PG & Đời sống
Những mẫu truyện về "CHÂN LÝ"
16/12/2013 11:03 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng



Câu hỏi: Con xin đảnh lễ Thầy!
Con có nghe pháp thoại Thầy giảng tại Úc. Thầy có thể nói kỹ sâu hơn cho con về tục đế & chân đế với ạ, nếu được xin thầy cho con ví dụ cụ thể. Con xin đảnh lễ Thầy!
Trả lời: Chân đế (paramattha sacca) là sự thật như nó là, còn tục đế (sammuti sacca) là sự thật do quy ước mà nhiều người chấp nhận. Ví dụ chất liệu tờ giấy in bạc là chân đế còn tờ bạc được định giá 100 đồng là tục đế.

(Câu hỏi ngày 23.03.13 <Trung Tâm Hộ Tông>)
Nhân câu hỏi này, xin mời quý vị đọc những mẫu truyện về "CHÂN LÝ"

1. Chân lý là gì?
Nó được diễn tả tốt nhất trong thinh lặng…
Bodhidharma được xem là Tổ phụ Thiền đầu tiên. Ông là người đưa đạo Phật từ Ấn Độ sang Tàu vào thế kỷ thứ sáu. Khi quyết định trở lại quê nhà, ông tập trung các đồ đệ Tàu quanh mình để chọn người kế vị. Ông xét xem khả năng nhận thức của họ bằng cách hỏi mỗi người câu hỏi này, “Chân lý là gì?”.
Dofuku trả lời, “Chân lý là điều vượt ra ngoài khẳng định và phủ định”. Bodhidharma đáp:“Anh có da của ta”.
Ni cô Soji thưa, “Nó giống như nhãn quan của Anand về Đất Phật-nhìn trong tia chớp, một lần thay cho tất cả”. Bodhidharma đáp, “Con có thịt của ta”.
Doiku thưa, “Bốn nguyên tố phong, thuỷ, thổ và hỏa thì trống rỗng. Chân lý là hư vô”. Bodhidharma đáp, “Anh có xương của ta”.
Cuối cùng Thầy nhìn vào Eka [*], người đang cúi mình, cười và giữ thinh lặng. Bodhidharma đáp, “Anh có tuỷ của ta”.


2. Chân lý nói trong thinh lặng
…và một tâm hồn không sợ sệt.
Có tiếng đập mạnh trong tim của một người đi tìm chân lý. “Ai đó?”, kẻ đi tìm lo sợ hỏi.
“Tôi, Chân lý đây” có tiếng trả lời.
“Đừng ngớ ngẫn”, kẻ đi tìm bảo, “Chân lý nói trong thinh lặng”.
Điều đó khiến tiếng đập dừng hẳn - kẻ đi tìm thấy nhẹ nhõm.
Điều mà kẻ đi tìm không biết là tiếng đập được tạo ra bởi nhịp tim sợ hãi của anh.
Chân lý giải thoát chúng ta hầu chắc luôn luôn là Chân lý mà không ai không muốn nghe.
Vì thế khi nói điều gì đó là không đúng, thì điều mà tất cả chúng ta thường có ý nói là, “tôi không thích điều đó”.

3. Phật là ai
…hay trong trừu tượng…
Một môn đệ nói với thiền sư Mogen, “Khi học với vị thiền sư trước, con có hiểu đôi chút về Thiền”.
“Thế con hiểu gì nào?”, Hogen hỏi.
“Khi con hỏi thiền sư Phật là ai (qua đó, dĩ nhiên, con có ý nói Thực Tại), thì ngài trả lời ‘Ping-ting có nghĩa là lửa’”.
“Đó là một câu trả lời hay”, Hogen bảo, “Nhưng ta sợ con hiểu sai. Nói cho ta hay con hiểu những lời ấy thế nào?”.
“Dạ”, môn đệ thưa, “Ping-ting là thần lửa. cũng mâu thuẫn như bảo con hỏi Phật là ai, mà trong thực tế bản tính thật của con chính là Phật. Làm sao, dù là vô thức, một kẻ đã là Phật mà còn có thể nêu được câu hỏi liên quan đến Phật?”.
“A!” Hogen trả lời. “Đó chính là điều mà ta sợ! Con hoàn toàn không đúng. Bây giờ hãy hỏi thầy”.
“Rất tốt. Phật là ai?”

 4. Không thể so sánh được
…vậy mà không thể đo lường được.
Một con ếch sống trọn đời trong một cái giếng. Ngày kia nó ngạc nhiên thấy một con ếch khác ở đó.
“Anh từ đâu đến?”, nó hỏi.
“Từ biển. Đó là nơi tôi sống”, con kia đáp.
“Biển thế nào? Nó có lớn như cái giếng của tôi không?”.
Ếch biển cười. “Không thể so sánh được”, nó bảo.
Ếch giếng giả vờ quan tâm đến những gì vị khách nói về biển. Nhưng nó nghĩ, “Trong số những kẻ nói dối tôi biết suốt cả cuộc đời, tên này chắc chắn là tên xảo quyệt và trơ trẽn nhất!”.
Làm sao nói về đại dương cho một con ếch ngồi đáy giếng; hay về Thực tại cho một ý thức hệ.


5. Làm sao tôi biết được?
Chân lý thực sự là điều gì đó bạn làm.
Các môn đệ của Thầy Sãi Shem có lần nói, “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cách thức thờ phượng Thiên Chúa”.
Ông đáp, “Làm sao ta biết được?”, …rồi sau đó kể cho họ câu chuyện sau:
Ông vua kia có hai người bạn bị tố cáo phạm tội dẫn đến án tử hình. Dẫu yêu bạn mình, vua cũng không dám phóng thích họ cách dứt khoát vì sợ gây gương xấu cho thần dân. Vì thế, vua tuyên án: một sợi thừng được giăng qua một vực thẳm và mỗi trong hai bị cáo phải đi trên dây đó – ai qua bên kia an toàn thì được tự do; ai ngã thì chết.
Người thứ nhất đi qua an toàn. Người thứ hai la lên, “Này bạn, bày cho tôi cách thức”. Người thứ nhất la lớn đáp lại, “Làm sao tôi biết được? Tất cả những gì tôi làm là thế. Khi thấy mình chìu về bên này, thì tôi nghiêng về bên kia”.

6. Chân lý hay công việc
Người kia xin Bayazid nhận mình làm đồ đệ.
“Nếu điều anh cần tìm là Chân lý”, Bayazid bảo, “thì cần đáp ứng những yêu cầu và gánh vác những trách nhiệm”.
“Thưa đó là gì?”
“Anh sẽ phải lấy nước, chẻ củi và quét dọn và nấu nướng”.
“Tôi đi tìm chân lý chứ không tìm công việc”, người đàn ông vừa nói vừa bỏ đi.


7. Tôi là nhà trí thức sao?
Chân lý không được tìm thấy trong công thức

Một người đàn ông đang uống trà với bạn trong nhà hàng. Anh chăm nhìn ly trà hồi lâu rồi chậm rãi thở dài và nói, “Này, cuộc đời giống như một tách trà”.
Người bạn ngẫm nghĩ một lúc, chăm chú nhìn tách trà của mình hồi lâu và hỏi, “Tại sao, tại sao cuộc đời lại giống một tách trà?”.
Anh ta trả lời, “Làm sao tôi biết được? Tôi là nhà trí thức sao?”.

8. Coi trọng điều gì nhất?
Ngay sau cái chết của giáo sĩ Mokshe, giáo sĩ Mendel thành Kotyk hỏi một trong các môn đệ của ông, “Thầy các anh coi trọng điều gì nhất?”.
Suy nghĩ một lúc, người môn đệ thưa, “Bất kỳ điều gì thầy tôi đang làm trong hiện tại”.

9. Người kế vị
Tổ phụ thứ năm của Thiền, Hung-jun, chọn Hui-neng trong số năm trăm đệ tử làm người kế vị mình. Khi người ta hỏi tại sao, ông đáp, “Bốn trăm chín mươi chín người kia tỏ ra thông tường hoàn toàn giáo lý nhà Phật. Chỉ mình Hui-neng không hiểu biết gì. Anh ta là mẫu người mà những tiêu chuẩn thông thường sẽ không đánh giá. Vì thế chiếc áo cà sa kế thừa phải được trao cho anh ta.

Anthony de Mello, S.J.
Trích: Taking Flight)
Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh



1. Ngón tay chỉ mặt trăng:

Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này,
chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
Lời bình:
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

2. BÌNH THƯỜNG mà vĩ đại

Khi những chú cá được sinh ra trên đời, chú thường hỏi mẹ chú rằng: “Nước là gì hả mẹ. Sao con không biết nước là gì cả”.
Mẹ chú không biết giải thích cho chú thế nào, đành nhờ sóng hất chú lên bờ. Khi nằm dãy dụa trên bờ chú cá nhỏ mới hiểu thế nào là nước, nước chính là sự sống của chú, 
Lời Bình: Điều tưởng chừng bình thường nhất đó, lại có ảnh hưởng đến sự sống của chính mình. Cuộc sống ngày nay cũng vậy chỉ cần bạn nhận ra những thứ bình thường và làm những việc bình thường nhất, bạn trở nên vĩ đại.
Krishnamurti có nói : " Chân lý là mãnh đất không có lối vào" thật là tuyệt vời...Chúng ta cũng giống như chú cá kia cứ mãi khổ công đi tìm những cái bình thường đã sẳn có...


 3. Bình thường tâm:

- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.
Lời bình
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch