Văn hóa Phật Giáo
Tết này còn chuyện "đút lót" cho Phật không ?
08/01/2014 06:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngân hàng Nhà nước cho biết năm nay sẽ hạn chế in mới loại tiền 2.000 đồng trở xuống, sẽ đưa vào lưu thông các mệnh giá 500, 1.000 và 2.000 đã qua sử dụng một lần để tránh lãng phí. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú, dịp Tết, nhu cầu tiền mới mệnh giá nhỏ của người dân rất cao nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho việc lễ hội, đi chùa.

Ngân hàng Nhà nước cho biết năm nay sẽ hạn chế in mới loại tiền 2.000 đồng trở xuống, sẽ đưa vào lưu thông các mệnh giá 500, 1.000 và 2.000 đã qua sử dụng một lần để tránh lãng phí. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú, dịp Tết, nhu cầu tiền mới mệnh giá nhỏ của người dân rất cao nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho việc lễ hội, đi chùa.
 
"Lượng in mới chỉ đủ để thay thế số tiền cũ đã rách, nát hư hỏng chứ không nhằm mục đích phục vụ đi lễ chùa", ông Tú nói. Thay vào đó, nhà điều hành sẽ đưa vào lưu thông lượng tiền 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng... đã qua sử dụng một lần để tránh gây lãng phí.
 
"Sau Tết, số tiền này lại quay về ngân hàng và rất khó đưa lưu thông trở lại", đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ. Do đó, nhà điều hành khuyến cáo người dân hạn chế những tiêu cực khi sử dụng tiền mệnh giá nhỏ.
 
Phân tích thêm về sự tốn kém trong chi phí in ấn loại tiền mệnh giá nhỏ nhưng tần suất sử dụng không lớn, Phó Thống đốc cho biết, riêng chi phí in ấn mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống mất khoảng 300 tỷ đồng.
 
"Chưa kể các chùa chiền cử người kiểm đếm, ngân hàng phải tổ chức nhận tiền lại, chuyển tiền... Trong điều kiện ngân sách còn đang khó khăn, 300 tỷ này có thể sử dụng vào rất nhiều mục tiêu khác", Phó Thống đốc nói.
 
Tết Quý Tỵ 2013, Ngân hàng Nhà nước cũng không in thêm tiền mới mệnh giá 500 đồng. Ở các mệnh giá nhỏ còn lại, nhà điều hành cũng in mới hạn chế bởi lượng tiền trong quỹ còn dư khá lớn.
 
Lãnh đạo Cục Phát hành Kho quỹ phân tích, in tiền lẻ thường tốn kém hơn rất nhiều so với mệnh giá lớn. Ví dụ muốn in 1.000 đồng thì chi phí phải cao gấp đôi. Trong khi đó, những mệnh giá nhỏ như 1.000 đồng hay 500 đồng chủ yếu dùng để đi lễ chùa.
 
Sư thầy Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội), Phó văn phòng trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, thói quen của người bắc đi đến chùa thường đặt tiền mỗi nơi một ít, nơi cài tượng Phật, nơi đặt ban thờ, thậm chí trong vườn cây sẽ không được trang nghiêm. 
 
Thầy Thích Thanh Huân cho biết, năm trước, có những người đến chùa đặt 100.000-200.000 đồng chẵn, không phải tiền lẻ đặt mỗi nơi 1 ít. "Thay vì đặt nhiều đồng 500 đồng, 1.000 đồng khắp các bàn thờ trong chùa, tượng phật, người đến chùa có thể chỉ đặt 1 tờ có mệnh giá bằng tổng mệnh giá những đồng tiền lẻ cộng lại. Không phải nơi nào rải tiền cũng có phúc mà quan trọng là mình phải thành kính từ tâm", thầy Thích Thanh Huân nói.
 
Theo thầy Thích Hạnh Châu, sư thầy trụ trì chùa Văn Trì (Từ Liêm, Hà Nội) việc hạn chế in tiền lẻ mệnh giá dưới 2.000 đồng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người dân đi lễ chùa đầu năm vì từ trước đến nay, người dân quan niệm tiền mới, lộc đỏ để đi lễ sẽ mang lại nhiều may mắn.
 
Dưới đây là những hình ảnh PV ghi nhận tại các chùa, đền trong dịp lễ hội đầu năm 2013. Tiền lẻ rải kín gốc cây, dắt lên từng gốc cây ngọn cỏ, thậm chí dắt vào tay Phật, chân Phật đến miệng Phật:
 
 

 

Tiền phủ quanh khu vực trống đồng. Ảnh chụp tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)

 

Tất cả 500 vị La hán, tại chùa Bái Đính, vị nào vị nấy đều “ôm” trong lòng một bọc tiền lẻ của du khách. Không những bỏ vào lòng, tiền còn được các thí chủ giắt vào tay, vào miệng hoặc bất cứ chỗ nào có thể giắt được.
Tất cả 500 vị La hán, tại chùa Bái Đính, vị nào vị nấy đều “ôm” trong lòng một bọc tiền lẻ của du khách. Không những bỏ vào lòng, tiền còn được các thí chủ giắt vào tay, vào miệng hoặc bất cứ chỗ nào có thể giắt được.

 

Tiền lẻ rải khắp gốc cây đền Phủ Giầy, huyện Vụ Bản, Nam Định

 

Thậm chí còn nhét đầy trong các tượng thờ

 

"Ấn" tiền vào tay thánh

 

Dắt tiền vào miệng Phật

 

 
Mới thu hồi 300.000 miếng tiền kim loại
 
Trao đổi với báo chí ngày 25/12, ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Phát hành Kho quỹ, NHNN cho biết, tiền kim loại đã được đưa vào lưu thông từ 10 năm nay nhưng vì nhiều lý do như:
 
Chất lượng đồng tiền chưa tốt, thói quen sử dụng của người dân… nên việc lưu thông gặp khó khăn. Trong 10 năm qua, NHNN đã phát hành 1 triệu miếng tiền kim loại và đến nay đã thu hồi được hơn 300.000 miếng.
 
Như vậy, số tiền kim loại còn lưu thông ngoài thị trường là gần 700.000 miếng. Số liệu cho thấy, hiện các ngân hàng vẫn còn tồn quỹ tiền kim loại và có trách nhiệm phải đổi cho người dân khi có yêu cầu.

Hà Anh (Tổng hợp)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch