PG & Đời sống
Phật tử vào chùa nên mặc quần áo như thế nào?
03/10/2013 04:01 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Xét về quan niệm tín ngưỡng của người Tây phương, ăn mặc hình thức không quan trọng mà quan trọng người đó có tâm thương người hay không, có tâm đạo đức, tấm lòng với xã hội, có làm gì cho xã hội hay không. Điều này đối với họ mới quan trọng.


Người khách thập phương vào chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Nên mặc quần áo tối màu (màu nâu, đen), không nên mặc quần áo màu sắc sặc sỡ.

Hiện nay ngoài đời nhiều người nữ mặc quần ngắn, áo hai dây, nhìn rất khêu gợi. Họ đâu biết rằng khi mình mặc như thế đi ra đường sẽ khiến những người nữ khác theo mốt mà mặc theo, xã hội sẽ tràn lan cái mốt thời trang khêu gợi đó.
Mọi người nên ăn mặc trang nghiêm khi đến chùa lễ Phật

Bên cạnh đó, người nam khi nhìn thấy người nữ ăn mặc khêu gợi sẽ sinh lòng dâm dục, tích tụ nhiều ngày sẽ bùng phát mà phạm nhiều tội dâm như ngoại tình, cưỡng hiếp,  vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người nam đó vừa gây bất an cho xã hội, khiến cho xã hội chẳng còn luân lý gì cả. Mà trong tất cả các tội, tội dâm đứng hàng đầu (vạn ác dâm vi thủ - PV).

Chính vì là nguyên nhân khiến cho người nam khởi lòng dâm dục mà người nữ ăn mặc khêu gợi sau này đều bị đọa vào địa ngục cả. Ngoài đời đã thế mà vào chùa còn ăn mặc khêu gợi, khiến khách thập phương khác không giữ được chính niệm, người tu hành cũng bị lay động thì tội này đáng bị đọa địa ngục. Thêm vào đó người nữ vào chùa không được để xõa tóc, ăn mặc lôi thôi suồng sã.

Trên thực tế, hiện nay các chùa đều có quy định đối với phật tử khi đi lễ hoặc tụng niệm phải mặc áo tràng nâu hoặc lam. Nếu có điều kiện có thể may cùng một màu vải và kiểu áo theo quy định của đạo tràng…Còn đối với những người không quy y đạo Phật mà khi đến chùa từ xưa đến nay cũng đều ăn mặc một cách trang nghiêm, không hở hang.

Xét về quan niệm tín ngưỡng của người Tây phương, ăn mặc hình thức không quan trọng mà quan trọng người đó có tâm thương người hay không, có tâm đạo đức, tấm lòng với xã hội, có làm gì cho xã hội hay không. Điều này đối với họ mới quan trọng.

Tuy nhiên ở Việt Nam hay các nước Á Đông, không chỉ với Phật giáo mà cả đối với đa số các tôn giáo thì người đi lễ cũng mang tư tưởng cần phải ăn mặc đoan trang, nghiêm chỉnh.

Chính vì thế người Việt Nam không nên tập theo phong cách Tây phương. Vì dù mình có làm theo cách của người Tây Phương nhưng không thể có chung tư tưởng cũng như không thể đạt như cái nghĩ của họ. Vì thế tốt nhất không nên ăn mặc như vậy.

Tâm Giác - Từ Hậu

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch