“Có lòng Hướng Phật thì đi thôi"
Cô Thịnh (một Phật tử tu tại gia, đường Giáp Bát, Hà Nội) có kế hoạch
một mình du lịch sang Thái Lan vào mùa Hè này. "Có lòng hướng Phật thì
đi thôi", cô nói. Dự kiến cô sẽ đến thăm các ngôi chùa và thăm lại các
vị sư tại trường MCU (Unniversity Chiang Mai Campos) mà đã có lần 5 vị
học viên của trường ghé qua tệ xá của cô trong kỳ nghỉ hè của họ. Cô
Thịnh cho biết, một mình cô sẽ thực hiên chuyến du lịch chứ không theo
một tour nào.
Chị Tâm (Hội Phật Giáo Việt Nam) cũng có ý định sang Lào
để tìm hiểu về Phật giáo ở đất nước Triệu Voi. Có thế mới biết du lịch
Phật giáo hiện nay lại thu hút người Việt Nam đến thế. Trong hầu hết
các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á ít hay nhiều cũng có ảnh
hưởng của đạo Phật, chính vì vậy mà chùa chiền mọc lên ở khắp nơi. Mỗi
nước lại có những nét khác biệt và có những điểm thu hút khác nhau khiến
cho Phật tử ở các nơi muốn tìm hiểu những nét chung và những nét riêng
về Phật giáo mỗi nước, hay đơn giản là Phật thì ở đâu cũng là Phật, nên
đã theo đạo thì đến đâu Phật tử cũng là con của Phật
Những thiên đường Phật giáo
Theo cô Thịnh, cô sang Thái Lan bởi nơi đây, dân số theo đạo Phật lên
đến 95%, số lượng chùa chiền rất nhiều. Thái Lan lại nổi tiếng về du
lịch, mọi người có thể sợ bị tắc ở Bangkok bởi những cuộc biểu tình của
phe "áo xanh" "áo đỏ" nhưng theo sư Minh Tỏa đang du học ở Thái nói với
cô thì từ lần bị biểu tình ở sân bay lần trước, bên Thái Lan thiệt hại
hàng triệu đô nên giờ chính phủ không cho tình trạng đó xảy ra, nên
ngoài việc giá rẻ, người dân thân thiện thì chính trị không ảnh hưởng
lắm đến khách du lịch. Ngoài ra, cô cũng sẽ có ý định sang Myanmar,
sang Lào để đến tìm hiểu về Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực.
Myanmar
là xứ sở của đạo Phật. Riêng ở vùng Bagan, du khách có thể ngắm nhìn
tới 1.200 đền chùa mà không chán mắt. Ngay trên đồi Sagaings bên dòng
sông Irrawddy cũng có vô số chùa chiền và tu viện - hơn 5.000 tăng và ni
cô sống ở đó. Hầu hết mỗi người dân Mianma đều đi tu, người ít nhất là
vài tháng. Nhiều gia đình dành dụm hàng năm trời để cho con trai của họ
ăn học, trang điểm như một hoàng tử trong ngày lễ Shin-pyu khi được tiếp
nhận tu tại chùa.
Ở Tây Tạng (Trung Quốc), Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Tây Tạng có
đến 16.000 tu viện lớn nhỏ. Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi
tiếng nhất, nằm ở trung tâm Lhasa.
Ở đây có bức tượng Jowo Rinpoche - tượng Phật Thích ca Mâu ni thời trai
trẻ. Các Lạt ma khi đăng quang đều được tổ chức ở ngôi đền này. Hàng
ngày, hàng chục nghìn người dân đổ về dây chiêm bái.
Du lịch Phật giáo Việt Nam
Việt Nam có nhiều chùa chiền thu hút nhiều khách thập phương trong
nước như chùa Hương, chùa Thầy, chùa Quán Sứ ở Hà Nội, chùa Cả tại Nam
Định, chùa Dâu ở Bắc Ninh… Nhưng để thu hút khách nước ngoài thì phải kể
đến chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Du khách nước ngoài đến chùa Bái Đính để
tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa được ca ngợi là một ngôi
chùa nổi tiếng với những kỷ lục được công nhận: với năm Tượng Phật bằng
đồng lớn nhất Đông Nam Á, hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa
rộng nhất Việt Nam, khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Khu
chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, khu chùa có số cây bồ đề nhiều
nhất Việt Nam. Hiện tại và trong tương lai, Việt Nam cũng chào đón du khách
tìm hiểu về Phật giáo.
Kỳ nghỉ hè 2010 của trường MCU (Thái Lan) sắp tới, có 3 vị sư Saw
(người Thái Lan), Sư Khamphing, Phommasorn đến từ Lào đến Việt Nam tham
quan. Mục đích của hành trình này là tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam.
Phùng Oanh (Thế giới Việt Nam)