Sách
in lần đầu năm 1971, đến tháng 6 năm 2006 Nhà xuất bản Văn Nghệ TP. Hồ
Chí Minh tái bản. Sách dày 464 trang.
Trong lời đề tựa năm 1971 - Phật lịch 2515, Hòa thượng Thích Thanh
Kiểm - Trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Tiến sĩ Đại học Phật giáo Nhật Bản
đã viết: “Nội dung của kinh này - Kinh Hiền Ngu - gồm những mẫu chuyện
ghi chép về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ tới hiện
tại, hoặc ở đời hiện tại có liên quan đến quá khứ, cũng là những truyện
được Phật hóa độ, được Phật thụ ký, và những truyện khuyến thiện trừng
ác…”. Cùng với lời đề tựa là hai lời giới thiệu của hai vị hòa thượng
Thích Tâm Giác, Thích Huyền Vi.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
(tên thật là Phạm Kim Long) đang xem lại bộ
Knh
Hiền Hội Hoa Đàm với 12.062 câu thơ lục bát của mình.
Khi đọc nội dung Kinh Hiền Hội Hoa Đàm, người đọc cảm nhận Đạo và Đời
không còn phân biệt mà như bị thu hút vào một dòng sinh lực không gian
vô tận dung hóa mọi tư tưởng nhân sinh. Vì nhà thơ đã làm sáng tỏ những
tư tưởng, triết lí và sử liệu cổ truyền Phật giáo vừa tràn đầy đạo vị
vừa thanh thoát uyên áo.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư đã sử dụng lời thơ để thi hóa lời kinh, làm
cho giáo lí của đức Phật gần gũi và dễ nhớ đối với mọi người: “Lời
vàng dậy đỉnh non xưa, Ngàn năm truyền đến bây giờ còn tươi. Còn vang
vọng trái tim người, Tạo nên sức sống nơi nơi từ hòa” hay “Từ bi là cách
nhiệm mầu, Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngàn, Kiếm dùng ngăn ác phù
chân, Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường”.