Đó
chính là quãng đời đáng nhớ để cô lột xác chuyển mình sang con người
mới, đằm thắm, nghị lực và hoạt động nghệ thuật với tâm thế mới.
Phù du đời nghệ sĩ
Đầu những năm 1990, Việt Trinh là cô bé da ngăm đen, đôi mắt to
như biết nói, được anh trợ lý giới thiệu làm… cung nữ bưng rượu hầu cho
vua và tráng sĩ trong phim. Ngày ấy cô hồn nhiên, đợi từ sáng tới khuya
mới được quay cảnh đầu tiên, mà vui mừng như bắt được vàng.
Đến vai Oanh trong “Ngọc trong đá”, hình ảnh cô thanh niên xung
phong ngang bướng, diễn quá ư chân thật bỗng bật sáng hơn cả hoa hậu Lý
Thu Thảo. Lọt vào tầm ngắm của nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, cô trở
thành cô Mạ trong “Xương rồng đen” của đạo diễn, NSƯT Lê Dân, trở thành
hiện tượng của làng phim ảnh Việt, được đẩy lên hàng ngôi sao.
Việt Trinh trong một cảnh quay trên sông Hằng
Gần một thập niên với nghề, Việt Trinh nếm đủ hương vị ngọt ngào
lẫn cay đắng từ những danh hiệu, vai diễn sáng chói, đến những vụ án lùm
xùm liên quan đến những cuộc tình sóng gió. Đêm sinh nhật tuổi 30 là sự
cố ám ảnh đến tận bây giờ.
Buổi sinh nhật đánh dấu cột mốc sẽ có một Việt Trinh từ bỏ những
buổi vui chơi ở vũ trường, không còn tìm quên bên men rượu. Cô nhận một
cú điện thoại như sét đánh, anh trai bị tai nạn đang cấp cứu ở nhà
thương Bình Phước, đã trút hơi thở cuối cùng. Cũng ngay sau đó, mẹ cô
mất vì không chịu nổi cú sốc quá lớn. “Sau cái chết của anh, rồi của mẹ,
tôi mới hiểu sự sống chết phù du. Những hào quang, danh tiếng, ăn chơi
chỉ là phù du”, cô nói.
Việt Trinh sống lặng lẽ hơn, quan sát nhiều hơn, nghiệm ra cho đời
mình những điều thiết thực nhất. Việt Trinh tham gia công tác từ thiện
nhiều hơn. Cô lập đoàn nghệ sĩ “Bồ câu trắng”, kết hợp với Giáo hội Phật
giáo Việt Nam lên Đà Lạt giúp đỡ trẻ em nghèo trong những ngôi làng heo
hút, vận động một số Mạnh thường quân gom tiền làm tiệc dành cho nghệ
sĩ già neo đơn ở Hội dưỡng lão nghệ sĩ.
Nhiều lời ra tiếng vào cho hiện tượng Việt Trinh quá năng nổ và
nhiệt tình trong vai trò mới mẻ này. Người vô tình nhận xét kèm bình
luận cay nghiệt: Chắc tại cô ấy tai tiếng quá, nên làm phước để… lãng
quên.
Quy tụ ngôi sao làm phim cúng dường
Sau thời gian dài ở ẩn, Việt Trinh lên kế hoạch làm phim. Làm phim
đời thường, phim trong nước đã khó, cô lại làm phim về lịch sử Phật
giáo, quay phim ở nước ngoài, tận xứ Ấn độ, Nepal xa xôi. Tham gia đoàn
phim là một dàn ngôi sao điện ảnh, ca nhạc tấu hài… Từ chuyện làm phim,
đến chiếu phim, cô phải vượt qua nhiều “kiếp nạn” gai góc không thua kém
thầy trò Đường Tăng thưở trước.
Bộ phim quy tụ hàng loạt “sao” như: Nguyễn Phi Hùng, danh hài Việt
Hương, Cát Phượng, Minh Béo, Thanh Ngân, Trinh Trinh, Quốc Cường, Lê
Bình… và cả đội tinh nhuệ cascadeur kết hợp với các kỹ xảo 3D tiên tiến
nhất thời bấy giờ.
Bộ phim “Duyên trần thoát tục” được ghi vào kỷ lục “Bộ phim Phật
hoành tráng nhất Việt Nam”. Với tài thuyết khách, mục tiêu tốt đẹp, cô
thuyết phục hầu hết các diễn viên tham dự không nhận tiền thù lao, số
còn lại chỉ lấy tượng trưng, tất cả đều hoan hỉ xem đó là tấm lòng cúng
dường cho… Phật.
Hơn thế nữa, cô còn thuyết phục nhà sản xuất phải mở rộng hầu bao
đầu tư cho đoàn phim sang tận Ấn Độ và Nepal, thu những hình ảnh chân
thật về vùng đất Phật.
Việt Trinh một lòng hướng về đạo Phật
Quay phim trong nước tốn một, quay nước ngoài tốn đến năm mười
lần. Hơn thế, những đất nước rộng mênh mông, các thắng cảnh cách xa nhau
hàng trăm cây số, càng tốn kém. Vậy mà cô làm được.
Nhưng hành trình về theo dấu thầy Huyền Trang Tam tạng không dễ
chút nào, trước giờ xuất hành, lại phát sinh ra nhiều “kiếp nạn” mới.
Việt Trinh nhớ lại: “Ca sĩ Nguyên Vũ đã nhận lời vai nam chính, hợp đồng
đã ký, trang phục đã may xong, vậy mà giờ cuối lại bỏ cuộc”. Rồi hãng
hàng không hứa tài trợ vé máy bay cho đoàn phim sang Ấn Độ hủy bỏ thỏa
thuận tài trợ, kinh phí làm phim đội lên. Việt Trinh với tư cách diễn
viên chính kiêm “chủ xị” quyết định, dù phải “thắt lưng, buộc bụng”, vẫn
phải làm.
Đem phim vào chùa “chiếu dạo”
Mười hai ngày trên đất Phật, đoàn phim di chuyển bằng nhiều phương
tiện: Máy bay, xe lửa, xe đò thời cổ lỗ sĩ trên những con đường gập
ghềnh ổ gà ổ voi; rồi nạn kẹt xe, ăn xin, cộng với thời tiết nắng nóng
khắc nghiệt.
Chuyện ăn uống lại càng vất vả. Ở xứ Phật, người dân hầu hết ăn
chay, món ăn nhiều ớt ít rau, lại thêm hương cari đậm đặc… Những lúc khó
khăn như thế, mới thấy được bản lĩnh của từng thành viên. Người quay
phim liên tục sáng tạo ra nhiều góc quay lạ. Việt Trinh thức dậy từ 4h
mỗi ngày, thay trang phục gần 20 chiếc áo dài đủ màu sắc.
Ấn tượng nhất là chuyện đi cáp treo để lên ngọn núi Linh Thú cao
chót vót gần 5.000m. Không hoành tráng, hiện đại như Việt Nam, hệ thống
cáp treo ở đây đơn sơ, cũ kỹ, sợi dây mỏng manh sét rỉ căng trên mấy cây
trụ sắt già nua yếu ớt. Người đi chỉ ngồi trên một chiếc “xích đu” tòn
ten treo trên dây thép cho ròng rọc kéo từ chân lên đỉnh núi.
Nhiều thành viên tái mặt, chỉ biết niệm Phật cầu an vì ai cũng
thấy quá nguy hiểm. Người xin được ở dưới đất vì sợ đứt dây cáp, người
dùng dằng đòi đi bộ lên núi, dù không biết đi mấy ngày mới lên tới đỉnh.
Việt Trinh bình tĩnh hăng hái xung phong đi trước, rồi cả đoàn làm
“diễn viên xiếc” đi cáp lên tới đỉnh.
Theo dự tính ban đầu, mục đích chuyến đi của đoàn là làm một đoạn
phóng sự ngắn khoảng 5 phút cho đoạn mở đầu phim. Nhưng sau chuyến đi 12
ngày, đoàn làm được ký sự “Hành trình về đất Phật” dài trên 25 phút.
Đây được xem là một thành công bất ngờ của những tấm lòng thành tâm.
Nhưng bộ phim chính là “Duyên trần thoát tục” lại gặp khó khăn đến
mức bế tắc trong việc phát hành. Bởi lúc bấy giờ trong lịch cao điểm
chiếu phim Tết, các bộ phim thương mại ưu tiên chiếm lĩnh những rạp
chiếu lớn. Việt Trinh kể lại: “Đi chào phim cho các chủ rạp, nhiều người
e ngại từ chối thẳng, ai cũng sợ với loại phim chủ đề Phật pháp, khán
giả sẽ không chịu xem. Có nơi yêu cầu phải đóng tiền cọc trước 300 triệu
đồng, nếu tuần lễ đầu không có khán giả xem thì số tiền đó sẽ bù cho
rạp”.
Việt Trinh đứng ra sản xuất phim Duyên trần thoát tục
Kinh phí bốn tỷ đồng đã dồn cho việc sản xuất phim, lấy tiền đâu mà đóng tiền cọc?.
Nữ diễn viên cùng giám đốc sản xuất đi
khắp các chùa ở Sài Gòn, Đồng Nai, Biên Hòa, Long An, Tây Ninh, Quảng
Ngãi… xin phép treo áp phích băng rôn quảng bá, nói rõ mục đích đây là
phim về Phật pháp, số tiền bán vé sau khi trừ chi phí sẽ dành làm từ
thiện.
Những nghệ sĩ đích thân cầm từng
xấp vé đi mời gọi khán giả mua vé ủng hộ. Chính sự nhiệt tình này đã lôi
kéo một bộ phận khán giả ủng hộ mua vé. Kế tiếp, cô nhờ các thầy trụ
trì đứng ra vận động Phật tử xem với giá vé “mềm” chỉ 20 ngàn đồng. Với
“rạp chiếu” lưu động là các sân vận động, những bãi đất trống, mỗi buổi
chiếu có khi thu hút lượng người xem từ 10 – 20 ngàn.
Trải qua những đau đớn mất mát, Việt Trinh đã gượng dậy đi lên nhờ “bài thuốc tâm hồn” tìm bình an với Phật pháp như thế.