cái án nào sẽ thỏa đáng cho Lê Văn Luyện nhưng tuyên án
và kết thúc cuộc đời của một tội phạm thì quá dễ dàng so với việc khiến
người đó hối cải và làm lại cuộc đời.
Dư luận có quyền bức xúc. Những người yêu cái thiện có quyền bức xúc
trước những tội ác dã man. Thậm chí có người còn nói, “nếu Bao Công mà ở
đây thì đừng nói là chưa đến 18 tuổi chứ 8 tuổi cũng phải chết!”. Bởi,
người ta suy nghĩ, “đã là quỷ thì lớn hay nhỏ vẫn là quỷ”.
Nhưng, tại sao chúng ta phải giết chết những kẻ đã giết người, để rốt cuộc chứng minh ngược lại, giết người là sai?
Đạo đức và Phật giáo
Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những người muốn bảo vệ
cái thiện thực sự cần phải đặt câu hỏi, “làm thế nào để cái ác không thể
sinh ra” chứ không phải chỉ có “làm thế nào để ‘tiêu diệt’ cái ác”.
Những người như Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện, dù có hay không chịu
nhận sự trừng phạt của pháp luật cũng sẽ phải chịu nhận sự trừng phạt
của luật Nhân Quả - “pháp luật của tự nhiên”.
Tinh thần Nhân Quả vốn được xem là một chuẩn mực đạo đức của người
Phật tử. Cái thiện sẽ được bảo vệ, cái ác sẽ được ngăn chặn, nếu mỗi
người thấm nhuần tư tưởng Nhân Quả theo lời Phật dạy.
Có thể thoát khỏi pháp luật thế gian, có thể tự lừa dối lương tâm
mình, nhưng chắc chắn không thể thoát khỏi luật Nhân Quả. Và như vậy,
“Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, nghĩa là người có trí tuệ, hiểu sâu
nhân quả thì sẽ sợ hành động tạo tác nghiệp xấu, còn người hông hiểu
luật Nhân Quả thì chỉ sợ bị trừng phạt (do nghiệp xấu chiêu cảm mà
thành).
Nhưng dù sao đi nữa, biết sợ Nhân, sợ Quả, còn hơn là không biết sợ cái gì!
Mạnh Đức
Theo điều 74 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về phạt
tù có thời hạn nêu rõ: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có
thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt
tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy
định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt
tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy
định.
Điều 93. Tội giết người
1.
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ một năm đến năm năm. |
(*) Nguyễn Đức Nghĩa là người đã gây án giết chết người yêu và chặt đầu, chặt 10 ngón tay đem bỏ nhiều nơi để phi tang.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC:
* Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, thế thì trước thực trạng toàn xã hội vô cùng bức xúc và đòi hỏi tội ác này phải được xử phù hợp với đạo đức, việc xử Luyện 18 năm tù là yên cho công dân Luyện, hay là yên cho đại chúng quốc dân? Lê Trần Vinh Hiển
* Xã hội lại ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng nhiều và khốc liệt,
nếu không có bản án tử hình thì khả năng rất lớn là sẽ có cả dịch vụ
giết thuê, giám đốc công ty nọ thuê người giết giám đốc công ty kia để
công ty của ông này vươn lên vv.... Như khi ta thịt một con gà để ăn
vậy, cũng là một sinh linh, cũng là một linh hồn, cũng có máu, cũng có
ăn năn sau khi lần đầu ta giết thịt. Nhưng lâu dần chả ai nói, cũng chả
ai phạt nên ta giờ đây thịt con gà mà không cần phải suy nghĩ, thấy máu
nó mà ta không ghê. Vậy nếu không xử nặng thì sau này người chả lẽ cũng
sẽ bị thịt như gà và bởi chính đồng loại của mình?
Theo
tôi nghĩ, Đã là phật tử không nhất thiết ta phải hiền khô, không nhất
thiét ta phải yêu lấy tất cả và bao bọc mọi thứ, ta phải nghĩ cho rộng
ra mới là tốt nhất. Không phải lúc nào sự yêu thương cũng làm con người
tỉnh ngộ, đôi khi sự trừng phạt thích đáng mới là hiệu quả.
Viết Hiệp
* Đồng ý kiến với tác giả Mạnh Đức, mặc dù có những phản hồi không tích cực với bài này.
Nhiều
ý kiến của các bạn trẻ mới thấy điều mình nhìn chứ chưa thấy điều được
suy. Đó là điều bình thường vì còn nhiều năm để đào sâu suy nghĩ chắc sẽ
nhận ra đồng cảm với ý kiến trong bài báo. Rồi với may mắn nào đó,
những điều tự thấy sẽ dễ giác ngộ hơn là khi đọc bài báo này, vì lẽ
thường luôn là lúc trẻ, con người chỉ nhìn chính mình, xem xét mọi vật
từ mình, sẽ không tránh khỏi tự mãn để đánh giá về sự công bằng, thường
sẽ hồ nghi và chống lại điều người khác đưa ra có ý như dạy dỗ ít nhiều
ngược với mình về bản ngã.
Xã
hội văn minh không phải là xã hội khuyến khích sự trả thù. Xã hội văn
minh là xã hội của con người đủ nhân cách, để rồi sự trừng phạt cao nhất
đối với kẻ phạm tội là sự cắn rứt lương tâm khi làm trái nền tảng sống
của chính mình, cũng là nền tảng sống hiền hòa của xã hội. Sự cắn rứt
lương tâm còn cho người phạm tội cơ hội sửa chữa, vì rằng có nhiều người
phạm tội khi giác ngộ đã làm nhiều điều tốt về sau hơn những người chưa
từng một lần phạm lỗi.
Hãy
hiểu rằng quan trọng không phải là sự trả thù, mà là sự giác ngộ. Hãy
xem xét nền tảng đạo đức xã hội của chúng ta đang lung lay, méo mó, bởi
chính sự phạm tội thoát thai từ đó. Có nhiều tội phạm án tử hình, liệu
có nên kêu gọi một phiên tòa xét xử chính xã hội?
Quan
niệm của Đạo Phật, triết lý của Nhà Phật bao trùm vũ trụ. Con người có
số phận nhưng có thể có tác động để thay đổi số phận. Giống như viên đá
được ném thia lia trên mặt nước, số phận có những điểm chạm và rồi nảy
lên đón chờ một quãng đường đi và điểm chạm tiếp theo.
Hãy
hình dung Nhân - Quả là những điểm chạm và nảy bật lên trong số phận,
tất cả các điểm đều có nghĩa cho tới sự giác ngộ cuối cùng xuyên qua
nhiều đời sống của ta.
Xét
xử tội phạm tội chết, hay cho tội phạm một con đường sống, cũng là điểm
chạm xuyên qua kiếp người để tiến lên giác ngộ. Về khách quan, chủ
quan, biết điểm chạm là tác động chữa cho số phận.