Đi tìm một định nghĩa
Thật khó định nghĩa, giải thích hạnh
phúc là gì, mọi người có cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Người ta
thường dùng khái niệm 'hạnh phúc' để chỉ cho sự hài lòng, mãn nguyện, sự
thỏa mãn nhu cầu.
Nhu cầu của con người có rất nhiều, vì
thế cũng có rất nhiều yếu tố hạnh phúc. Mỗi một nhu cầu của con người
được thỏa mãn thì con người có được một yếu tố hạnh phúc, nhiều yếu tố
hạnh phúc sẽ làm cho đời sống con người 'chất lượng hơn', ý nghĩa hơn.
Mọi người có những nhu cầu giống nhau và khác nhau nên cũng có những yếu
tố hạnh phúc giống nhau và khác nhau, sự cảm nhận về hạnh phúc của mỗi
người cũng khác.
Nếu nói hạnh phúc là sự thỏa mãn, sự mãn
nguyện thì chỉ có sự tự thỏa mãn, tự mãn nguyện mới giúp cho con người
hạnh phúc. Bởi nhu cầu của con người tăng theo lòng tham muốn, tỉ lệ
thuận với lòng tham. Lòng tham muốn là động lực làm cho cuộc sống con
người thêm đa dạng, phong phú, làm cho diện mạo xã hội luôn thay đổi mới
mẻ, nhưng lòng tham muốn không làm cho con người hạnh phúc.
Nhu
cầu cuộc sống mỗi ngày một tăng cao, mỗi ngày thêm nhiều thì biết bao
giờ thỏa mãn? Nếu có chăng là sự tạm thời thỏa mãn. Người ta cho rằng
nhu cầu cuộc sống mỗi ngày một tăng là quy luật phát triển, phải có
nhiều nhu cầu và sự đáp ứng những nhu cầu đó mới nâng cao giá trị cuộc
sống. Và thế là người ta khó tìm được một giá trị hạnh phúc lâu dài bởi
nhu cầu không bao giờ thỏa mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ tiếp nối thay
thế cho những nhu cầu ban đầu. Ví dụ một người có nhu cầu về chỗ ở, khi
anh ta có được chỗ ở, anh ta hạnh phúc lắm. Nhưng sau một thời gian,
niềm hạnh phúc đó không còn khi anh ta mong muốn có được một chỗ ở sang
trọng hơn, lý tưởng hơn chỗ ở ban đầu. Ví dụ khác, một người chưa từng
cầm bạc triệu trong tay, khi anh ta có được vài triệu đồng, dù chẳng là
bao nhưng anh ta cảm thấy mừng vui hạnh phúc lắm. Tuy nhiên, sau đó anh
ta lại muốn có nhiều hơn thế, anh ta nghĩ có bấy nhiêu thì chưa đủ cho
các nhu cầu của anh ta. Ở ví dụ đầu, có thể không phải chỗ ở làm cho anh
ta không hạnh phúc mà chính sự so sánh chỗ ở đó với một chỗ ở khác,
chính sự mong muốn một chỗ ở khác, anh ta không còn mãn nguyện với chỗ ở
ban đầu, điều đó làm cho anh ta không hạnh phúc.
Có nhiều cuộc khảo sát trên thế giới cho
thấy rằng phụ nữ cảm nhận hạnh phúc nhiều hơn nam giới và người nghèo
cảm nhận hạnh phúc nhiều hơn người giàu. Bởi người phụ nữ dễ thỏa mãn,
dễ mãn nguyện hơn người đàn ông, rất ít phụ nữ có tham vọng cao xa ngoài
cuộc sống gia đình và tình yêu, tình bè bạn, trong khi đó người đàn ông
có quá nhiều tham vọng về quyền lực, tiền tài. Còn những người nghèo
thường có cuộc sống đơn giản hơn người giàu có, cuộc sống của họ không
chịu nhiều áp lực nội tâm cũng như các áp lực bên ngoài, từ đó họ có
nhiều hạnh phúc hơn.
Những áp lực mà người giàu phải chịu về
nội tâm có lòng tham, sự đố kỵ, hận thù; các áp lực bên ngoài là áp lực
của công việc, tiền bạc, những mâu thuẫn xung đột, những phiền toái từ
cuộc sống xô bồ bận rộn, từ cuộc sống đua tranh.
HẠNH PHÚC LÀ BIẾT MÃN NGUYỆN
Biết mãn nguyện ở đây là tự thấy đủ,
bằng lòng với những gì mình đang có, ít tham muốn mong cầu, không đứng
núi này trông núi nọ. Khi làm được như thế thì tự dưng thấy lòng thanh
thản, thoải mái, tự dưng thấy mình hạnh phúc. Những người sống theo chủ
nghĩa thực dụng thì không tin điều này, thấy nó dường như phi lý, bởi
thế mà họ chạy theo lòng tham muốn của mình, và kết quả là vui ít khổ
nhiều, cuộc sống vương nhiều hệ lụy, niềm vui của sự thỏa mãn chỉ là tạm
thời mà sự lo âu, phiền muộn thì kéo dài dai dẳng, bằng chứng là có rất
nhiều người nhà cao cửa rộng lắm của nhiều tiền, có địa vị, danh vọng
nhưng họ không hạnh phúc. Người xưa kinh nghiệm nói rằng: «Tri túc tiện
túc, đãi túc hà thời túc! Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn!
(Biết đủ thì đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ! Biết nhàn thì nhàn, đợi nhàn bao
giờ mới nhàn!) Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng có dạy: «Tri túc chi
nhơn tuy ngọa địa thượng du vi an lạc. Bất tri túc giả tuy xử thiên
đường diệc bất xứng ý. Bất tri túc giả tuy phú nhi bần, tri túc chi nhơn
tuy bần nhi phú. Bất tri túc giả thường vi ngũ dục sở khiên (Người biết
đủ tuy nằm trên đất cũng thấy an vui, người không biết đủ dù ở thiên
đường cũng không vừa ý. Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo, người
biết đủ tuy nghèo mà giàu, người không biết đủ thường bị ngũ dục sai
khiến.
Phải biết đánh giá nhu cầu
Trong nhận thức của con người thường
xuất hiện hai loại nhu cầu, đó là nhu cầu thật và nhu cầu ảo. Nhu cầu
thật là những nhu cầu chính đáng xuất phát từ thực tế, là những đòi hỏi
của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống, ví dụ ăn để no, mặc để ấm, nhà
cửa để che mưa nắng, xe cộ dùng làm phương tiện đi lại hoặc vận chuyển
cho đỡ tốn công sức, không mất nhiều thời gian v.v.. Nhu cầu ảo là nhu
cầu không chính đáng, không xuất phát từ thực tế, mà phát sinh từ ý
nghĩ, tư tưởng chủ quan, hay nhận thức cảm tính. Ví dụ người chạy theo
lối sống đua đòi thường nghĩ rằng nếu có được những gì mình đang mong
muốn thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc, sẽ có niềm vui, nhưng kỳ thực khi có
được những thứ đó họ lại mong cầu những thứ khác và họ không cảm thấy
thỏa mãn với những gì mình đang có. Từ đó niềm vui, hạnh phúc mà họ có
được rất mong manh và dễ dàng bị đánh mất, vì khi họ không thỏa mãn với
những gì đang có mà hướng tới những thứ khác thì niềm vui, hạnh phúc
không còn. Chẳng hạn như một người muốn mua xe mới, bỏ xe cũ, anh ta
thấy đó là một nhu cầu, vì có được xe mới anh ta có thể lấy le với bạn
bè, chứng tỏ được sự giàu sang, sự sành điệu. Trong khi gia đình anh ta
đang gặp khó khăn về tiền bạc, mà xe cũ của anh cũng còn tốt, việc mua
xe mới bỏ xe cũ làm cho anh tốn hao nhiều tiền và vợ chồng anh gây gổ
Như thế nhu cầu mua xe mới của anh là không cần thiết, không chính