Nếu có lòng từ bi với người khác, nếu sống vì lợi ích cho
người khác, thì bạn tích tập phước đức vô hạn không thể lường được. Như
trong chương đầu của tác phẩm Bồ Tát Sinh Đạo Yếu Tập
(Bodhicharyavatara), khi diễn tả về những lợi ích của 18 tâm Bồ-đề ,
Bồ-tát Tịch Thiên (Shantideva), một vị luận sư lừng danh ở Ấn Độ, đã
nói: “Tâm Bồ-đề là bộ thanh lọc cực mạnh của phiền não và ác nghiệp”. Có
một vài khổ thơ mà trong đó ngài Tịch Thiên giải thích tâm Bồ-đề mạnh
mẽ như thế nào về việc thanh trừng nghiệp ác.
Mục đích của cuộc sống.
Từ bi
Đối với chúng ta, những
người đã từng quan tâm đến các pháp thoại của bậc Thánh Thiện Dalai
Lama dựa trên nền tảng thiền định của ngài Kamalashila trong mấy ngày
qua, thì đây là một thời điểm vô cùng thuận lợi và quý báu nhất. Thật
phi thường, chúng ta biết nghiệp để có thể nhìn thấy đức Phật từ bi ngay
chính trong hình thái của nhân loại. Vì vậy, chúng ta không chỉ có thể
truyền đạt biểu hiện sống động này của tâm giác ngộ mà có thể tiếp nhận
những thông điệp trên một con đường không nghi ngờ, không có bất cứ vấn
nạn nào, giải thoát khỏi bể khổ luân hồi và nguyên nhân của nó-nghiệp,
hành động bị vọng tưởng chi phối, và chính những vọng tưởng ấy, những
suy nghỉ mơ hồ loạn động liên tục hiện hữu không có sự khởi đầu. Thậm
chí, nếu chúng ta không thể thực tập mỗi điều đơn giản mà bậc Thánh
Thiện đã dạy trong mấy ngày qua, nhưng chỉ cần nghe các pháp thoại của
ngài liên tục để lại những ấn tượng tích cực trong tâm của mình, thì sớm
muộn gì, những ấn tượng ấy sẽ nhất định giải thoát chúng ta khỏi bể khổ
luân hồi và nguyên nhân của nó, khiến chúng ta đạt đến giác ngộ hoàn
toàn và có được hạnh phúc vô bờ của trạng thái tâm định tỉnh tuyệt đối.
Những điều này được đăng tải trên chuyên mục “một tâm hồn rộng mở: thực tập từ bi trong đời sống hằng ngày”. Pháp thoại khác trên nguyên văn của ngài Dalai Lama thuyết giảng có thể được tìm thấy trong “các giai đoạn của thiền”. Những pháp thoại của đức Dalai Lama đều nói về lòng từ bi. Ví dụ, mục
đích của cuộc sống chúng ta là gì? Tại sao chúng ta phải sống? Tại sao
chúng ta phải luôn nổ lực để tồn tại trong từng ngày, từng giờ, từng
phút, từng giây?Tại sao chúng ta phải tiêu phí quá nhiều tiền bạc để
chăm sóc cơ thể này, kiểm tra sức khỏe mỗi năm để biết nó bị bệnh hay
không, và nếu có thì phải chửa trị rất là tốn kém?Tại sao chúng ta phải
xài quá nhiều tiền cho thực phẩm, áo quần và nhà cửa-rất nhiều thứ chúng
ta cần để tồn tại và trở nên khỏe mạnh? Tại sao chúng ta bỏ ra hàng tỷ
đồng chi việc luyện tập để giữ cơ thể mình mạnh khỏe? Tất cả những
chi phí và hoạt động này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta có lòng từ bi với
chính mình. Lòng từ bi đối với người khác tạo nên mọi thứ chúng ta thể
hiện-tiêu tiền, nghiên cứu, làm việc, rèn luyện, chăm sóc sức khỏe-có ý
nghĩa.
Mặt khác, nếu thiếu lòng từ
bi, thì cuộc sống chúng ta trở nên trống rỗng. Tất cả mọi chi tiêu, tất
cả những nổ lực, tất cả hằng giờ làm việc đều hoàn toàn không có ý nghĩa
gì và chúng ta không tìm thấy sự thỏa mãn trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu không có lòng từ bi với ý tưởng làm lợi ích cho người khác, thì con
tim chúng ta chỉ chứa toàn thất vọng và rất khó để tìm thấy sự thỏa mãn
trong bất cứ điều gì chúng ta thực hiện. Mặc dù sở hữu nhiều của cải như
thế nào đi nữa, nhưng nếu trái tim của chúng ta thiếu hẳn từ bi, thì
mọi thứ của cải ấy luôn luôn trở nên trống rổng, không có giá trị.
Nếu nhìn nhận cẩn thận, bạn
sẽ thấy rằng bất cứ điều gì mình có hoặc nổ lực đạt được, nhưng không có
từ bi hiện hữu trong tâm, thì bạn không bao giờ cảm thấy hoàn toàn đúng
đắn. Nếu tâm mình không có an lạc, và sâu thẳm bên trong, thì bạn sẽ
luôn luôn cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó.
Phương pháp tốt nhất làm cho
cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa là đem lại lợi ích cho người khác
bằng cách phải có lòng từ bi với họ. Đó cũng là phương pháp tốt nhất để
tìm thấy an lạc, hạnh phúc, mãn nguyện và hài lòng trong cuộc sống của
chính bạn. Tuy nhiên, từ bi đối với người khác không không chỉ đem đến
an lạc, hạnh phúc cho bạn ngay bây giờ trong đời sống hiện tại này. Sống
vì người khác sẽ cho bạn một tương lai có thể tốt đẹp nhất. Ngay cả
trong tình huống cấp thiết nhất, chấm dứt đời sống, khi ý thức lìa khỏi
thân xác, thì từ bi đem lại cho bạn cái chết hạnh phúc, an vui và thanh
thản. Hơn nữa, cái chết an vui, hạnh phúc của bạn cũng tạo nên hạnh phúc
cho người khác. Bạn bè và gia đình cũng được an vui nhờ bạn. Bạn trở
thành một người truyền cảm hứng, một biểu tượng của hy vọng và can đảm.
Mọi người đều thấy rằng cái chết của họ cũng có thể trở nên hạnh phúc.
Thậm chí nếu bạn hiểu rõ trí
tuệ trực tiếp nhận thức được bản chất của hiện tượng-bản tánh tuyệt đối
của “ngã” (cái tôi) và tâm-nếu không có lòng từ bi, không có một trái
tim tuyệt hảo, thì hầu hết những gì bạn đạt được chỉ là Niết bàn của
tiểu thừa nhỏ bé, một trạng thái hạnh phúc cho riêng mình chứ không thể
đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Bạn vẫn còn có ảo giác của quan điểm nhị
nguyên phân biệt. Vẫn có những vết tích tiêu cực phảng phất trong dòng
chảy của tâm mình ngăn cản bạn từ cái nhìn trực diện về tất cả hiện hữu,
tánh không của các pháp-tất cả sự thực tuyệt đối đương hiện.
Sức mạnh thanh khiết của lòng từ bi.
Nếu có lòng từ bi với người
khác, nếu sống vì lợi ích cho người khác, thì bạn tích tập phước đức vô
hạn không thể lường được. Như trong chương đầu của tác phẩm Bồ Tát Sinh
Đạo Yếu Tập (Bodhicharyavatara), khi diễn tả về những lợi ích của 18 tâm
Bồ-đề[1], Bồ-tát Tịch Thiên (Shantideva), một vị luận sư lừng danh ở Ấn Độ, đã nói: “Tâm Bồ-đề là bộ thanh lọc cực mạnh của phiền não và ác nghiệp”. Có một vài khổ thơ mà trong đó ngài Tịch Thiên giải thích tâm Bồ-đề mạnh mẽ như thế nào về việc thanh trừng nghiệp ác.
Ngài tiếp tục lý giải: “giống
như nương tựa vào một người rất có uy thế khi bạn muốn được che chở
khỏi mối nguy hiểm, nương tựa vào tâm Bồ-đề, thực tập tâm Bồ-đề: một
trái tim lương thiện, trong chỉ một phút, thậm chí một giây, sẽ tịnh hóa
rất mạnh mẽ và vô tận đối với nghiệp ác. Vậy tại sao không giao phó
chúng cho tâm Bồ-đề?”.
Nếu có lòng từ bi trong cuộc
sống hằng ngày của mình, thì bạn có thể tích tập phước đức vô hạn và
tịnh hóa được ác nghiệp trong một thời gian rất ngắn. Nghiệp ác ở nhiều
đời nhiều kiếp được tịnh hóa. Điều đó giúp bạn nhận thức rõ “tánh không”[2].
Thực hiện thế nào? Để nhận thức được “tánh không”, bạn cần phải có
nhiều phước đức và sự tịnh hóa cao thượng. Ví dụ, để thực hiện dự án một
triệu đô la, thì bạn phải cần đến một triệu đô la. Tương tự, để nhận
thức được “tánh không”, bạn cần có một sự tích lũy phước đức rộng lớn.
Bằng cách thể hiện lòng từ bi, đem lại lợi ích cho người khác, thì bạn
tích tập được phước đức sâu dày, và nhân đó mà nhận thức về “tánh không”
xuất hiện.
Longdrol Lama Rinpoche, một luận sư Du-già[3] nổi tiếng, đến từ Tu Viện Sera-je[4], luôn luôn cho thấy rằng Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara[5],
hiện thân của tất cả các công hạnh thanh khiết của đức Phật, nói rằng
Ngài Tara khuyên bảo ông ta thực hành phương pháp thiền cho và nhận
(tong-len). Phương pháp thực tập này đòi hỏi bạn phải chấp nhận lấy đau
khổ của chúng hữu tình khác và nguyên nhân khổ đau hiện hữu trong
chính mình; loại bỏ bản ngã; cống hiến thân thể, hạnh phúc, phước đức
của mình và những thứ khác cho hữu tình chúng sinh; ban tặng mọi thứ cho
người khác; khiến họ nhận được bất cứ điều gì họ cần; như là một kết
quả mà họ thể hiện trên phương tiện, trí tuệ và trở nên giác ngộ. Đức
Tara bảo ngài Longdrol Lama Rinpoche: “nếu bạn thực tập phương pháp
thiền cho và nhận (tong-len), thì nhận thức về tánh không nhờ đó sẽ xuất hiện”.
Tuy nhiên, điều đó không phải là tất cả. Với lòng từ bi như vậy, bạn không không chỉ nhận thức rõ tánh không
mà còn đạt được giác ngộ tuyệt đỉnh, chấm dứt tất cả mọi tâm bất thiện
và các phiền não, đồng thời đạt đến những hiểu biết hoàn hảo.
Trách nhiệm toàn cầu.
Nếu không có lòng từ bi, thì
tất cả những gì bạn có chỉ là tâm tự cao tự đại. Do đó, sân hận, đố kỵ,
tham lam và những ý nghỉ cảm xúc khác như vậy sanh khởi. Những ý tưởng
tiêu cực này, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, khiến bạn gây tổn hại đến
những hữu tình khác, từ đời này sang đời khác. Bạn, một con người có
thái độ tiêu cực, gây tổn hại cho tất cả hữu tình chúng sanh. Điều đó
rất nguy hiểm. Bằng cách so sánh, ngay cả khi tất cả hữu tình chúng sanh
trở nên giận dữ, gây tổn hại hoặc thậm chí giết bạn, thì cũng chẳng có
gì bận tâm. Bạn chỉ là một con người, và tầm quan trọng của bạn chẳng là
gì hết. Bạn chỉ là một hữu tình chúng sanh. Vì vậy, đây là yếu tố cần
thiết và vô cùng quan trọng khi bạn, một con người, chuyển hóa thái độ
tiêu cực và biến đổi tâm mình thành lòng từ bi, tâm Bồ-đề ngay bây giờ
trong kiếp sống này. Vì sao? Bởi vì đời này ban tặng cho bạn mọi cơ hội
để thực hiện như vậy. Từ vô thủy tái sinh đến nay, bạn đã không chuyển
đổi trạng thái tâm “ngã ái”— cội nguồn của các vấn đề và khổ đau của
mình mà chính bạn nếm trãi, nguồn gốc cho nhiều vấn đề và gây tổn hại
đến vô số chúng hữu tình khác— thành động thái của yêu thương và mang
lại lợi ích cho người khác— cội nguồn của tất cả an lạc hạnh phúc cho
chính bạn và vô số hữu tình chúng sanh khác. Bạn chưa bao giờ chuyển hóa
bản ngã, tâm tự cao, tư tưởng tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình thành
quan điểm yêu thương và bi mẫn của tâm Bồ-đề. Tuy nhiên, trong đời này,
bạn có thể thực hiện điều đó. Từ khía cạnh riêng của chính mình, bạn đã
lãnh thọ được thân người quý báu chứ không tái sanh vào tám cảnh giới
bất thiện[6] và sinh vào mười cõi thiện[7].
Hơn nữa, bạn không chỉ đã từng diện kiến một thiện hữu với đức hạnh
thanh cao cho bạn thấy rõ đạo hạnh—nguyên nhân chánh trực của hạnh phúc
cho đời sống tương lai và con đường đúng đắn dẫn tới giải thoát, tự tại
thoát khỏi sanh tử luân hồi vĩnh viễn—mà còn gặp gở một người bạn với
đức hạnh khiêm từ trong giáo pháp Đại thừa, người có khả năng biểu lộ sự
giác ngộ hoàn hảo và chính trực với trạng thái tâm tuyệt đối hạnh phúc.
Bạn không chỉ gặp được Phật pháp mà còn tiếp cận với giáo lý đại thừa.
Thậm chí nếu chưa từng gặp được bậc minh sư như vậy, bạn cũng có đủ mọi
cơ hội để thực hiện. Đặc biệt ngay bây giờ, bạn có cơ hội để tiếp xúc
với người bạn đầy đức hạnh, bậc Thánh Thiện Dalai Lama, người đã được
đức Thích Ca Mâu Ni thọ ký trở thành đức Phật của từ bi qua những trích
dẫn mang đậm tính lịch sử. Điều này giống như một giấc mơ trở thành hiện
thực; rất khó mà diễn tả.
Nếu bạn, một sinh vật, phát
triển lòng từ bi trong tâm mình, thì không hề gây tổn hại cho vô số
chúng hữu tình khác. Bạn chấm dứt việc gây tang thương cho người khác.
Sự vắng mặt của tổn hại tức lòng từ bi của bạn mang an vui hạnh phúc đến
cho vô số chúng hữu tình khác. Đó là những gì mà họ tiếp nhận từ bạn.
Không chỉ có vậy. Nếu bạn
không gây tổn hại cho họ, thì những người khác cũng nhận được lợi ích.
Vì lòng từ bi, bạn sẽ giúp họ. Như vậy, vô số chúng hữu tình khác tiếp
nhận nhiều an vui hạnh phúc từ bạn. Tất cả điều đó đều nằm trong tầm tay
của bạn, bởi nó hoàn toàn có mặt trên những gì mà tâm của bạn thể
hiện—hoặc sanh khởi lòng từ bi với người khác hoặc không sanh khởi. Vô
số chúng hữu tình tiếp nhận sự tổn hại hoặc an vui hạnh phúc, tất cả đều
phụ thụôc vào những gì bạn làm với tâm của chính mình. Đó là tất cả tùy
vào bạn. Vì vậy, mỗi người chúng ta ở đây phải hoàn toàn có trách nhiệm
về an vui hạnh phúc của mọi chúng hữu tình. Mỗi người trong chúng ta
phải có trách nhiệm toàn cầu.
Bởi thế, 24 giờ một ngày, từ
sáng đến tối, nếu có thể, thì bạn nên dồn mọi nổ lực vào việc phát huy
tư tưởng về trách nhiệm toàn cầu: “tôi phải có trách nhiệm cho hòa
bình, an vui hạnh phúc của vô số chúng hữu tình khác; mục đích cuộc sống
của tôi là mang lại hạnh phúc cho chúng hữu tình khác”. Mỗi sớm mai thức dậy với thái độ này; mặc quần áo với thái độ này, cái cảm giác về trách nhiệm: “tôi phải có trách nhiệm về hạnh phúc của tất cả chúng hữu tình; an vui hạnh phúc của họ đặt hết vào tôi”.
Phải biết rằng điều thực sự rất có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Mặc quần áo với thái độ này, đi tắm với thái độ này, ăn sáng với thái độ
này, đi làm với thái độ này.
Làm việc với tâm Bô-đề.
Hơn nữa, suốt ngày, trong
khi đang làm việc, bạn nên nhìn kỉ thái độ của mình. Không phải chỉ đơn
thuần rời khỏi nhà để đi làm vào buổi sáng với thái độ này. Tại nơi làm
việc, cũng phải thường xuyên nhìn kỉ động cơ thúc đẩy của bạn và luôn
chuyển hóa hóa thái độ của mình bằng cách này. Hãy sanh khởi thiện tâm;
hãy cảm thấy mình luôn có trách nhiệm về hạnh phúc cho tất cả chúng sanh
và điều đó tùy thuộc bạn tạo ra. Hãy duy trì một thái độ kiên định về
lòng từ bi và tâm Bồ-đề.
Ví dụ, động lực thúc đẩy của bạn liên tục: “tôi đang làm công việc này cho ai?Tôi đang thực hiện cho chính mình hay cho người khác?”.
Nếu trong sâu thẳm tâm trí không thường xuyên có cảm giác mình đang làm
việc cho người khác, nếu thái độ của mình đã thay đổi, nếu thấy rằng
mình đang làm việc vì hạnh phúc cho riêng mình, thì bạn hãy loại bỏ thái
độ này và thay nó bằng thái độ mình đang làm việc vì lợi ích cho người
khác với lòng từ bi, với thiện tâm, với tâm Bồ-đề. Hãy nổ lực nhiều hơn
nếu bạn có thể trong việc tạo ra và duy trì cảm giác rằng mình đang làm
việc vì lợi ích cho người khác nữa chứ không phải chỉ riêng cho chính
bản thân mình.
Nếu bạn làm việc vì tiền
thì không có nghĩa bạn đang đem lại lợi ích cho người khác. Nếu dùng số
tiền mà mình kiếm được để giúp đở người khác—chẳng hạn giúp người tật
bệnh hoặc người nghèo khổ nhằm truyền bá Phật pháp, hay giúp chúng sanh
trong bất cứ trường hợp nào—thì điều đó chắc chắn bạn đem lại lợi ích
cho người khác. Nếu làm việc nhằm tiết kiệm tiền để có thể ẩn cư hoặc
thực tập hay nghiên cứu giáo pháp vì lợi ích cho những chúng hữu tình
khác, thì đó là thái độ đúng đắn, là quan điểm mà bạn nên có. Nếu làm
việc và nghiên cứu để tồn tại, nhưng cuộc sống của mình luôn vì lợi ích
cho người khác; nếu chăn sóc bản thân mình để có thể phục vụ tất cả
chúng sanh khác; nếu cảm nhận: “tôi là đày tớ của tất cả chúng sanh, phục vụ để họ thoát khỏi khổ đau và mang lại hạnh phúc cho họ”, thì bạn đang thực hiện một công việc chính đáng, và công việc mà bạn làm là vì lợi ích cho người khác.
Ngủ với tâm Bồ-đề.
Khi đi ngủ, bạn cũng nên ngủ với cảm giác có trách nhiệm về hạnh phúc của tất cả chúng sanh: “để
giải thoát vô số chúng sanh khác lìa khỏi khổ đau và dẫn dắt họ đạt
được hạnh phúc cao thượng của giác ngộ hoàn toàn, trước hết tôi phải
chứng đắc giác ngộ. Để làm được điều này, tôi cần phải thực tập giáo
pháp. Để thực tập giáo pháp có hiệu quả, tôi cần phải sống lâu và có sức
khỏe tốt. Sự sống lâu và sức khỏe tốt phụ thuộc vào giấc ngủ. Vì thế,
bây giờ, tôi phải đi ngủ”. Có hai điều trong cuộc sống mà chúng ta
mất nhiều thời gian nhất để thực hiện là làm việc và ngủ. Do đó chúng ta
cần một động lực thúc đẩy tốt cho mỗi điều, nếu không, sẽ lãng phí hơn
nữa đời mình. Khi sự thực tập tiệm giáo (từ từ từng bước một) được chú ý
đến, chúng ta có thể tiêu tốn hầu hết nữa cuộc đời mình cho việc ngủ
nghỉ. Bởi thế, rất quan trọng để biết rõ không chỉ bằng cách nào nhằm
khiến cho giấc ngủ có phước đức, cội nguồn của hạnh phúc, và không có
đức hạnh, nguyên nhân của khổ đau, mà còn biết làm thế nào đó khiến nó
sanh khởi hạnh phúc cho vô số chúng sanh hữu tình khác.
Nếu ngủ với lòng từ bi, với
tâm Bồ-đề, với tư tưởng đem lại lợi ích cho người khác, thì giấc ngủ của
bạn trở nên cội nguồn của giác ngộ, cội nguồn hạnh phúc của vô số chúng
hữu tình khác. Điều này có được là do bất cứ điều gì bạn thực hiện với
tâm Bồ-đề chỉ đem lại lợi ích cho người khác, ngay cả trước khi bạn trở
nên giác ngộ. Khi thâm nhập vào giáo lý đại thừa bằng cách phát triển
tâm Bồ-đề, thì bạn bắt đầu ban phát lợi ích sâu xa cho các chúng sanh
khác, và sau khi hoàn tất giáo pháp, chứng đạt giác ngộ, bạn khiến vô số
chúng sanh sống trong sự giác ngộ hoàn toàn.
Do đó, chắc chắn rằng bạn nổ
lực rất nhiều trong việc tạo ra không chỉ động lực thúc đẩy đức hạnh mà
còn chính thái độ về giáo pháp tốt nhất của lòng từ bi và tâm Bồ-đề,
không chỉ khi đi làm việc mà còn ngay cả khi bạn đi ngủ. Bằng cách đó,
giấc ngủ của bạn trở thành pháp tối thượng, bởi vì không bị khái niệm
ngã ái làm hoen ố. Do vậy, điều đó trở thành kinh “phương pháp ngủ”,
nhưng cũng có kết hợp thiền định bí mật trong việc ngủ và thức của mình
khiến bạn luôn tỉnh giác. Nếu đã chấp nhận các lý giải dựa trên cấp độ
thiền định thấp hơn hoặc cấp độ thiền định cao nhất, thì bạn nên thực
tập bất cứ phương thức nào mà mình nhớ rõ.
Quy y tâm Bồ-đề.
Cuộc sống của chúng ta quá
bận rộn. Chúng ta lo lắng nhiều về gia đình và các trách nhiệm bổn phận
khác. Khi cuộc sống trở nên quá bận bụi, thì không có nơi nào ẩn náu tốt
hơn là thiện tâm của bạn. Thiện tâm của mình là nơi quan trọng trọng
nhất để bạn quay về nương tựa. Mặc dù muốn thực tập lâu dài, ngồi thiền,
cầu nguyện hoặc sống ẩn dật, nhưng cuộc sống của bạn luôn luôn bận rộn
đến nổi bạn không có thời gian. Bạn có quá nhiều bổn phận trách nhiệm
khác, nên không thể thực hiện mọi thứ mà mình yêu thích. Nếu rơi vào
trường hợp này, cách duy nhất, bạn nên nương tựa vào thiện tâm của mình,
lòng từ bi, tâm Bồ-đề và tư tưởng làm lợi ích cho người khác. Nếu nương
tựa vào đó, nếu có thể thực tập như vậy, mặc dù bận rộn thế nào—thậm
chí không có thời gian ngồi thiền, cầu nguyện hay thực tập sơ bộ v.v,
thì bạn cũng không có gì hối tiếc về những cơ hội đã vụt bay ngay hiện
tại hoặc tương lai. Trong đời này và trong tất cả đời sống ở tương lai,
bạn sẽ luôn luôn đi từ hạnh phúc và hạnh phúc đến giác ngộ.
Có rất nhiều sự thực tập mà bạn có thể thực hiện—những gì quan trọng nhất? điều gì quan trọng nhất để thực tập trong cuộc sống?
Tôi sẽ nói rằng đó là thiện tâm, là tư tưởng cao thượng của tình
thương, lòng từ bi, tâm Bồ-đề và quan điểm làm lợi ích cho người khác
của chính bạn. Điều đó là thiền định tốt nhất, là pháp tốt nhất để thực
tập. Như ngài Tịch Thiên cũng đã nói khi trình bày về những lợi ích của
tâm Bồ-đề trong tác phẩm “nhập Bồ-tát hạnh”, “sau khi suy nghiệm nhiều kiếp, đức Phật đã khám phá ra rằng tâm Bồ-đề là điều có lợi ích nhất cho tất cả chúng sanh”. Đoạn trích này giải thích rõ những gì tốt đẹp nhất cho bạn. Điều đó có nghĩa tâm Bồ-đề là pháp hành tốt nhất của bạn. Cách thức tốt nhất để chăm sóc chính bản thân bạn là gì? Điều tốt nhất cho hạnh phúc chính bạn là gì? Đó là tâm Bồ-đề. Sự
khám phá của đức Phật áp dụng công bằng cho bạn. Có quá nhiều vấn đề
trong cuộc sống—ung thư, HIV, những vấn đề quan hệ, nợ nần, không có đủ
tiền, vấn đề công việc như người khác ghanh tị với bạn, hoặc gây trở
ngại cong việc của bạn hoặc không kiếm được việc làm. Thực sự có quá
nhiều vấn đề nan giải. Tuy nhiên, một câu trả lời có thể xoa dịu mọi
thứ, một giải pháp cho tất cả vấn đề của bạn trong cuộc sống, một điều
có thể thực hiện tất cả các ước mơ của bạn, đó là tâm Bồ-đề, tâm trí,
thiện tâm.
Nếu có một trái tim lương
thiện, thì bạn không gây tổn hại đến người khác; bạn luôn giúp người
khác về những vấn đề của họ, bất cứ điều gì họ mắc phải. Điều này khiến
bạn có một cuộc sống bền lâu và sức khỏe tốt. Trong tiệm giáo (từ từ
từng bước một) có nói đến tám phảm chất đặc thù của một đời sống tái
sanh tốt đẹp. Một trong những phẩm chất đó là cuộc sống dài lâu với cội
nguồn được giải thích là giúp đở hay cứu vớt sự sống của chúng sanh khác
như động vật hoặc con người; ví dụ cho họ thức ăn, thuốc men, quần áo
hoặc giúp họ bằng nhiều cách khác nhau.
Vì vậy, trong đời sống hằng
ngày của mình, bạn hãy nổ lực với một trái tim lương thiện để mang lại
lợi ích cho người khác cáng nhiều càng tốt. Nếu có thể thực hiện điều
này, cho dù đang phục vụ người khác một cách tuyệt vời hay bình thường,
thì bạn cũng liên tục tạo ra nguyên nhân của thành công cho chính
mình—sự giàu có, sống lâu, sức khỏe tốt và mọi thứ. Những hoạt động của
bạn rất tương xứng với các kết quả như thế. Do vậy, một trái tim lương
thiện sẽ hoàn thành tất cả những ước muốn của bạn cho bất cứ hạnh phúc
nào, bao gồm hạnh phúc tuyệt đối và cao thương nhất của sự hoàn toàn
giác ngộ. Các hoạt động được thực hiện với một trái tim lương thiện chưa
bao giờ mang dáng dấp của phi đức hạnh, và chỉ có đức hạnh thuần túy.
Các hoạt động được thực hiện với một trái tim lương thiện chỉ mang lại
lợi ích và chưa bao giờ gây tổn hại cho người khác. Vì thế, khi hoạt
động với một trái tim lương thiện, bạn không bao giờ tạo ra nguyên nhân
của bệnh tật, mà chỉ có sức khỏe. Ước muốn của bạn làm lợi ích cho người
khác là một tâm hồn lành mạnh. Tâm hồn lành mạnh đó khiến cho cơ thể
của bạn trở nên mạnh khỏe.
Vượt qua bệnh tật với tâm Bồ-đề.
Ngày nay, có nhiều bác sĩ,
nhà tâm lý học và khoa học ở phương Tây rất giỏi và thông minh đã suy
nghiệm và chứng minh qua trí tuệ của họ rằng bệnh tật như ung thư xuất
phát từ thái độ tiêu cực của mỗi cá nhân. Ung thư có nguồn gốc từ tâm
trí tiêu cực. Do đó, phương pháp để chửa khỏi bệnh ung thư là phải có
một thái độ tích cực, một tinh thần trong sáng.
Ví dụ, ở Singapore, có một
phật tử người Trung Quốc bị mắc bệnh HIV. Anh ta đã báo tin cho thầy của
mình, một vị Lạt ma rất có đức độ tên là Rato Rinpoche sống ở
Dharamsala[8].
Rinpoche đã gởi những hướng dẫn đến phật tử này về cách thực tập tâm
Bồ-đề đặc biệt mà tôi đã quan tâm trước đó, phương thức thiền cho và nhận,
như là một biện pháp trị liệu, một cách thức cho anh ta thực tập. Do
vậy, anh đã ta thực tập 4 ngày, sau đó đi đến bệnh viện để kiểm tra lại
và các bác sĩ bảo với anh ta rằng “bạn không còn mắc bệnh HIV nữa”. Sau
bốn ngày, họ không tìm thấy dấu vết của HIV. Khi nghe điều này, tôi nghỉ
anh ta phải mấy nhiều giờ mỗi ngày để thực tập phương pháp thiền cho và nhận, vì thế tôi hởi anh ta, “bạn thực tập bao lâu?” “Bốn phút mỗi ngày”, anh ta nói!
Anh ta chỉ thực tập 4 phút
một ngày, nhưng suốt thời gian đó lòng từ bi của anh ta có sức mạnh phi
thường. Không có khoảng trống cho căn bệnh HIV xuất hiện trong tâm anh
ta. Mối quan tâm duy nhất của anh ta là cống hiến thương tưởng đến người
khác, những người mắc bệnh HIV. Suốt trong 4 phút đó mỗi ngày, anh ta
cảm thấy thương tưởng cao độ đến nổi những giọt nước mắt rơi đầm đìa
trên má. Anh ta cảm thấy đó là một cực hình đối với các chúng hữu tình
phải chịu đựng khổ sở khi mắc bệnh HIV. Tại sao các bác sĩ không tìm
thấy dấu vết của căn bệnh HIV sau khi anh ta đã thực tập chỉ 4 ngày? Bởi
vì mặc dù anh ta thực tập thiền chỉ vài phút một ngày, nhưng thiền định
mà anh ta thực tập đã có một sức mạnh rất lớn như quả bom nguyên tử.
Lòng từ bi của anh ta đối với người khác mạnh mẽ đến nổi đã tịnh hóa
được vô số ác nghiệp hiện khởi trong tâm hồn mình. Bạn có nhớ đoạn trích
từ ngài Tịch Thiên mà tôi đã đề cập đến trước đây, làm thế nào tâm Bồ-đề tịnh hóa được vô số nghiệp ác nặng nề?
Đó là những gì xảy ra ở đây. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh HIV là những
dấu tích tiêu cực tồn động liên tục trong tâm do ác nghiệp ở quá khứ gây
nên. Lòng từ bi của phật tử này mạnh mẽ đến nổi đã vô hiệu hóa được
nguồn gốc nghiệp bệnh tật của anh ta.
Tương tự, thiền định có thể
chửa khỏi bệnh ung thư. Cùng một lý di được áp dụng. Theo kinh nghiệm
của cá nhân tôi, năm hoặc sáu người bị bệnh ung thư giai đoạn chuối
nhưng hoàn toàn bình phục nhờ trì tụng thần chú của các đức Phật khác mà
họ liên tưởng đến. Các bác sĩ bảo rằng họ sẽ phải chết chỉ trong vòng
hai ba tháng nữa, nhưng bằng cách tịnh hóa nguyên nhân chủ yếu của căn
bệnh ung thư trong tâm mình, họ hoàn toàn vượt qua bệnh tật. Việc trì
tụng thần chú cũng có thể chửa khỏi những căn bệnh khác, chẳng hạn như
bệnh tim.
Tôi có nghe rằng một người ở
Tây Ban Nha bị mắc bệnh tim rất nặng. Tim anh ta bị hở rất rộng và các
bắc sĩ bảo anh ta chỉ sống thêm được một thời gian rất ngắn. Một nhà sư
tiến sĩ tại trung tâm Long Thọ ở Barcelona đã khuyên anh ta trì tụng
thần chú Tayatha om muni muni maha munaye soha của đức
Phật Thích Ca Mâu Ni, 300000 lần. Vị sư đưa cho anh ta một con số rất
lớn để thực tập! Dù sao, anh ta cũng theo lời khuyên bảo của vị sư ấy,
và tim anh ta dần dần thu hẹp kích cở cho đến khi nó trở lại bình
thường. Tôi cũng được một nhạc sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha cho biết
có một người khác đã chửa trị khỏi căn bệnh HIV nhờ vào thiền định,
nhưng tôi không biết các chi tiết về trường hợp đó. Tuy nhiên, những gì
tôi cố gắng nhấn mạnh ở đây chính là tạo ra một trái tim lương thiện,
cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe của bạn. Ngày này, có rất nhiều căn
bệnh lạ xuất hiện, nhiều mối đe dọa mới gây nguy hiểm cho cuộc sống.
Cách tốt nhất để tránh xa những căn bệnh ấy là không tạo ra nguyen nhân
của chúng. Như vậy, một trái tim lương thiện là sự bảo vệ tốt nhất thoát
khỏi bệnh tật. Và bạn nên gác lại bất cứ căn bệnh nào, đồng thời phát
triển một trái tim lương thiện cũng là cách tốt nhất để vượt qua nó.
Ăn với tâm Bồ-đề.
Trước khi ăn bửa sáng, bửa trưa hay bửa tối, bạn nên nhớ cảm nhận rằng “tôi
có trách nhiệm về hạnh phúc của tất cả chúng sanh; đây là mục đích cuộc
sống của tôi. Để hoàn thành mục đích này, tôi cần phải có sức khỏe và
sống lâu .Do đó, chắc chắn tôi sẽ ăn thực phẩm này”. Bằng cách ấy,
mỗi khi bạn ăn uống, nó trở nên phụng sự cho tất cả chúng sanh. Khi bạn
ăn uống với tâm Bồ-đề, nó trở nên cội nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng
sanh. Lúc đầu, khi sanh khởi tâm Bồ-đề, bạn tích tập được cả một khung
trời của hạnh phúc, đức hạnh, thiện nghiệp và sau đó, trong mỗi miếng ăn
miếng uống mà bạn dùng cũng trở thành nguyên nhân giác ngộ của bạn và
cội nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.
Nếu ăn với ý nghỉ làm lợi
ích cho tất cả chúng sanh, thì thức ăn trở nên nhiều hơn trong đĩa của
mình, lớn hơn số thức ăn bạn dự định ăn, và bạn tích tập được nhiều
thiện nghiệp hơn. Với mỗi miếng ăn, bạn tích tập cả một khung trời của
phước đức. Nếu ăn trong nhiều giờ hơn, cuộc sống của bạn trở nên phong
phú và có ý nghĩa hơn.
Tất cả những gì bạn làm đều là phật pháp.
Tương tự, như tôi đã đề cập ở
trên, nếu làm việc với tâm Bồ-đề, bạn sẽ có nhiều giờ để làm việc hơn,
đồng thời tạo ra nhiều nguyên nhân của giải thoát và hạnh phúc hơn. Nhân
đó, công việc của bạn trở thành phương tiện để đạt được hạnh trong đời
sống tương lai và giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Bạn tìm thấy an vui
hạnh phúc ngay trong hiện tại, quan trọng hơn, bạn có thể xây dựng một
tương lai tốt đẹp nhất cho chinh mình và người khác. Bằng cách này, mọi
điều bạn thực hiện đều là Phật pháp, cuộc sống hằng ngày của bạn và Phật
pháp là một. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, cuộc sống của bạn
được tương hợp với thiền định tốt nhất và Phật pháp.
Ngay cả khi nếu học thuộc
tất cả 84000 pháp môn của đức Phật, tất cả kinh điển và mật giáo, hàng
trăm tác phẩm Phật pháp và có thể giải thích hoặc giảng dạy tất cả,
nhưng trong cuộc sống hằng ngày nếu không bảo vệ được tâm mình thoát
khỏi ảo tưởng, rối loạn, mê mờ, thì bạn cũng không phải là người thực
tập Phật pháp. Vì sao? Bởi vì Phật pháp là phương thức điều trị loạn
tưởng, giống như thuốc men dùng để trị bệnh. Nếu những hoạt động của
mình trở thành Phật pháp, thì chúng phải là thuốc giải độc cho căn bệnh
loạn tưởng của bạn. Do đó, nếu không bảo vệ tâm mình thoát khỏi những
loạn tưởng; nếu cứ tiếp tục để nó bị loạn tưởng điều khiển, bị loạn
tưởng áp đặt; nếu trở thành nô lệ của những loạn tưởng, kẻ thù đích thực
của chính mình—vô minh, sân hận, chấp trước v.v—; nếu không thực tập để
điều chỉnh loạn tưởng, bảo vệ tâm mình thoát khỏi những loạn tưởng,
giải thoát tâm mình khỏi những loạn tưởng, thì không có điều gì bạn làm
là Phật pháp cả, và bạn chưa bao giờ tạo ra nguyên nhân của hạnh phúc.
Mặt khác, bất cứ khi nào
trong cuộc sống hằng ngày của mình có mối nguy hiểm của loạn tưởng khởi
lên và bạn bảo vệ mình thoát khỏi nó, thì tại thời điểm đó bạn đang thực
tập Phật pháp. Bất cứ khi nào bạn giải thoát tâm mình khỏi loạn tưởng,
ngăn chặn không cho dù một chút loạn tưởng sanh khởi và điều khiển hoặc
bám lấy mình, thì thời điểm đó bạn đang thực sự thực tập Phật pháp. Vì
vậy, nếu có thể ứng dụng bất cứ phương thức giáo dục nào mà mình đã hấp
thụ—Phật pháp hay bất cứ cách khác—để bảo vệ chính mình, giữ tâm mình
thoát khỏi loạn tưởng, cũng như đem lại lợi ích cho người khác, mang lại
an vui hạnh phúc chân thật cho người khác, thì tất cả điều đó không chỉ
bạn đang tu học Phật pháp mà còn trở nên vô cùng có ý nghĩa. Tất cả
những năm tháng bạn nổ lực giáo dục chính mình sẽ có sự đền đáp đích
đáng.
Bốn cách mang lại lợi ích cho người khác.
Như tôi đã đề cập trước đây,
việc đem lại lợi ích cho người khác, khiến thân khẩu, ý của mình làm
lợi ích cho người khác là mục đích của cuộc sống. Tuy nhiên, có những
cấp độ khác nhau về lợi ích mà bạn ban tặng. Thứ nhất là mang lại hạnh
phúc cho người khác trong cuộc sống này. Quan trọng hơn đó là khiến họ
có được hạnh phúc trong nhiều kiếp sống ở tương lai. Điều quan trọng hơn
nữa là hướng dẫn tất cả chúng sanh khác hoàn thành tự do giải thoát
vĩnh viễn khỏi vòng xoáy của khổ đau nội tại, vòng xoáy của luân hồi
sanh tử và ba loại khổ não. Ba loại khổ não này chính là khổ đau vì nhức
nhối, khổ đau vì vô thường, khổ đau vì khoái lạc tạm thời trong luân
hồi; và khổ đau đó là căn bản của hai thứ khổ khác: khổ khổ, năm uẩn khổ
nằm dưới sự kiểm soát của nghiệp và vô minh, đồng thời hạt giống nhiễm ô
của các tư tưởng loạn động hộp chứa đựng khổ đau trong đời này và làm
nền tảng khổ đau cho các kiếp sống ở tương lai. Lợi ích mang lại giải
thoát hoàn toàn cho người khác là quan trọng hơn điều lợi ích thứ nhất.
Tuy nhiên, lợi ích quan trọng và cao cả nhất mà bạn có thể hiến tặng cho
tất cả chúng sanh là khiến họ đạt được giác ngộ hoàn toàn, đạt đến tất
cả đặc tính của niết bàn vĩnh cữu và nhận thức chánh chơn.
Để thực hiện công việc này
hoàn toàn vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, với không vướng phải sai
lầm, trước hết bạn cần đạt được giác ngộ hoàn toàn. Sự giác ngộ không
xuất hiện nếu không có căn nguyên. Bạn cần phải thực hiện ba cấp độ của
con đường giác ngộ—tiệm giáo của chúng sanh có năng lực tốt nhất, tùy
thuộc vào việc thực hành tiệm giáo này đi cùng với chúng sanh có khả
năng trung bình, tùy thuộc vào việc thực hành sơ khởi tiệm giáo đi cùng
với chúng sanh có năng lực thấp kém nhất. Sự thành công trong tất cả
điều này—từ khởi đầu của tiệm giáo đến giác ngộ—hoàn toàn tùy thuộc vào
nguồn cội của con đường, sự thành kính bậc thánh trí.
Sự tôn kính bậc thầy.
Sự tôn kính bậc thầy có
nghĩa xem vị thầy của mình như đức Phật. Theo lời dạy của đức Phật Kim
Cang Trì hay đức Thích Ca Mâu Ni, luận lý và kinh nghiệm bản thân với
vị thầy, những đức tính đặc biệt mà bạn nhận thấy nơi vị thầy, bạn luyện
tâm để xem thầy mình là Phật, không có lỗi lầm và hoàn toàn đầy đủ đức
hạnh. Bạn phải tôn kính tất cả các vị thầy đã có mối liên hệ đạo pháp
với mình như tôn kính Phật. Mối liên hệ đạo pháp được hình thành khi bạn
xem thầy mình là bậc minh sư và tự xem mình là đệ tử—mặc dầu vị thầy
chỉ dạy cho bạn chỉ một câu chú hay một câu kinh. Tôn kính bậc thầy
đúng phép, tôn kính các thiện hữu tri thức đúng cách, tức là bạn đang
bước trên con đường giải thoát, từ việc có được thân người cho đến khi
rốt ráo thành Phật.
Đức Dalai Lama đã đề cập đến
qua những phân tích về các phẩm chất của vị thầy. Các phẩm chất cần
để chỉ dạy Phật giáo nguyên thủy là hoàn hoàn thiện ba môn học—giới,
định và tuệ. Để dạy pháp Đại thừa, vị thầy cần phải có mười đức tính
được nêu rõ trong Kinh Di Lặc. Ở đây, tôi không dịch những từ này mà chỉ
đề cập đến ý nghĩa của chúng.
(1) Vị thầy Đại thừa nên hoàn tất giới học.
(2) Vị thầy Đại thừa nên hoàn tất định học.
(3) Vị thầy Đại thừa nên hoàn tất tuệ học.
(4) Hơn nữa, khi chúng ta
nói về việc thực tập Phật pháp, vị thầy có nhiều đức tính tốt hơn bạn và
có kiến thức cao cả về Phật pháp.
(5) Vị thầy phải biết kiên nhẫn.
(6) Tâm thanh khiết của vị
thầy luôn được thấm nhuần bởi hiểu biết kinh điển, khi nhận lãnh trách
nhiệm truyền thừa Phật pháp.
(7) Vị thầy của bạn đã nhận
thức rõ tánh không. Bây giờ tôi đề cập đến vị thầy đã hoàn thiện ba môn
học (giới, định, tuệ), một trong ba môn học ấy là trí tuệ, vì thế, tại
sao nhận thức tánh không được lại được đề cập đến ở đây? Sự khác biệt
là ở đó, nhận thức tánh không ám chỉ cho quan điểm của Cụ Duyên Trung
Quán[9]--nhận thức
tánh không theo hai trường phái Trung Quán và Cụ Duyên Trung Quán. Quan
điểm đặc thù về tánh không là duy nhất có thể diệt trừ tận gốc của luân
hồi sanh tử, dứt sạch vô minh tạo ra tất cả loạn tưởng khác và nghiệp
báo đưa đến khổ đau mà chúng sanh phải ghánh chịu. Chỉ có duy nhất một
gốc rể của luân hồi—vô minh bị loại bỏ bằng quan điểm Cụ Duyên tánh
không, chứ không dựa vào bất cứ quan điểm nào của trường phái khác. Đây
là phẩm chất thứ bảy mà vị thầy của bạn sở hữu.
(8) Kỷ năng giảng Pháp.
(9) Phải có lòng thương tưởng đệ tử.
(10) Không trể nãi khi hướng dẫn và chỉ dạy đệ tử. Điều này có nghĩa một bậc thầy không nên có thái độ: “cái đó quá khó” hoặc “bạn đừng làm phiền tôi nữa”.
Thậm chí nếu vị thầy không có đủ tất cả
mười phẩm chất trên, thì cũng nên sở hữu được phẩm chất nào càng nhiều
trong số đó càng tốt.
Các phẩm chất của bậc thầy cũng được đề cập đến trong tác phẩm “năm mươi thi kệ tôn trọng bậc thầy” và “lễ hội vinh danh thầy”,
trong đó ca ngợi tính cách của vị thầy—thân, khẩu, ý thanh tịnh; từ bi
và trí tuệ cao cả; tâm chân thật và ngay thẳng; không dối trá che đậy
những sai lầm của mình; mười đặc tính bên trong cần phải có để chỉ dạy
thiền định; và mười đặc tính bên ngoài cần phải có để chỉ dạy nghệ thuật
của thiền với cấp độ thấp hơn.
Vị thầy của bạn phải chú trọng giới luật.
Tuy nhiên, dù bạn có nhận
thấy tất cả các phẩm chất đó hay không, thì điều căn bản là phải có một
vị thầy luôn chú trọng về giới luật. Một phẩm chất cơ bản quan trọng để
chú ý đến là tầm quan trọng của vị thầy này dự trên giới
luật—pratimoksha, vị Bồ-tát đối với những người phát nguyện thực tập
thiền và nghệ thuật thiền. Một vị thầy nếu chú trọng đến giới luật, thậm
chí không thể hướng dẫn đệ tử đầu thai vào cõi thiện trong những đời
sau, thì chỉ có riêng mình giải thoát khỏi luân hồi và chứng đạt giác
ngộ.
Nên biết, giới luật là điều
rất cần thiết và trọng yếu. nếu không thực tập giới, thì không chứng đạt
giác ngộ và giải thoát khỏi luân hồi, cũng như không tái sanh vào cảnh
giới an lành trong những đời sau. Tôi không cho rằng điều đó ở trong
các thi kệ 7-9, cũng nên xem lời giải thích của ngài Tông Khách Ba
trong tác phẩm “hoàn thành tất cả hy vọng” trang 40-48, và lý giải của ngài Ngawang Dharyey trên trang web www.LamaYeshe.com. Cả hai chú giải này có thể tìm thấy trong bản gốc.
Để tái sanh vào cảnh giới an lành, bạn phải phát nguyện nắm bắt kỉ giáo học cả ba thừa[10]; để tái sanh vào cảnh giới an vui, ít nhất bạn phải thệ nguyện hành trì giới luật.
Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào; bất cứ lúc nào bạn cũng có thể chết. Do
đó, nếu phải chết trong ngày hôm nay, thì ít nhất bạn phải nhất định
đầu thai vào một cảnh giới an lành; phải chắc chắn ràng bạn không rơi
vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, những cảnh giới mà bạn hoàn toàn bị khổ
đau chi phối. Ngay khi bị bệnh hoặc thời tiết nóng bức, con người chúng
ta cũng không thể thực tập thiền định. Nếu đem cuộc sống của mình so
sánh với những chúng sanh ở trong các cảnh giới thấp hơn, chúng ta sẽ
nhận thấy mình rất có tự do và vô cùng an lạc. Tuy nhiên, khi gặp phải
nhiều vấn đề, chúng ta không thể thực tập giáo pháp. Các chúng sanh ở
trong những cảnh giới thấp hơn hoàn toàn bị khổ đau chi phối và không có
cơ hội để thực tập giáo pháp. Bởi vậy, phải chắc chắn rằng khi mình
chết—năm này, tháng này, tuần này hay ngay bây giờ—bạn sẽ không tái sanh
vào những cảnh giới thấp hơn. Bạn phải bảo đảm mình tái sanh vào cảnh
giới tốt lành. Đối với điều này, bạn phải chuẩn bị ngay bây giờ.
Sự chuẩn bị tốt nhất, nguyên
nhân chính để đầu thai và cảnh giới an lành, là thực tập giới luật.
Điều đó không có nghĩa bắt buộc bạn phải trở thành Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo
ni. Có những giới luật cho người tại gia. Bạn có thể vâng giữ tám giới[11], năm giới[12]
hoặc thậm chí ít hơn năm giới. Trong năm giới, bạn có thể vâng giữ một,
hai, ba hoặc bốn giới, nghĩa là bất cứ giới nào bạn cảm thấy mình giữ
được. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn giử bất cứ gới nào và sống chết với
chúng, thì ngay lập tức bạn được lợi ích và chắc chắn sẽ tái sinh vào
cảnh giới an lành trong đời sau. Kế tiếp, trong đời sống đó, bạn có thể
thực tập giáo pháp, và bằng cách ấy, từ đời này sang đời khác, bạn có
nhiều hạnh phúc, dạo chơi trên tất cả các con đường dẫn đến giác ngộ.
Vì thế, chú trọng đến giới
luật để thúc đẩy đạo đức cho các môn đệ là phẩm chất rất quan trọng tìm
thấy trong một vị thầy. Nó đem đến cho bạn sự tự do tuyệt đỉnh. Nếu thực
tập giới và hoàn toàn sống với chúng, thì bạn đang có tự do—giải thoát
khỏi luân hồi đau khổ và đạt được giác ngộ.
Duy trì giới luật thanh tịnh
cũng là điều vô cùng quan trọng đối với vị thầy của bạn, một mối quan
hệ tốt với các bậc thầy của mình, bởi vì bậc thầy mô phạm có thể đem lại
lợi ích cho đệ tử và khiến họ có những nhận thức tùy thuộc vào giới
luật của mình với các vị thầy. Nếu dấn thân phù hợp với một người bạn
đức hạnh là điều rất tốt, thậm chí nếu vị thầy ấy chỉ hướng dẫn bạn một
đôi lời, bởi vì sự thanh tịnh và sức mạnh về giới luật của ngài, thì
những lời hướng dẫn đó có ảnh hưởng rất lớn với tâm của bạn. Chúng có
thể tạo nên những cảm giác mạnh mẽ của từ bi, đức hy sinh, vô thường và
cái chết, hoặc thúc đẩy một nhận thức về tánh không. Nếu vị thầy của
mình không có giới luật thanh tịnh, thì luôn luôn xuất hiện mối nguy
hiểm mà bạn sẽ nhận lấy sự hoen ố tâm hồn hoặc tạo ra các sai lầm tương
tự với vị thầy của bạn như ông ta đã làm.
Chín thái độ tôn kính thầy[13].
Bây giờ, tôi không nêu ra chín thái độ tôn kính bậc thầy mà ngài Tông Khách Ba đã giảng giải trong tác phẩm “bồ đề đạo thứ đệ quảng luận”, mà tôi đã phổ biến trong suốt khóa tu “kim cang thừa” tại trung tâm “cõi nước Phật Dược Sư”[14]
vào năm 1999. Ở đây, tôi không giải thích nhiều mà chỉ đọc qua nó. Có
những người đã từng nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu nó, nhưng cũng có
người sẽ không nắm bắt được một số ý tưởng trong đó. Đọc lời dạy này
thực sự rất có lợi, đặc biệt tâm bạn nếm trãi những khó khăn với vị thầy
của mình. Điều đó giống như quả bom nguyên tử, nó làm cho tất cả
những ý tưởng khó khăn ấy hoàn toàn biến mất. Các văn bản, thực tập sự
tôn kính thầy có chín thái độ được ngài Shabka Tsogdrug Rangdrol, một vị
Lama thuộc dòng Nyingma, người tiếp nhận các lời dạy về tiệm giáo của
những Lama thuộc dòng Gelug, theo cách thức mà ngài Tông Khách Ba
(Tsongkhapa) đã thực hiện, viết ra. Cách trình bày của ngài Shabka có
ảnh hưởng rất lớn đến nổi tôi đã dịch ra. Tôi đòi hỏi có một vị thầy đức
hạnh cao cả, người phi thường hơn tất cả các đức Phật:
Xin chúc phúc cho con để con hiến trọn đời mình cho một vị thầy rất mô phạm,
Với sự tôn kính vô bờ trong tất cả kiếp sống tương lai của con.
Bằng cách nhận ra rằng thực sự hiến dâng đời con cho bậc thầy cao cả,
Người là nền tảng của tất cả những phẩm chất tốt lành,
Là cội nguồn của hạnh phúc và lương thiện,
Con sẽ hiến trọn bản thân mình cho Người với sự tôn kính tuyệt đối,
Không bao giờ từ bỏ Người dù bất cứ giá nào trong đời con,
Chắc chắn con cho phép bản thân phủ phục dưới sự điều khiển của Người.
Vâng, tôi vốn không muốn nói, nhưng xin lỗi, phải nói hai chữ điều khiển,
do vậy, tôi nghỉ mình nên nói ra một điều gì đó, bởi vì không ai thích
bị điều khiển! Đặc biệt ở phương Tây, không ai muốn bị người khác điều
khiển. Không, thậm chí ngay cả muỗi mòng! Dù sao đi nữa, tôi đang nói
đùa! Nhưng nếu không hiểu ý nghĩa của thi kệ này là gì, thì bạn đặt nó
vào trường hợp sai lầm khi nghe rằng bạn hiến thân cho sự điều khiển của
vị thầy. Tuy nhiên, với một ví dụ đơn giản sẽ giúp bạn nhận ra điều đó.
Nếu dấn thân mình chịu sự
điều khiển của một người bạn tốt và tuân theo lời khuyên của người đó,
thì bạn cũng có thể trở thành con người tốt, nhưng nếu bị một người bạn
xấu điều khiển, thì tất nhiên bạn trở thành con người xấu. Nếu thực hiện
những gì mà người bạn tốt nói, thì bạn không hề tạo ra nhiều vấn đề cho
chính mình và người khác; bạn chỉ dem lại hạnh phúc cho người khác. Ở
tác phẩm “giải thoát trong lòng bàn tay”, ngài Pabongka Dechen
Nyingpo nói về câu chuyện một người nghiện rượu và một người không
nghiện rượu. Người nghiện rượu đi đến tu viện Reting và trở thành người
hoàn toàn không nghiện rượu nữa. Còn người không nghiện rượu đi đến
Lhasa[15], do bị
ảnh hưởng những người khác, nên anh ta bắt đầu uống rượu và trở thành
kẻ nát rượu. Mỗi con người đều trở nên hoàn toàn đối lập với những gì
anh ta làm trước đó là nhờ vào ảnh hưởng của bạn bè mà anh ta thiết lập
mối quan hệ. Nếu lắng nghe lời khuyên của đức Phật—người chỉ có lòng
thương tưởng đến tất cả chúng sanh và không có tâm vị kỉ; người có năng
lực, trí tuệ và từ bi hoàn hảo; tâm trí thanh khiết của người thông suốt
vô song—thì tất cả những gì bạn thể hiện đều đem lại lợi ích. Dấn thân
mình dưới sự kiểm soát của đức Phật, sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc và
chứng đạt giác ngộ. Bạn có hạnh phúc trong hiện tại và mọi kiếp sống
tương lai. Tương tự, nếu đặt mình dưới sự kiểm soát của một người bạn
đức hạnh, bạn chắc nhắn sẽ có lợi ích như dấn thân mình dưới sự kiểm
soát của đức Phật. Chỉ có lợi ích chứ không bao giờ có một mảy may nào
tổn hại.
Bây giờ, việc thuật lại lời
dạy này cho những người đã tiếp cận giáo pháp cách đây một thời gian
dài, nếu đã đặt mình dưới sự kiểm soát của các vị thầy trong thời gian
trước đó, chúng ta sẽ phải nắm bắt nhiều hiểu biết ngay lập tức. Chúng
ta hiểu rỏ sự tôn kính vị thầy, đức hy sinh, tâm Bồ-đề và tánh không,
tiếp nhận nhiều hiểu biết về nghệ thuật thiền, hoàn toàn giải thoát
khỏi luân hồi và đạt được giác ngộ. Ít nhất, chúng ta tiếp nhận một số
nhận thức về tiệm giáo. Điều này sẽ không xuất hiện nếu chúng ta không
mở tâm mình đến với bậc thầy, không chịu đặt mình dưới sự kiểm soát của
người bạn đức hạnh. Bởi vì sai lầm ấy, nên tâm chúng ta hoàn toàn không
có bất cứ nhận thức nào.
Hai thái độ tôn kính vị thầy đầu tiên là:
(1)Hãy là đứa con ngoan,
Vâng theo lời dạy của vị thầy.
(2) Dù ma vương hay bạn bè xấu,
Chia rẽ con với thầy,
Hãy đừng bao giờ xa lìa thầy.
Ngài Drubkang Tsangpa Gyari, một vị Lama thuộc dòng Kagyu của trường phái Du-già (yogi), nói: “nếu
gặp rắc rối trong mối quan hệ của bạn với vị thầy, thậm chí nếu tất cả
chúng sanh trở thành bằng hữu của của bạn, thì điều cần thể hiện là?”.
Nói cách khác, nếu có vấn đề gây tổn hại đến mối quan hệ của bạn với vị
thầy—sự tiện lợi của mối quan hệ hoặc giới hạnh của bạn—thậm chí nếu
tất cả chúng sanh trở thành bằng hữu của bạn, thì điều cần thể hiện là
gì? Những gì họ có thể làm. Bạn làm gì? Từ khi có điều sai lầm trong mối
quan hệ của bạn với vị thầy, cho đến lúc bạn chỉnh đốn mối quan hệ đó
và thể hiện khôi phục nó, thậm chí nếu mọi người đều trở nên bằng hữu
của bạn, thì bạn cũng không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi và chứng đạt
giác ngộ, hoặc ngay cả nhận thức về con đường giác ngộ.
Tôi không nhớ rõ từng lời
dạy của câu kệ kế tiếp của vị Lama này, nhưng ý nghĩa của nó muốn nói
rằng nếu duy trì mối quan hệ tốt với thầy mình, nếu không có gì sai trái
xảy ra, thì dù tất cả chúng sanh xa lánh bạn hoặc trở thành kẻ thù của
bạn, cũng không có vấn đề gì. Thông thường, con người luôn nghỉ rằng mọi
cá thể trở thành bạn hoặc kẻ thù của mình là một vấn đề lớn, nhưng
trong sự thực tập giáo pháp, khi bạn thiết lập mối quan hệ với vị thầy
và không phạm phải bất cứ sai lầm nào trong mối quan hệ ấy, thì đó là
mấu chốt của tất cả những vấn đề. Thậm chí nếu mọi người trở thành kẻ
thù của mình, thì cũng không quan trọng, bởi vì từ nền tảng của mối quan
hệ tốt đẹp đó khiến bạn có thể nắm bắt tất cả hiểu biết và đạt được mọi
thành công cho đến giác ngộ, đồng thời sau đó, bạn mang lại lợi ích cho
tất cả chúng sanh bằng cách giác ngộ họ. Đây là ý nghĩa của lời dạy
cao thượng thuộc trường phái Du-già.
(3)Khi thầy giao công việc, cho dù nặng nhọc đến mấy,
Hãy kiên nhẫn như đất và chịu đựng làm cho xong việc.
(4) Khi hầu thầy,
Cho dù có bị đau khổ,
Hãy bất động như núi, đừng chuyển lòng.
Ở đây, đau khổ có nghĩa là
khó khăn hoặc các vấn đề, và khi điều này xảy ra, tâm của bạn phải trở
nên kiên định và không lay động hay nản lòng.
(5)Cho dù phải nhận lãnh tất cả các công việc nặng nhọc,
Hãy như vị trung thần,
Hoàn tất các công việc với tâm không dao động.
(6)Hãy từ bỏ thói kiêu mạn,
Hãy tự đặt mình thấp hơn vị thầy,
Hãy xem mình như người quét rác.
Tôi không chắc chắn rằng
bằng cách nào đó để truyền bá lời dạy này đến phương Tây, nhưng ở phương
Đông, người quét rác là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Ở phương Tây,
họ luôn có quan điểm mọi người đều bình đẳng, nhưng ở phương Đông, người
quét rác được xem là kẻ thấp hèn trong xã hội.
(7) Cho dù trách nhiệm có khó khăn nặng nhọc đến mấy,
Hãy như sợi dây, vui vẽ nắm giữ công việc của thầy.
(8) Cho dầu vị thầy có phê phán, chỉ trích
Hay không đoái hoài đến bạn,
Hãy như con chó trung thành,
Đừng bao giờ đáp lại bằng sự nóng giận.
Chẳng có vấn đề gì khi người
chủ đánh con chó, nó luôn luôn bày tỏ thái độ tôn trọng và không bao
giờ giận dữ. Khi thấy người chủ đến, nó vẩy đuôi chạy đến liếm vào người
chủ để bày tỏ thái độ rất vui mừng.
(9) Hãy như con thuyền,
Đừng bao giờ buồn khi đến hay đi cho thầy.
Kính bạch vị thầy cao quý!,
Xin chúc phúc cho con thực tập như vậy,
Từ bây giờ cho đến mọi kiếp sau,
Con luôn hầu thầy theo cách này.
Bằng cách tụng đọc to những
thi kệ ấy, suy ngẫm nghĩa lý của chúng, thì bạn sẽ có một sự may mắn tốt
đẹp để hiến trọn đời mình hầu vị thầy đức hạnh một cách đúng đắn từ đời
này sang đời khác trong tất cả kiếp sống ở tương lai.
Nếu phục vụ, tôn kính và hầu
vị thầy đức hạnh với chín thái độ trên, thậm chí nếu không cố ý thực
tập, thì bạn cũng sẽ phát triển nhiều phẩm chất tốt, tích tập được phước
đức rộng lớn và nhanh chóng đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
Bài thi kệ cuối cùng giải
thích rõ ngay cả khi nếu bạn không nghiên cứu hoặc luyện tập đặc biệt,
như pháp căn bản, buông thư v.v—nói cách khác, không chú tâm thực
tập—nhưng nếu dâng hiến thân mình để phục vụ người bạn đức hạnh một cách
đúng nghĩa qua suy nghỉ và hành động, thì bạn cũng sẽ tự nhiên phát
triển nhiều phẩm chất cao đẹp, thường xuyên tích tập phước đức rộng lớn
và nhanh chóng chứng đắc giác ngộ hoàn toàn.
Do vậy, mỗi khi làm điều gì
đó mà vị thầy sai bảo, bạn đang từng bước đi gần hơn tới bến bờ giác
ngộ. Bất cứ lúc nào bạn thực hiện theo lời khuyên dạy của thầy mình, nó
trở nên vô cùng trong sáng. Ác nghiệp của nhiều đời cũng được tịnh hóa,
bạn tích tập vô lượng phước đức và tiến gần đến giác ngộ hơn.
Ví dụ, ngay cả việc dọn dẹp
phòng cho thầy. Mỗi khi lau phòng, bạn tiến gần đến giác ngộ hơn. Vì
sao? Bởi vì trong tất cả các lực sĩ, vị thầy của bạn có sức mạnh nhất;
mạnh hơn cả vô lượng chư Phật, chư Bồ-tát. Năng lực này xuất hiện ngay
trong lúc người đó trở thành vị thầy của bạn. Trong giây phút bạn thiết
lập mối quan hệ đạo pháp công nhận người khác là thầy còn bạn là đệ
tử—cho dù người ấy có giác ngộ hay không, là Bồ-tát hay không phải
Bồ-tát—thì người ấy cũng trở thành bậc có quyền nhất trong đời của bạn;
có năng lực hơn tất cả chư Phật và Bồ-tát. Vì thế, bất cứ làm điều gì,
thậm chí lau phòng cho thầy mình, thì nhiều nghiệp ác đã được tịnh hóa
và đưa bạn đến gần giác ngộ hơn. Nên nhớ rằng, mỗi khi hầu thầy với bất
cứ điều gì, thì bạn đang tịnh hóa tâm trí và tiến gần đến giác ngộ hơn.
Đến cuối đời mình, Lama Atisha[16]
đã biểu hiện bệnh tật, không kiểm soát bản thân nên tiểu tiện ngay trên
dường bởi vì không thể dậy nổi để đi vệ sinh. Thị giả của ngài,
Dromtonpa, không ngại dơ dáy đã tắm rửa và chăm sóc ngài rất chu đáo.
Kết quả, Dromtonpa đã tịnh hóa được nhiều hiện tượng nghiệp xấu ác đến
nổi phát khởi trí tuệ sáng suốt để thấy rõ tâm của ngay những côn trùng
nhỏ bé như sâu, kiến, và trông xa đến mức con đại bàng bay suốt 18 ngày
cũng thấy.
Bằng cách hầu thầy của bạn,
mọi hiểu biết nhất định xuất hiện. Năng lực của tất cả các hiểu biết nằm
ngay trong tâm bạn. Bạn chỉ cần tịnh hóa để hiển bày chúng. Nếu càng
tịnh hóa, thì bạn sẽ càng nhận được nhiều hiểu biết.
Pabongka Dechen Nyingpo[17], cha đẻ của tác phẩm “giải thoát trong lòng bàn tay”,
có một người đệ tử mù chữ. Tôi nghỉ tên của người này là Jamyang.
Jamyang thậm chí không biết đến bảng chữ cái. Trước khi Pabongka Dechen
Nyingpo qua đời, ngài bảo vị đệ tử rằng ông nên tự mình đọc toàn bộ
Guru Puja[18] chứ
không cần học hành gì thêm nữa. Và điều đó, chính xác những gì đã xảy
ra. Sau khi bị bắt đi đày từ Tây Tạng, Jamyang đã chôn thân trong trại
tị nạn ở Buxa[19],
nơi mà tôi đã sống suốt tám năm để tiếp nhận những lời dạy đầy minh
triết của ba vị thầy—Lama Rabten Rinpoche, Lama Yeshe và Lama Gen Yeshe.
Trong thời gian người Anh cai trị Ấn Độ, Buxa trở thành trại tập trung, nơi mà Thánh Gandhi[20] và thủ tướng Nehru[21] đã bị giam cầm. Nơi giam cầm Nehru đã trở thành đại sảnh cầu nguyện thuộc tu viện Sera và nữ tu viện của Gandhi.
Tại Buxa, các Lama hiện thân
sống trên một ngọn núi cao thuộc phần dư của trại. Viện chủ và vị thầy
chủ chốt của Tu viện Kopan[22],
Lama Lhundrub, người quản lý giáo dục và giới pháp của ba trăm tu sĩ
tại Kopan, thường sống trong cùng một tòa nhà như hiện thân của Pabongka
Dechen Nyingpo, nơi mà Jamyang đã sinh sống. Khi Jamyang mới đến Buxa,
ông ta không thể đọc được một chữ, nhưng ngày qua ngày, dần dần ông ta
đã đọc hết toàn bộ Guru Puja. Ông tự nói với Lama Lhundrub rằng Pabongka
Dechen Nyingpo đã từng khẳng định trước điều này sẽ xảy ra.
Nếu bạn tịnh hóa tâm mình,
thì mọi hiểu biết sẽ đến. Những gì bạn cần là sự tịnh hóa, và sự tịnh
hóa mạnh mẽ nhất chính là phải tận tâm với người bạn đức hạnh của mình;
vâng lời khuyên bảo của vị thầy. Cách tốt nhất để phục vụ người bạn đức
hạnh là thực tập những lời dạy của người ấy, kế đến là hầu hạ và tôn
trọng—lau chùi phòng ốc, nấu nướng cho thầy v.v—và kế đó là cung phụng
các vật dụng, nếu bạn có.
Chuyện kể rằng người đầu bếp
của Lama Atisha suốt đời chỉ nấu nướng hầu thầy mình đến nổi không có
thời gian để thực tập thiền định, nhưng đã có nhiều hiểu biết hơn là
Gombawa, một đệ tử khác của Atisha thuộc dòng truyền thừa Kadampa, người
dành trọn đời để tu tập thiền định trong hang động,
Kết luận.
Tôi rất cám ơn các bạn vì đã
cho tôi cơ hội để chia sẽ một số điều mà tôi biết. Tôi hy vọng các bạn
tiếp nhận một vài lợi ích nhỏ nhoi qua sự trình bày lẩm cẩm của tôi.
Cơ hội để chúng ta học hỏi
giáo pháp trong đời này là rất lớn; không biết trong những đời sau,
chúng ta có cơ hội tốt như vậy nữa hay không. Những người tiếp nhận hiểu
biết từ những gì mà trong kinh điển đã trình bày là những người có tôn
trọng trọng vị thầy mình thực sự; họ là những người có thể chứng đạt
giác ngộ ngay trong đời này. Những người đã từng thể hiện tôn kính vị
thầy và hết lòng vì người bạn đức hạnh thì có thể được giác ngộ ngay
trong kiếp sống ngắn ngủi này. Tương tự, nó liên hệ chặt chẽ đến tất cả
hiểu biết về con đường giác ngộ. Nếu không tôn kính vị thầy, thì dù bạn
học bao nhiêu giáo pháp, cũng trở nên khô cứng.
Hồi hướng.
Nguyện đem công đức tích tập
được trong tối nay qua việc lắng nghe, giải thích giáo pháp; đem tất cả
phước đức trong quá khứ, hiện tại và tương lai do con và người khác
tích tập hồi hướng về đức Phật của từ bi, ngài Dalai Lama, tất cả những
bậc thánh khác có đời sống bình yên, cho tất cả những thệ nguyện cao cả
của họ được thành tựu ngay lập tức và cho tăng già—tăng già nói chung và
tăng già ở phương Tây nói riêng—có thể hoàn thành hiểu biết và nhận
thức tâm linh của họ về toàn bộ con đường giác ngộ ngay trong đời này
bằng cách tiếp nhận tất cả phương tiện cần thiết để thực hiện như vậy.
Xin hồi hướng cho pho tượng Phật Di Lặc cao 152,4m ở Kushinagar[23]
được hoàn thành viên mãn, không gặp bất cứ chướng ngại nào và đem lại
lợi ích cho tất cả chúng sanh bằng cách khiến họ phát khởi tâm Bồ-đề,
đồng thời chứng đạt giác ngộ càng nhanh càng tốt.
Theo Kim Cang Thừa[24],
thông thường, các pho tượng được khắc đầy những câu thần chú. Nhưng pho
tượng này cao 152,4m—nó rộng lớn đến dường như được khắc mật chú lấp
kín cả bầu trời. Do vậy, chúng ta có ý tưởng thiết lập nhiều ngôi chùa
ngay trong pho tượng. Sẽ có một ngôi chùa Taras cao 21m, một ngôi chùa
Di Lặc và một ngôi chùa Mười Sáu Vị La Hán v.v Sẽ có nhiều ngôi chùa
khác nhau dành riêng cho nhiều lãnh vực trong đó. Chính giữa tim pho
tượng sẽ là một ngôi chùa chuyên thờ di tích của đức Phật và nhiều di
tích khác để mọi người đến chiêm bái, đi nhiễu và cúng dường. Tôi muốn ở
đó có một ngôi chùa nữa dùng để trưng bày những lời dạy về Bát nhã ba la mật,
được viết mực bằng vàng trên một loại giấy đặc biệt, của tất cả các đức
Phật. Tôi đã bắt đầu viết kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật bằng vàng
rồng từ Nepal. Ngay cả khi đi du lịch, tôi vẫn tiếp tục viết. Với tốc độ
làm việc như vậy, tôi chỉ mất hơn một vài năm để hoàn thành. Ngôi chùa
này cũng sẽ chưng bày những bản kinh khác, chẳng hạn như Tâm Kinh, được
khắc bằng vàng, bằng bạc và được bao bọc bởi san hô, ngọc trai cũng như
các loại đá quý khác để mọi người đến chiêm bái, đi nhiễu, đồng thời
thiết lập hệ thống ánh sáng và bát nước để cúng dường và chúc phúc.
Dù sao, tôi không muốn đề
cập đến nhiều, nhưng có một điều nữa rất quan trọng cần phải nói. Trong
kinh Kim Cang Bát Nhã nói—ở đây, tôi không trích nguyên văn mà chỉ giải
thích ý nghĩa—rằng nếu bạn lấp đầy thế giới như số cát sông Hằng,
một con sông dài rộng của Ấn Độ, trang hoàng các tháp bằng bảy thứ báu
(vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách) chứ không phải xây
bằng ghạch, xi mănng nhằm chứa đựng những thánh tích của đức Phật và
khiến cho tất cả chúng sanh sống trong thế giới rộng lớn đó đến cúng
dường những bảo tháp ấy, tuy tích tập được phước đức lớn như vậy, nhưng
vẫn thấp kém hơn phước đức của người dùng mực đen viết lên một văn bản
kinh Bát Nhã Ba La Mật.
Bất cứ lúc nào viết được một
ít bản kinh này, tôi cố gắng bằng cách tốt nhất của mình để hồi hướng
phước đức cho thế giới hòa bình, và cầu nguyện “nếu kinh này xuất
hiện bất cứ thế giới, vũ trụ hay khu vực nào, thì ở đó không có chiến
tranh bệnh tật và tai họa như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất .v.v; mọi người
ở đó đều phát tâm Bồ-đề, nhanh chóng đạt được trí tuệ và nhận rõ tánh
không, tịnh trừ hoen ố và chứng đắc giác ngộ”.
Nên biết, tất cả công đức
của mình, của chư Phật, chư Bồ-tát và chúng hữu tình khác tích tập được
trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều là không; phước đức của chính
tôi cũng là không; sự chứng đắc giác ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni cũng là
không, và tất cả chúng sanh được giáo hóa cũng là không; đạt đến giác
ngộ cũng không; chính bản thân tôi cũng là không; tất cả đều là không,
không vướng mắc vào những khía cạnh riêng biệt.
Sau cùng, xin nguyện cho
bạn, gia đình bạn và tất cả chúng sanh khác luôn luôn thực tập con đường
thánh thiện của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) qua sự thống nhất giữa
kinh điển và mật chú trong đời sống này, đồng thời tiếp cận lời dạy ấy
trong tất cả các đời vị và khiến nó trở nên hưng thịnh, lan truyền khắp
mọi hướng.
Lời dạy này được ngài Dalai
Lama thuyết giảng tại một ngôi làng ở phía Đông vào ngày 13 tháng 8 năm
1999, nhân chuyến viếng thăm của ngài đến New York
[1].Tâm
Bồ-đề là chí nguyện nóng bổng của một chúng sanh muốn thoát ra khỏi
trần lao khổ ải đang đay nghiến mình và người khác trong trầm luân sanh
tử. Tâm này là ý chí kiên cường, là nền tẳng phát sanh các pháp lành đưa
chúng sanh thoát khỏi bờ mê đi về bến giác. Trong Phát Bồ Đề Tâm Văn
nói” Nếu mất tâm Bồ-đề, thì dù tu các thiện phát, cũng đều là ma
nghiệp”. Do đó, Tâm Bồ-đề cũng chính là căn bản, nguồn cội của mười
phương chư Phật trong ba đời. Người tu theo đạo Phật, nếu không phát
khởi tâm Bồ-đề, thì không thành tựu quả vị giác ngộ hoàn toàn.
[2].Tánh
không (sunyata) là bản chất đích thực của tất cả các pháp. Tánh không
còn được gọi là Chân như tánh, một triết lý vi diệu trong Phật giáo.
Triết lý này cho chúng ta nhận thức được sự thật của vạn hữu là trống
rỗng, không có tự tánh, chỉ do nhân duyên giả hợp mà có. Nhờ triết lý
tánh không, chúng ta thấy các pháp vốn như mộng như huyễn để tu tập phá
ngã phá pháp mà chứng đắc quả vị giác ngộ tuyệt đối.
[3]
Du-già (yoga) có nghĩa là tương ứng. Đó là phép quán hành nương vào
phương pháp điều hòa hơi thở nhằm tập trung ý niệm vào một điểm, lấy
việc tu chỉ quán làm chính để đạt đến sự nhất trí, tương ứng hài hòa
giữa bản thân mình với vạn vật vũ trụ nhằm về được với đức Đại Nhật Như
Lai. Đây là pháp tu thiền định kiên cố sao cho thần chí của mình phối
hợp một cách nhịp nhàng hòa ứng với chư Phật, chư Bồ-tát ở các cõi. Sự
tương ứng này có năm nghĩa: tương ứng với cảnh; tương ứng với hành;
tương ứng với lý; tương ứng với quả; tương ứng với căn cơ.
[4]
Tu viện Sảe-je là một tu viện nổi tiếng ở Tây Tạng, Tu Viện này do đại
sư Jetsun Kunkhen Lodroe Rinchen Senge thành lập vào thế kỷ 15.
[5]
Tara là một vị Phật Mẫu luôn cứu giúp chúng sanh thoát khỏi sông mê bể
khổ. Theo Phật giáo Tây Tạng, Đức Tara là một nhân vật lịch sử. Vào vô
số kiếp trong một cảnh giới khác, có một công chúa tên là Yese Dawa. Nhờ
sự học hỏi và trí tuệ của mình, nàng có lòng tin kiên cố với ba ngôi
Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Nàng thấu hiểu đời sống bất như ý của vòng
xoáy luân hồi, do vậy nàng quyết định giải thoát khỏi tất cả mọi đau
khổ. Vì thấu rõ tất cả chúng sanh cũng giống như mình đều muốn sống hạnh
phúc và không muốn khổ đau nên công chúa Yese Dawa đã trưởng dưỡng lòng
từ bi và tình yêu thương về mỗi chúng sanh. Nàng không thích lối sống
xa hoa trong cung vàng điện ngọc nên đã phát nguyện dẫn dắt hướng đạo
cho hằng vạn chúng sanh trên con đường giác ngộ giải thoát. Vì nhân
duyên này, công chúa được tôn xưng là Arya (bậc tôn quý) có nghĩa là
người có thể chứng đạt bản chất của thực tại, và danh xưng đó biểu hiện
các hạnh nguyện giải thoát của Ngài. Một bậc lãnh tụ tâm linh của thời
đó đã khuyên công chúa hãy cầu nguyện để tái sanh làm thân trượng phu,
nhưng công chúa Yese Dawa đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong thân
người nữ và còn liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ nhân để
cứu độ hữu tình. Như vậy, ngài cũng là một chúng sanh như bao chúng sanh
khác, nhưng nhờ chuyên cần tu tập theo Phật pháp, rèn luyện tâm linh
nên đã chứng đạt toàn giác. Và được tôn xưng Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara.
Cũng có thuyết cho rằng Đức Tara là hiện thân của Bồ-tát Quán Thế Âm.
[6]
Tám cảnh giới bất thiện: Địa ngục; ngạ quỷ; súc sanh; Bắc-cu-lô-châu
(nơi không có Phật pháp); Trời trường thọ (nơi chúng sanh không muốn tu
tập giáo pháp); tà kiến (không hiểu về nghiệp và không biết đời sống quá
khứ và tương lai); sinh thời không gặp Phật; bị điếc, câm, đui mù hoặc
khuyết tật.
[7]
Mười cõi thiện: Tái sinh làm người; sinh vào nơi có Phật pháp; sinh ra
có đầy đủ năm căn; không bị nghiệp ràng buộc; chánh tín Tam Bảo; sinh
vào cảnh giới có Phật thị hiện; sinh vào nơi được nghe Phật giảng pháp;
nơi có giáo pháp hưng thịnh; nơi có người tu tập và chứng đạt giáo pháp
thanh tịnh; nơi có thiện hữu tri thức và các bậc thầy tâm linh.
[8]
Dharamsala: Là một thành phố nằm trên độ cao 1600m thuộc bang Himachai
Pradesh của Ấn Độ. Đây là trong những trung tâm Phật học cổ xưa nhất
của thế giới mang đầy tính huyền bí. Chính phủ Ấn Độ đã cho phép người
Tây Tạng về đây sinh sống và tu học theo giáo lý Phật giáo, đặc biệt là
phật giáo mật tông. Nơi đây chính là quốc gia thứ hai của nhà lãnh đạo
tinh thần của dân Tây Tạng nói riêng và thế giới nói chung, tức ngài
Dalai Lama đời thứ 14.
[9]
Trung Quán: còn gọi là Trung Quán Luận, một tác phẩm nổi tiếng của ngài
Long Thọ, người khai sáng trường phái Trung Quán. Luận này được xem là
tác phẩm then chốt của trường phái Trung Quán, nên từ lúc được biên soạn
đến này, nó được giải thích và bình luận rất nhiều. Trung Quán lý giải
các pháp vốn do duyên sanh nên không có tự tánh, tức bản chất của các
pháp là tánh không. Nếu chứng ngộ được tánh không tức là giải thoát. Sau
này, ngài Nguyệt Xứng dựa vào Luận Trung Quán để lập ra một trường phái
mới gọi là Cụ Duyên Trung Quán. Trường phái này (Cụ Duyên Trung Quán)
được thiết lập bằng phương pháp suy luận biện chứng trên cơ sở nhân minh
học. Vào thế kỉ thứ 8, trường phái này được ngài Tịch Hộ đổi thành
Trung Quán Duy Thức.
[10] Ba thừa: tiểu thừa, đại thừa và kim cang thừa.
[11]
Tám giới: 1. Không được sát sanh; 2, Không được trộm cắp; 3, không được
tà dâm; 4, không được nói dối; 5, không được bán rượu, uống rượu và các
thứ làm say người ; 6, không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và
xem múa hát; 7, không được nằm ngồi dường cao rộng đẹp đẽ; 8, không
được ăn quá ngọ (chỉ trong ngày thọ bát quan trai).
[12]
Năm giới: 1,Không được sát sanh; 2, không được trộm cắp; 3, không được
tà dâm; 4, không được nói dối; 5, không được uống rượu và các thứ làm
say người.
[13]
Chín thái độ tôn kính thầy: ,1.Hãy là đứa con ngoan—vâng làm theo lời
dạy của vị thầy; 2, Cho dầu ma vương hay bạn xấu có chia rẽ bạn với vị
thầy, hãy đừng bao giờ lìa xa thầy; 3, Khi thầy giao việc, cho dầu nặng
nhọc đến mấy, hãy kiên nhẫn như đất và chịu đựng làm cho xong việc;
4,Khi hầu thầy, cho dù có bị đau khổ, hãy bất động như núi, đừng có
chuyển lòng; 5, Cho dầu phải nhận lãnh tất cả các công việc nặng nhọc,
hãy như vị trung thần, hoàn thành tất cả các công việc với tâm không dao
động; 6,Hãy từ bỏ thói kiêu mạn, hãy tự đặt mình thấp hơn vị thầy;
7,Cho dầu trách nhiệm có khó khăn nặng nhọc đến mấy, hãy như sợi dây,
vui vẽ nắm giữ công việc của thầy; 8,Cho dầu vị thầy có phê phán, chỉ
trích hay không đoái hoàn đến bạn, hãy như con chó trung thành, đừng bao
giờ đáp lại bằng sự nóng giận; 9,Hãy như chiếc thuyền, đừng bao giờ
buồn khi đến hay đi cho thầy.
[14] Cõi nước Phật Dược Sư: là một trung tâm thiền nổi tiếng ở Tây Tạng.
[15] Lhasa: là thủ phủ hành chính của khu tự trị Tây Tạng.
[16]
Lama Atisha: là một bậc thánh, một học giả Phật giáo nổi tiếng ở Ấn Đọ
vào thế kỉ 11. Sau này ngài đến Tây Tạng theo lời mời của vua Tây Tạng
và lập nên dòng truyền thừa thứ hai của Phật giáo Tây Tạng.
[17]
Pabongka Dechen Nyingpo: là hóa thân của học giả vĩ đại Jangkya Rolpao
Dorje (1717-1786), trong khi trước đây là tái sinh của một vị tiến sĩ
Phật học uyên bác tại tu viện Sera-mae ở Tây Tạng.. Ngài là một vị Lạt
ma lỗi lạc và trụ cột của Phật giáo Tây Tạng.
[18]
Guru Puja: là buổi lễ tôn vinh các vị thầy ở Tây Tạng, trong đó nghi lễ
cúng dường được thực hiện cho các đạo sư tâm linh trong quá khứ của
dòng truyền thừa.
[19] Buxa: là một hoang vắng ở miền Đông Ấn Độ. Người Tây Tạng đi tị nạn thường sống ở vùng này.
[20]
Gandhi: là vị cha già dân tộc của Ấn Độ. Tên đầy đủ của ông là Mohandas
Karamchend Gandhi. Ông sinh ngày 2/10/1869 và mất 30/1/1948. Ông đã chỉ
đạo người dân đứng lên chống lại chế độ thực dân của Đế quốc Anh bằng
phương pháp “bất bạo động” để dành lại độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947.
Do vậy, ông được người dân Ấn Độ tôn vinh Mahatma, nghĩa là bậc lãnh tụ
linh hồn hay bậc thánh.
[21]
Nehru: là vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ông sinh năm 1889 và mất
1964, có tên đầy đủ là Jawaharlai Nehru. Sau khi Ấn Độ dành được độc
lập, ông được bầu vào cương vị thủ tướng.
[22]
Tu viện Kopan: là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm ở vùng ngoại ô
Nepal. Đây là trung tâm chuyên bảo vệ truyền thống Phật giáo đại thừa.
[23]
Kushinagar (Câu Thi Na La): là một trong bốn thánh địa Phật giáo.
Kushinagar nằm ở bang Utter Pradesh của Ấn Độ. Đây là nơi mà đức Phật đã
trãi qua những ngày cuối cùng của cuộc đời mình và đạt được đại
Niết-bàn.
[24]
Kim Cang Thừa(Valrayana): còn gọi là Mật thừa, cũng như mọi tông phái
khác của Phật giáo, đều nhắm đến mục đích đạt đến trọn vẹn Phật tánh để
thành Phật. Kim Cang Thừa được Phật giáo Tây Tạng xem là con đường tối
thượng để chứng ngộ Phật quả nhanh nhất.