Sao mong con người sống lại quá mệt mỏi nhu giữa theo thế, một là do quá nghiêm túc, hai là do muốn quá nhiều. Dục vọng và cám dỗ che mờ con tim, nó khiến ta luôn bị giằng co đuổi và buông bỏ, giữa được và mất. Kỳ thực, khi ta vui vẻ, thì phải hiểu rằng niềm vui đó không phải là mãi mãi; khi ta đau khổ, thì cũng nên biết rằng nỗi đau khổ đó cũng không phải là vĩnh cửu.
“Buông bỏ” là từ ngữ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong Phật giáo.
Nghe nói ở thời Đức Thích Ca Mâu Ni, có một vị Phạm Chí, là đệ tử của Đức Phật, tu chứng đắc ngũ thông, vị Phạm Chí này rất giỏi thuyết pháp, người dân gần xa nghe tiếng đến thỉnh giáo, ngay cả các vị thần trên trời, tiên nữ tán hoa, thậm chí là cả diêm vương cũng tới nghe giảng pháp.
Diêm Vương nghe giảng xong rất cảm động, nhưng ông biết rằng dương thọ của Phạm Chí đã gần hết, sau khi chết không những không được lên trời mà còn không được đắc đạo, phải xuống địa ngục nghe phán xử. Diêm Vương cảm thấy khó hiểu, một người tu hành am hiểu đạo lý như vậy, tại sao phải chịu kết quả như vậy chứ?
Diêm Vương hết sức ưu sầu, thấy vậy Phạm Chí liền hỏi Diêm Vương hà cớ gì mà sinh phiền não? Diêm Vương trả lời: “Ngài giảng pháp rất " hay, cảm động cả tiên nữ tán hoa, đáng tiếc là, ngài sắp phải rời xa trần thế, sau khi chết sẽ phải xuống điện Diêm Vương nghe phán xử, vậy nên ta mới cảm thấy tiếc thương.”
Nghe thấy vậy, Phạm Chí liền hỏi Diêm Vương cách để hóa giải. Diêm Vương trả lời: “Bản thân ta cũng đang phải chịu cảnh luân hồi nên ta cũng không có cách nào giúp ngài giải thoát, ngài nên tới thỉnh giáo Đức Thích Ca thì hơn.”
Phạm Chí nghe vậy liền cầm hai bông hoa tới bái kiến Thích Ca Mâu Ni. Vừa nhìn thấy Phật, Phạm Chí liền hỏi “Thưa Thế Tôn không cầu danh thông cầu lợi, con tới là cầu đạo. Đức Phật hỏi: " Đạo thì có Đại thừa đạo, Giải thoát đạo. Đại thừa đạo là trên thị cầu Phật đạo dưới thì hóa độ chúng sinh, tu nhân tích đức, phải tu Tam đại A tăng ty kiếp mới có thể hoàn thành Phật trí, Giải thoát đạo tức là kết thúc kiếp này, chứng Niết Bàn, Con chọn đạo nào?
Phạm Chí trả lời: “Thưa Thế Tôn, Phật đạo quá xa vời khó với tới, con xin cầu Giải thoát đạo." Phật Đà lại nói: “Được! Vậy thì bấy giờ con lập tức buông bỏ đi! Phạm Chí nghe xong không hiểu là mình cần phải buông bỏ điều gì.
Phật Đà giải thích “Háy bỏ những bông hoa trên tay con xuống”. Phạm Chí lập tức bỏ hoa xuống, chấp tay cung kính cho nghe Phật khai thị điệu pháp.
Tiếp theo Đức Phật lại nói: “Bỏ xuống đi!" Phạm Chí nghe xong hết tức hoang mang “Thưa, con đã bỏ hoa xuống rồi, còn phải bỏ gì nữa ạ?" Phật Đà nói: "Bỏ hai tay của con xuống đi.” Phạm Chí lại cung kính làm theo trong lòng thì tự hỏi: “Hoa phải thả ra, tay cũng phải bỏ xuống, đạo gì mà lạ thế này chứ? Mình phải rửa tai lắng nghe xem, tại sao Ngài lại không nói gì cả? Tại sao lại phải bỏ hết xuống? Thế này là có ý gì chứ?”
Lúc này, Phật Đà lại nói: “Vẫn phải bỏ xuống nữa!” Phạm Chí liền hỏi: “Thưa Thế Tôn, trên người con không còn thứ gì nữa, còn gì để bỏ xuống nữa đâu ạ?” Phật Đà trả lời: “Đến trái tim biết nghĩ ngợi kia của con cũng phải bỏ xuống.”
Nếu niềm vui và nỗi khổ đều không phải là vĩnh hằng thì khi buông bỏ trái tim hay mộng tưởng ta sẽ không còn cảm thấy đau buồn phiền muộn về những dục vọng vô bờ bến, không còn đau khổ vì những thứ mà mình không thể buông bỏ.