PG & Đời sống
Hoàn thiện cuộc sống nhờ Phật pháp
29/06/2014 09:26 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng



Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu, vì Phật giáo không phải là “một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên"...

Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu, vì Phật giáo không phải là “một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên". Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo. Ở đây, sự tin tướng thuần túy bị hạ bệ và được thay thế bởi sự tự tin dựa trên hiểu biết gọi là tín tâm ( hay Saddha trong ngôn ngữ Pali ), Niềm tin mà người Phật tử đặt vào Đức phật cũng giống như niềm tin của người bệnh đặt vào một thầy thuốc giỏi, hay niềm tin của người học trò đặt vào người thầy của mình. 

Một người Phật tử quy y Phật chỉ vì chính đức Phật là người tìm ra và và dạy cho Phật tử ấy con đường giải thoát. Một người Phật tử không quy y Phật với hy vọng là Đức Phật sẽ cứu rỗi mình bằng sự thanh tịnh của Ngài. Đức Phật không bao giờ đưa ra lời bảo đảm ấy. Đức Phật không nhận rằng Ngài có năng lực thanh tẩy mọi cấu uế của kẻ khác. Không ai có thể làm thanh tịnh ai hoặc làm uế nhiễm ai.
 

Việt Trinh đã tìm thấy bình an nơi cửa Phật sau nhiều năm sóng gió

Làm rõ mục tiêu của người học Phật

Giáo pháp của Đức Phật nhắm tới việc hướng dẫn con người thoát khỏi những điều bất hạnh và sự đau khổ, đồng thời chỉ cho họ con đường đạt tới hạnh phúc và an lạc cao nhất. Với lòng từ bi vô lượng của Ngài, suốt 45 năm, Đức Phật đã dạy cho toàn thể loài người về nhân và duyên. Mục tiêu của sự giáo huấn ấy là giúp con người có thể hiểu được những hành động nào nên theo và những hành động nào nên tránh.

Vậy thì, mục tiêu tối hậu của chúng ta trong lúc học theo giáo pháp của Đức Phật phải là hãy học để phân biệt đươc những lối sống tai hại, gây hủy diệt với những lối sống tốt đẹp, mang lạy lợi ích; học để phân biệt được những lối sống gây đau khổ với những lối sống đưa tới an lạc thanh bình.

Mục đích của việc học tập và hành trì Phật pháp

Phật giáo là lối sống công bằng mang lại hạnh phúc và an bình cho mọi chúng sinh; và phương pháp gạt bỏ mọi đau khổ và bất hạnh để tìm đến sụ tự giải thoát. Giáo pháp của Đức Phật không giới hạn vào quốc gia nào hay chủng tộc nào, đó là giáo pháp dành cho mọi người. Phật giáo không chỉ là tín ngưỡng hay một niềm tin đơn thuần.

Đó là giáo pháp cho toàn thể loài người thuộc mọi thời đại. Mục tiêu của Phật giáo là sự phục vụ vô ngã, là thiện chí, là hòa bình, là sự cứu giúp, và là sự tự do trước mọi đau khổ. Không gây hại và có thiện chí là những yếu tố mà mọi tôn giáo đều nói tới. Nhưng hơn thế nữa, Phật giáo dựa trên những nguyên lý hòa bình, bình đẳng, hài hòa; cho nên trong Phật giáo không có chỗ cho lòng ghen tức hay sự bạo động. 

Niềm tin của Phật giáo về thiện chí và lòng từ tâm dựa trên sự hy sinh và tinh thần phục vụ để mang lại bình an và hạnh phúc cho người khác. Cho nên, những nguyên lý của tôn giáo nên được áp dụng một cách tích cực nhằm cải thiện phẩm chât cuộc sống cho tất cả mọi chúng sinh.

Việc thực hành giáo pháp của Đức Phật sẽ làm phát triển sự thức tỉnh tự nội, lòng từ bi và tuệ giác. Một trong những lý do khiến Phật giáo có sức cuốn hút đối với giới trí thức và những người có trình độ học vấn cao nằm ở chỗ chính Đức Phật đã thực sự khuyên mọi tín đồ đừng tin vào những gì được nghe mà không kiểm chứng giá trị của chúng.

Phật giáo là một tôn giáo cao quý, một nền triết học nơi đó khai thác tối đa sự công chính, sự bình đẳng và sự hòa bình. Chủ đề trung tâm cảu Phật giáo là sự giữ gìn. Giáo pháp của Đức Phật dạy rằng phụ thuộc vào người khác để được cứu giúp là tiêu cực, chỉ có trông chờ vào chính mình mới là tích cực.

Giáo pháp ất giải thích thêm rằng phụ thuộc vào người khác có nghĩa là đầu hàng trước sự thông minh, sự thự tin và những nổ lực của người khác. Hơn nữa Phật giáo công nhận sự hiểu biết và những nỗ lực của con người về mọi thành tựu, chứ không công nhận một đấng siêu nhiên nào.

Kinh Tương Ưng Niệm Xứ dạy rằng: Trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác, trong khi hộ trì người khác là hộ trì cho mình ...Thế nào là trong khi hộ trì người khác là hộ trì cho mình? Chính là do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng bi mẫn.

Điều quan trọng là phải nhận thức rằng sự cứu giúp theo lời dạy của Đức Phật, là một vấn đề cá nhân. Chỉ có hành giả mới cứu giúp được chính hành giả; hệt như hành giả tự ăn, tự uống, tự ngủ nghỉ. Giáo pháp của Đức Phật chỉ là phương tiện cho thấy con đướng đúng để thành tựu sự cứu giúp ấy. Đức Phật không hề giảng pháp để cải tạo ai cả.

Ngài giảng pháp chỉ để người nghe được giác ngộ. Về phương diện này, Phật giáo không bi quan mà cũng chẳng lạc quan. Phật giáo không khuyến khích con người nhìn vào cuộc đời thông qua những cảm giác thường xuyên biến đổi vì tính bi quan hay sự lạc quan của con người. Phật giáo khuyến khích con người hãy thực tế, hãy học để thấy cuộc đới đúng như nó hiện là.

Phật giáo là hiện thực

Phật giáo có một cái nhìn hiện thực đối với cuộc đời. Phật giáo không giả vờ đẩy chúng ta vào sống trong một thiên đường giả tưởng, cũng không hề dọa dẫm hay khủng bố chúng ta về những sợ hãi tưởng tượng hay những cảm giác tội lỗi.

Phật giáo gọi tên một cách chính xác và khách quan ta là gì và thế giới ta đang sống là gì; đồng thời chỉ cho ta thấy con đường hoàn thiện sự tự do, hòa bình, an lạc và hạnh phúc. Phật giáo hoàn toàn trái ngược với thái độ bất mãn, lo lắng, hối hận và u sầu của tâm thức, thực tế vốn dược coi là trở ngai cho việc thực hiện Chân lý. Mặt khác giáo lý của Đức Phật nhấn mạnh rằng niềm vui ( hay hỷ ) chính là một trong Bảy giác chi, những phẩm chất thiết yếu phải được rèn luyện để thực hiện Niết-bàn.

Một trong những cách để hiểu biết rõ về sự sống là hiểu biết về cái chết, vốn chẳng gì khác hơn sự chấm dứt tạm thời của một sự hiện hữu tạm thời. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không thích nghe đến từ “chết ”. Nhưng dù cho chúng ta có thích hay không, chết là sự kiện chắc thật duy nhất trong cuộc sống của chúng ta, nó đến một cách từ từ.

Mặc dù vậy, những hồi ức về cái chết với một thái độ tâm thức đứng đắn có thể mang lại cho con người sự can đảm, sự hiểu biết, và một cái nhìn thấu suốt vào bản chất của sự hiện hữu; đồng thời phát triển được một sự bình tĩnh khi đối mặt với cái chết.

Trong khi người phương Tây tìm cách chinh phục vũ trụ cho những mục đích vật chất, Phật giáo và nền triết học phương Đông cố gắng đạt tới sự hòa hợp với thiên nhiên, với môi trường, với sự thỏa mãn về tâm linh.

Hầu hết những kẻ giàu có trong thế giới ngày nay, mặc dù những của cải và những phương tiện hiện đại của họ, vẫn luôn đau khổ vì sự bấp bênh của cuộc đời, vì những lo lắng và vô số những vấn đề về thân và tâm.

Với tất cả tiền bạc và những mối giao tiếp mà họ có, họ không thể tìm được giải pháp cho những vấn đề và sự đau khổ của họ. Ngược lại, một người nghèo nhưng đã học được sự hài lòng có thể hưởng thụ cuộc sống của mình một cách thanh thản, hơn hẳn những người giàu có nhất. Khi đã hài lòng, người ta chẳng có gì để mất và có rất ít lo âu .

Có những kẻ có quá nhiều nhưng vẫn khao khát 
Tôi có chút ít mà chẳng tìm kiếm thêm
Vậy thì họ vẫn nghèo tuy họ có quá nhiều thứ
Còn tôi thì giàu với những thứ ít ỏi của mình
Họ nghèo, tôi giàu, họ xin, tôi cho
Họ thiếu, tôi thừa, họ mõi mòn, tôi an vui.

Phật giáo kêu gọi trí tuệ hơn là tình cảm. Phật giáo quan tâm đến phẩm chất của tín đồ hơn là số lượng tín đồ. Nền tảng của Phật giáo là Tứ thánh đế, gồm có Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự chấm dứt Khổ ( hay Niết-bàn ) và Con đường ở giữa ( hay Trung đạo ). Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là cả một hệ thống uy nghi, chẳng thể nào có ngu phu, ngu phụ thực hành được. Người khác lại cho rằng chỉ trong các chùa chiền hay tu viện người ta mới có thể thực hành theo đạo Phật.

Những hiểu lầm ấy sở dĩ có là vì người ta không hiểu rõ giáo pháp của Đức Phật không chỉ dành cho các vị xuất gia trong các tu viện. Giáo pháp ấy dành cho mọi người bình thường như Tôi và Các bạn. Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, lối sống của Phật giáo, là nhắm tới mọi người. Khi một người hiểu được tinh thần đạo Phật một cách đúng đắn, ngưới ấy có thể thực hành đạo Phật ở bất cứ nơi nào.

Nguồn : Perfecting Life through Buddhism , Sunil J . Wimalawansa Buddhist Channel

Sunil J. Wimalawansa là giáo sư y khoa chuyên về Sinh lý học và Sinh học hệ thống tại Trường Y Khoa Robert Wood Johnson thuộc Đại học New Brunswick , bang New Jersey , Hoa Kỳ ; một trong những người có thành tựu trong việc nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường .

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 127

theo:VHPG

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch