PG & Đời sống
“Lòng vị tha là nguồn hạnh phúc lớn nhất”
Đức Dalai Lama. Thái Hà chuyển ngữ
20/07/2011 05:36 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

     Đức Dalai Lama tự coi mình là một thầy tu mộc mạc giản dị – một người dậy lúc 4 giờ sáng và sử dụng hàng giờ mỗi ngày vào cầu nguyện và thiền. Nhưng mọi nỗ lực không bạo lực để giải phóng đất nước Tây Tạng của Ngài đã khiến Đức Dalai Lama trở thành một biểu tượng quốc tế của hòa bình trong suốt bốn thập kỷ qua. Trong 46 quốc gia mà Đức Dalai Lama đã được mời tới thăm, hàng nghìn người đã tập trung lại để nghe Ngài nói chuyện về những điều Ngài tin là thông điệp ý nghĩa nhất – Lòng thương người là con đường chắc chắn nhất dẫn tới hạnh phúc.

      Trong một chuyến đi của Đức Dalai Lama tới Washington và viếng thăm Tổng thống Bush, Đức Dalai Lama đã có cuộc gặp gỡ với Oprah Winfrey – người dẫn chương trình đối thoại nổi tiếng trên truyền hình Mỹ và là nhà xuất bản tạp chí danh tiếng. Trong suốt thời gian buổi nói chuyện, Người lãnh tụ nổi tiếng về tôn giáo chia sẻ tại sao những thứ vật chất không thể thỏa mãn tâm hồn nhưng lòng thương lại có thể, mỗi con người có thể tìm thấy bí mật cho một cuộc sống tràn ngập niềm vui như thế nào và bí mật đơn giản một cách đáng ngạc nhiên để có được sự không hối tiếc.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn giữa Oprah và Đức Dalai Lama được trích dẫn và dịch từ Tạp chí Oprah, Số tháng 8 năm 2001.

Oprah: Một người của nền văn hóa chú trọng đến chủ nghĩa duy vật có thể đạt được hạnh phúc thực sự như thế nào?

Đức Dalai Lama: Thậm chí khi một người có đầy đủ tiện nghi của cuộc sống - thức ăn ngon, nơi ẩn náu tốt, một người bạn đời- cô ta hoặc anh ta có thể vẫn không thấy hạnh phúc khi gặp phải một tình huống bi kịch. Những tiện nghi vật chất có thể không làm dịu bớt được những nỗi đau khổ tinh thần, và nếu chúng ta nhìn gần lại chúng ta có thể thấy rằng những người có nhiều của cải chưa chắc thấy hạnh phúc. Thực tế, giàu có thậm chí thường mang tới nhiều lo lắng hơn. Mặt khác, những người không có một cuộc sống giàu sang vẫn có thể có một ngôi nhà với tình thương, dựa vào những chọn lựa của họ để thỏa mãn và thực hành khả năng kiềm chế ham muốn bản thân. Thậm chí khi chúng ta có khó khăn về vật chất, chúng ta vẫn có thể rất hạnh phúc.

Oprah: Vậy thưa Ngài, hạnh phúc bắt nguồn từ trong ý nghĩ của chúng ta?

Đức Dalai Lama: Đúng vậy. Đó là tại sao hạnh phúc về tinh thần thường quan trọng hơn các tiện nghi vật chất. Các tiện nghi bắt nguồn từ vật chất. Nhưng vật chất không thể cung cấp cho bạn có suy nghĩ bình an.

Oprah: Đúng vậy thưa Ngài.

Đức Dalai Lama:  Khi bạn không toại ý, bạn thường muốn nhiều hơn, hơn và hơn nữa. Mong muốn của bạn có thể không bao giờ được thỏa mãn. Nhưng một khi bạn thực hành sự bằng lòng, bạn có thể nói với bản thân, “Oh đúng – Ta đã có mọi thứ ta cần”

Oprah: Cái tôi thu nhận được từ cuốn “Nghệ thuật của sự hạnh phúc” là tình thương là chìa khóa cho sự thanh bình và suy nghĩ hòa bình. Nhưng Ngài có thể động lòng trắc ẩn với mọi người như thế nào khi bản thân Ngài đang phải chịu đựng, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Khi một người trong một tình huống khó khăn, thì vâng, nó thật khó để phát triển tình thương to lớn tới người khác. Đó là tại sao tôi thấy khó khăn khi nói với những người nghèo, “Xin có tình thương tới những người triệu phú.” Điều đó không dễ. Và nhưng thậm chí người giàu có những nỗi khổ, lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi của riêng họ. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, người giàu có không hạnh phúc! Và có lúc họ thỉnh thoảng phải chịu sự đau khổ tinh thần khi đối mặt với những khó khăn nhỏ nhiều hơn so với những người đối mặt với những khó khăn này thường ngày.

Oprah: Phật giáo là một hướng đi tới hạnh phúc đúng không, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Chắc chắn – mặc dù một vài người có ấn tượng rằng Phật giáo nói quá nhiều về nỗi khổ. Để trở nên phát đạt, một người ban đầu phải làm việc thật chăm chỉ, bởi vậy anh hoặc cô ta phải hi sinh nhiều thời gian rảnh rỗi. Tương tự, Phật tử sẵn sàng hi sinh các tiện nghi để anh ta hoặc cô ta có thể đạt được hạnh phúc dài lâu. Và để phát triển quyền năng hi sinh, bạn đầu tiên phải nhận ra rằng sử dụng toàn bộ thời gian và năng lượng của bạn theo đuổi các tiện nghi vật chất nghĩa là rốt cuộc bạn sẽ đau khổ. Nó là tất cả kết cục tốt và xấu và điều quan trọng khi nhận thức rằng có những kết cục lâu dài (cho từng hành động).

Oprah: Mặc dù Ngài tin rằng Phật giáo là hướng đi tới hạnh phúc, Ngài khuyến khích người khác duy trì niềm tin của riêng họ đúng không thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Đúng vậy. Tôi luôn đề cao rằng an toàn và tốt hơn là để mỗi người giữ niềm tin tôn giáo của riêng họ. Những tôn giáo chính thống khác đã tồn tại hàng nghìn năm và có truyền thống lâu đời.

Oprah: Ngài có tin rằng một ai đó có thể là người Thiên chúa giáo và vẫn thực hành Phật giáo không thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Có, tôi nghĩ vậy. Có những kỹ năng của Phật giáo, ví dụ như thiền mà bất kỳ ai có thể sử dụng. Và tất nhiên có nhiều linh mục Thiên chúa giáo và tăng ni cũng sử dụng các phương pháp Phật giáo để phát triển lòng mộ đạo, tình thương và khả năng tha thứ của họ.

Oprah: Chức năng tôn giáo phục vụ trong đời sống của chúng ta là gì vậy thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Nó giúp chúng ta phát triển tình thương, sự quan tâm và tôi nghĩ, một ý thức có mục đích.

Oprah: Và cái gì là mục đích của chúng ta ở đây trên trái đất này?

Đức Dalai Lama:  Để giúp người khác.

Oprah: Như vậy lý do chính mà chúng ta tồn tại trên hành tinh này là để phục vụ người khác phải không, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Đúng vậy.

Oprah: Một người có thể tốt mà không cần thực hành tôn giáo không?

Đức Dalai Lama:  Có, và anh hoặc cô ta cũng có thể hạnh phúc.

Oprah: Liệu mọi người có thể hạnh phúc không, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama: Có thể - tất nhiên. Và nó đáng giá cho bất cứ ai nỗ lực để đạt hạnh phúc. Giống như mục đích của một cái cây là lớn lên, thì mục đích chính của con người là sống sót và phát triển tới lúc chết. Đến chừng nào sự phát triển tinh thần được quan tâm, chúng ta không bao giờ nên tự mãn. Chúng ta có thể phát triển suy nghĩ của chúng ta mãi mãi – không có một giới hạn nào. Rất nhiều trong chúng ta không bằng lòng với những của cải chúng ta có, nhưng chúng ta bằng lòng khi chúng ta đạt tới sự phát triển tinh thần. Đó là sai lầm của chúng ta.

Oprah: Nếu tất cả chúng ta hiểu rằng mục đích duy nhất của chúng ta là giúp người khác, liệu cái đó có thay đổi được nhân loại không, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Có và sự hiểu biết bắt đầu thay đổi thái độ của chúng ta. Chúng ta phải nhận ra rằng tốt nhất là tập trung vào tính duy nhất của chúng ta, chú trọng tới sự giống nhau trong mỗi chúng ta hơn là chăm chú vào cái khác biệt. Vâng, có những sự khác biệt giữa chúng ta. Nhưng nó không phù hợp để đề cao, bởi vì tương lai của tôi và của bạn được kết nối với tương lai của những người khác. Vậy chúng ta phải thực sự quan tâm tới toàn nhân loại. Khi chúng ta tập trung vào cá nhân chúng ta, nhân loại chắc chắn đau khổ. Và một khi nhân loại đau khổ, mỗi người chúng ta cũng sẽ chịu đau khổ.

Ví dụ, vài phút trước có một chuông báo cháy trong tòa nhà này. Tôi phản ứng ngay lập tức – không phải bởi tòa nhà này là một phần cơ thể tôi mà bởi tôi đang ở trong nó. Đó là tại sao tôi phải quan tâm tới nó. Tương tự, khi chúng ta yêu nhân loại hay không, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là một phần của nó. Tương lai của tôi phụ thuộc hoàn toàn vào tương lai của nhân loại, và bởi vậy tôi buộc phải quan tâm đến nhân loại. Đó là tại sao động lòng trắc ẩn thực tế là mối quan tâm lớn nhất của riêng tôi. Và một dấu hiệu về suy nghĩ hòa bình của riêng tôi đó là tôi có thể chia sẻ tiện nghi với người khác xung quanh tôi.

Oprah: Không thực hành lòng biết ơn cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta giống như cách mà tình thương ảnh hưởng đúng không, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Thực sự như vậy. Khi bạn thực hành sự biết ơn, có một ý thức tôn trọng tới người khác.   

Oprah: Đúng như vậy. Bây giờ chúng ta có thể nói về Ngài được không? Khi Ngài được phát hiện ra lần đầu tiên là Dalai Lama, Ngài có cảm thấy có một cái gì đặc biệt về mình không?

Đức Dalai Lama:  Không có.

Oprah: Không có một phần nào trong ngài thấy rằng mình khác biệt sao?

Đức Dalai Lama:  Thỉnh thoảng, tôi có cảm giác đấy, tôi có thể cảm thấy một vài tác động từ các kiếp trước. Vào những buổi sáng sớm, khi tôi đang nửa tỉnh nửa mơ, suy nghĩ của tôi rất rõ ràng. Và khi tôi ở trong tình trạng này, tôi đã từng có những thoáng hiện của ký ức từ những kiếp trước trong đó tôi nhận biết có những trường hợp từ một hai thế kỷ trước. Một lần tôi có cảm giác tôi ở Ai Cập 600 năm trước.

Oprah: Ngài có cảm thấy mình khác biệt so với hầu hết người khác không?

Đức Dalai Lama:  Không, không có.

Oprah: Vậy giống mọi người khác, ngài làm chủ bản thân ngài phải không thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Đúng vậy

Oprah: Nhưng ngài cũng không làm chủ bất kỳ ai khác?

Đức Dalai Lama:  Thực như vậy

Oprah: Lớn lên, ngài có nhớ có một thời thơ ấu bình thường không?

Đức Dalai Lama:  May mắn thay, tôi đã có nhiều bạn chơi mặc dù hầu hết họ đã trưởng thành.

Oprah: Ngài đã từng bao giờ muốn có một gia đình hoặc trẻ con?

Đức Dalai Lama:  Không. Khi tôi khoảng 15, 16 tổi, tôi có một vài sự quan tâm. Đó là sinh học. Nhưng sau đó một vài người bạn lớn tuổi hơn mà là nhà sư sau này đã trở thành người thế tục, và họ đã nói cho tôi về một vài sự phức tạp của việc điều hành một cuộc sống gia đình. Tất nhiên, có những niềm vui to lớn trong việc có một gia đình, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề khác.

Oprah: Tôi vừa đọc thấy rằng Ngài sử dụng nhiều giờ trong một ngày để thiền. Giá trị mà thiền mang lại cho những người thậm trí không phải là Phật tử là gì?

Đức Dalai Lama:  Thiền có giá trị cho tất cả nhân loại bởi vì nó bao hàm việc hướng vào nội tâm. Con người không phải theo tôn giáo để nhìn vào bên trong bản thân họ một cách cẩn thận. Nó có tính xây dựng và đáng giá để phân tích tình cảm bao gồm cả lòng thương và ý thức chăm sóc của chúng ta, bởi vậy chúng ta có thể trở nên bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Lòng căm thù, ghen tỵ và nỗi sợ cản trở ý nghĩ hòa bình. Ví dụ khi bạn tức giận hoặc không tha thứ, bạn sẽ liên miên chịu nỗi khổ tinh thần. Tốt nhất nên bỏ qua hơn là phá hỏng ý nghĩ hòa bình của bạn với những cảm xúc mệt mỏi.

Oprah: Ngài dường như có rất nhiều niềm vui. Cái gì khiến cho Ngài hạnh phúc vậy, thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Tôi không đòi hỏi bản thân quá nghiêm trọng. Điều đó khiến tôi hạnh phúc.

Oprah: Một ngày hoàn hảo đối với Ngài là gì?

Đức Dalai Lama:  Không bao giờ có một ngày hoàn hảo vì không có sự hoàn hảo trên thế giới.

Oprah: Vậy cái gì tạo nên một ngày tốt đẹp – một ngày mà Ngài thấy thực sự vui và cười rất nhiều?

Đức Dalai Lama:  Tôi thực sự thích làm vườn và các đồ cơ khí. Và khi tôi có thời gian rỗi, tôi sử dụng một phần để đọc sách và học – chủ yếu là sách Phật giáo Tây Tạng cũng như các chủ đề ưa thích của tôi như tình thương và lòng vị tha. Trong những ngày đó khi tôi có thể sử dụng vài giờ để nhận được sự hiểu biết, tôi cảm thấy thỏa mãn. Tôi cảm giác như thể tôi đã sử dụng thời gian thật tốt.

Oprah: Ngài làm việc quá chăm chỉ và du lịch nhiều bởi vì Ngài muốn chú ý tới những gì đang xảy ra với người Tây Tạng đúng không?

Đức Dalai Lama:  Không cần thiết. Như sáng nay tôi đã đọc một bài báo nói một vài thứ như “Đức Dalai Lama thăm sáu thành phố để giảng giải về sự áp bức người Tây Tạng của Trung Quốc”. Điều đó là sai. Tôi chưa từng ở bất cứ địa điểm nơi mà tôi không được mời đầu tiên. Và về lời mời, nếu tôi cảm thấy có khả năng đóng góp cho nhân loại, tôi sẽ làm theo mặc dù mệt mỏi.

Oprah: Ngài sẽ không hạnh phúc nếu người Tây Tạng không đạt được độc lập trước khi Ngài qua đời đúng không?

Đức Dalai Lama:  Nếu tôi chết hôm nay, tôi sẽ có một vài mối bận tâm với người Tây Tạng. Nhưng bây giờ tôi biêt rằng cá nhân tôi đã làm nhiều như tôi có thể sử dụng sự tồn tại của mình cho người khác. Bởi vậy tôi không hối tiếc.

Oprah: Không một cái gì sao thưa Ngài?

Đức Dalai Lama:  Đúng vậy.

Oprah: Ngài đã từng bao giờ tha thứ cho bản thân Ngài vì một cái gì chưa?

Đức Dalai Lama:  Tôi đã từng phải tha thứ cho bản thân vì một số thứ nhỏ nhặt như chẳng may giết chết một côn trùng. Thái độ của tôi đối với muỗi và bọ gường không được hòa bình hoặc ưa thích cho lắm.

Oprah: Ngài đã từng bao giờ tha thứ cho bản thân Ngài vì bất kỳ lỗi lầm lớn nào chưa?

Đức Dalai Lama:  Tôi mắc lỗi nhỏ hàng ngày. Nhưng lỗi lầm lớn ah? Dường như không. Tôi kiểm tra sự phục vụ của tôi với người Tây Tạng và với nhân loại và tôi đã làm nhiều như tôi có thể trong cuộc đời của tôi.

Oprah: Câu hỏi cuối cùng: Hàng tháng tôi đều làm một mục trong quyển tạp chí tên là “Cái tôi Biết chắc chắn”. Vậy cái gì Ngài biết chắc chắn nhất?

Đức Dalai Lama:  Lòng vị tha là nguồn hạnh phúc lớn nhất. Không có nghi ngờ gì về điều này.

http://www.oprah.com/omagazine/Oprah-Interviews-The-Dalai-Lama

Ý kiến của bạn:

 Nội dung gửi về toà soạn cho bài:
 “Lòng vị tha là nguồn hạnh phúc lớn nhất”

Vui lòng nhập vào Tiếng Việt có dấu:
Họ và tên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:  
Gửi file đính kèm (mỗi file có kích thước tối đa 1MB):




  
Nhập vào mã:
 


    

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch