PG & Đời sống
Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn
Sallatha Sutta (Bài Kinh về Mũi Tên) Hoang Phong chuyển ngữ
13/04/2014 13:27 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Lời giới thiệu của người dịch

            Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần. Phật Giáo chủ trương một cá thể gồm có sáu giác quan, ngoài ngũ giác ra thì tri thức hay tâm thức cũng được xem như là một giác quan, đối tượng nhận biết của nó là xúc cảm, tư duy, ảo giác, kỷ niệm, trí nhớ, sự tưởng tượng, các giấc mơ, v.v...

            Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. Trong bài kinh dưới đây Đức Phật gọi các xúc cảm đớn đau ấy là do một mũi tên thứ hai bắn trúng vào tâm thức mình, tức là xuyên vào cơ quan giác cảm thứ sáu của mình. Một người tu tập không để cho mũi tên thứ hai ấy bắn trúng mình và chỉ nhận biết sự đau đớn trên thân xác gây ra bởi một mũi tên duy nhất mà thôi. Hơn nữa người tu tập cũng xem sự đau đớn ấy không phải là thuộc của mình, không phải là mình, và đấy cũng là một phương cách khác giúp mình tự tách rời ra khỏi những khổ đau trong cuộc sống.

            Điểm thứ hai mà Đức Phật nêu lên trong bài kinh này là một sự mở rộng liên quan đến phản ứng của chúng ta trước những giác cảm đớn đau. Thật vậy hằng ngày chúng ta bị không biết bao nhiêu mũi tên đủ loại nhắm bắn, có những mũi tên chỉ làm sướt da nhưng đôi khi cũng có những mũi tên phập vào chỗ nhược, và cứ mỗi mũi tên phập vào các giác quan trên thân xác thì lại còn kèm thêm một mũi tên thứ hai bắn vào tâm thức mình nữa. Thay vì nhìn thẳng vào những thứ đau đớn đó để tìm cách hóa giải chúng thì chúng ta lại tìm mọi cách khỏa lấp, che dấu và "bù đắp" chúng bằng lạc thú, và trong bài kinh này thì trong số các lạc thú ấy Đức Phật chỉ nêu lên dục tính là một hình thức lạc thú mạnh nhất mang tính cách bản năng.

            Khổ đau theo Phật Giáo mang ý nghĩa thật sâu sắc và bao quát: từ những "khổ đau của khổ đau" tức là những sự đau đớn thô thiển nhất trên thân xác, cho đến những "khổ đau gây ra bởi vô thường" tức là khổ đau của sự bất toại nguyện, và cả những "khổ đau thật sâu kín" thuộc bản chất của sự hiện hữu, tức là khổ đau của sự hình thành trói buộc. Nếu mở rộng tầm nhìn thì chúng ta sẽ thấy rằng dưới một góc cạnh nào đó sự sinh hoạt của con người hầu hết là nhằm để khỏa lấp và bù đắp cho các thứ khổ đau mang tính cách hiện sinh trên đây: nào là âm nhạc, trò chơi điện tử, phim ảnh, quần áo phấn son, xe hơi bóng loáng... cho đến các lạc thú dục tính mà người ta thường gọi dưới một cái tên thật đẹp là "tình yêu".

            Bài kinh về Mũi Tên chuyển ngữ dưới đây được dựa vào hai bản tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu và của Nianaponika Thera, một bản dịch tiếng Pháp của Michel Proulx và một bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Nhằm giúp người đọc tiện tham khảo thêm, các bản dịch này cũng sẽ được gom chung trong phần phụ lục.

 

BÀI KINH VỀ MŨI TÊN
(Sallatha Sutta, SN 36.6)
(Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, PTS: S iv 207. CDB ii 1263)

Hoang Phong chuyển ngữ

 

"Này các tỳ kheo, một người bình dị không được học hỏi cảm biết được các giác cảm thích thú, đớn đau, không thích-thú-cũng-không-đớn-đau (trung hòa). Một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn cũng cảm biết được các giác cảm thích thú, đớn đau, không-thích-thú-cũng-không-đớn-đau. Vậy sự khác biệt ở đâu, sự cách biệt giữa họ như thế nào, và các yếu tố nào giúp để phân biệt giữa một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn và một người bình dị không được học hỏi?

"Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là cội nguồn của những lời giáo huấn, là người giảng dạy và cũng là người bình giảỉ. [Vì thế] tốt hơn hết xin Đấng Thế Tôn hãy giải thích về ý nghĩa của câu ấy. [Nếu] được nghe chính Đấng Thế Tôn nói lên thì các tỳ kheo sẽ mãi mãi ghi nhớ những lời nói ấy.

- Này các tỳ kheo, vậy hãy chăm chú lắng nghe, Ta sẽ giảng.

Các tỳ kheo vâng dạ:

- Bạch Thế Tôn, chúng con xin lắng nghe.

Đấng Thế Tôn giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực (hối tiếc vì mình đã lỡ lầm) và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận hai sự đau đớn: trên thân xác và trong tâm thần. Chẳng khác gì như người ta bắn một mũi tên vào một người nào đó, sau đấy lại bắn thêm một mũi thứ hai: người này tất phải chịu sự đau đớn của hai mũi tên. Cũng thế, một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một cảm nhận đớn đau thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực và hoảng sợ. Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần.

"Khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn thì một người không được học hỏi sẽ tìm cách kháng cự lại (cưỡng lại, không chấp nhận) sự đau đớn ấy. Người này sẽ không sao tránh khỏi bị ám ảnh bởi thái độ kháng-cự-bướng-bỉnh ấy của mình. Vì phải gánh chịu giác cảm đau đớn ấy [nên] người này tìm sự vui thích trong các lạc thú dục tính (với mục đích "che lấp" hay "bù đắp" các giác cảm đau đớn của mình). Tại sao lại như thế? Bởi vì một người bình dị không được học hỏi sẽ không thể tìm được một lối thoát nào khác hơn trước các giác cảm đau đớn của mình, ngoài các lạc thú dục tính. Khi đã tìm kiếm sự vui thích trong các lạc thú dục tính, thì người ấy tất sẽ bị ám ảnh bởi bất cứ một sự đam-mê-bướng-bỉnh nào đối với các lạc thú ấy. [Vì] không nhận biết được thật sự giác cảm [lạc thú] ấy bắt nguồn từ đâu, sự chấm dứt của nó là gì, sức quyến rũ của nó như thế nào, các tác hại của nó ra sao và đâu sẽ là lối thoát, [nên] người ấy luôn bị ám ảnh bởi sự vô-minh-bướng-bỉnh của mình đối với các giác cảm không-thích-thú-cũng-không-đớn-đau.

"Cảm nhận được sự thích thú, người ấy có cảm giác như mình gắn liền với nó (sự thích thú và mình là một). Cảm nhận được sự đau đớn, người ấy có cảm giác như mình gắn liền với nó. Cảm nhận được sự không-thích-thú-cũng-không đớn-đau, người ấy có cảm giác như mình gắn liền với nó. [Vì thế] có thể xem người ấy là một người bình dị không được học hỏi, một người gắn liền với sự sinh, già nua và cái chết, với đau buồn, ta thán, khốn cùng và tuyệt vọng. Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng người ấy tự trói mình với khổ đau.

"Đối với một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn thì dù phải gánh chịu một giác cảm đau đớn thì cũng không ta thán, oán trách, đau buồn, không đấm ngực cũng không hoảng sợ. Vì thế người ấy cũng chỉ cảm nhận một sự đau đớn duy nhất trên thân xác, không có một sự đau đớn nào xảy ra trong tâm thần. Đấy cũng chẳng khác gì như người ta chỉ bắn một mũi tên vào một người nào đó, và sau đấy thì không bắn thêm một mũi tên nào khác nữa. Vì thế người ấy cũng chỉ cảm nhận sự đau đớn gây ra bởi một mũi tên duy nhất mà thôi. Cũng thế, một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn thì dù phải gánh chịu một giác cảm đau đớn thì cũng không ta thán, oán trách, đau buồn, không đấm ngực cũng không hoảng sợ. Người ấy chỉ cảm thấy đau đớn duy nhất trên thân xác, nhưng tâm thần thì không hề xao xuyến. 

"Người này dù phải gánh chịu giác cảm đau đớn nhưng không tìm cách kháng cự lại. Người này sẽ không hề bị ám ảnh bởi sự kháng-cự-bướng-bỉnh của mình đối với sự cảm nhận đớn đau. Dù phải gánh chịu sự cảm nhận đớn đau thế nhưng người này không tìm kiếm sự vui thích trong các lạc thú dục tính. Tại sao lại như thế? Bởi vì một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, sẽ quán thấy thật rõ ràng phương pháp giúp mình thoát ra khỏi các giác cảm đớn đau, khác hơn là bằng cách tìm kiếm các lạc thú dục tính. Vì không hề tìm kiếm sự vui thích trong các lạc thú dục tính, nên người ấy sẽ không bị ám ảnh bởi sự đam-mê-bướng-bỉnh của mình đối với các giác cảm thích thú. Nhờ quán thấy thật minh bạch nguồn gốc, sự chấm dứt, sự quyến rũ, các tác hại của các giác cảm ấy và cả phương cách thoát ra khỏi chúng, nên người ấy không còn bị chi phối bởi sự vô-minh-bướng-bỉnh của mình đối với các giác cảm ấy cũng như đối với thể dạng không-thích-thú-cũng-không-đớn-đau.

"Cảm nhận sự thích thú, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận sự đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận được giác cảm không thích-thú-cũng-không-đau-đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. [Vì thế] có thể xem người ấy như là một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, đã tách ra khỏi sự sinh, sự già nua và cái chết, đã tách ra khỏi mọi thứ lo buồn, ta thán, đau buồn, khốn cùng và tuyệt vọng. Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau".

Kệ

Đấy là sự khác biệt, sự chênh lệch, và cũng là các yếu tố giúp phân biệt giữa một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn và một người bình dị không được học hỏi.

Những ai đã quán thấy và [chăm lo] học hỏi sẽ không cảm thấy [trong tâm thần mình] một sự cảm nhận thích thú hay đớn đau nào, đấy là sự khác biệt về sự khôn khéo giữa một kẻ sáng suốt và một người bình dị.

Đối với một người được hưởng sự giáo huấn, thấu triệt được Dhamma (Đạo Pháp)

và quán thấy được thật minh bạch [những gì sẽ xảy ra với mình] trong kiếp sống này và cả kiếp sống sau,

Thì những gì mang tính cách thích thú sẽ không thể mê hoặc được tâm thức người ấy,

và những gì ghét bỏ cũng sẽ không thể tạo được một sự đề kháng nào của người ấy.

Dù có chấp nhận hay không chấp nhận những thứ ấy, thì cuối cùng chúng cũng tan biến hết, nào chúng có hề hiện hữu đâu!

Khi đã quán triệt được thế nào là sự ô nhiễm (của lạc thú) và thể dạng đau buồn (mang lại từ giác cảm), thì người ấy sẽ vượt lên trên mọi sự hình thành và đạt được Bến Bờ Bên Kia.

 

Vài lời ghi chú của người dịch

            Nội dung của bài kinh tương đối dễ hiểu và đã được tóm lược trong phần giới thiệu trên đây, tuy nhiên chúng ta cũng có thể đối chiếu các bản dịch khác nhau, ít nhất là trên phương diện hình thức, hầu giúp mình tìm hiểu và học hỏi thêm. Kinh điển là một phương tiện chuyển tải Trí Tuệ của Đức Phật, và các bản kinh đầu tiên bằng tiếng Pa-li cũng chỉ bắt đầu được ghi chép trên lá bối vào khoảng cuối thế kỷ thứ I trước Tây Lịch, khi người Tamil từ miền nam Ấn Độ tràn lên đảo Tích Lan đánh phá. Chúng ta cũng cần ý thức rằng Đức Phật thuyết giảng cho những người dân chất phác trong thung lũng sông Hằng cách nay đã hơn 25 thế kỷ, và không mấy người trong số họ được đi học và biết chữ như chúng ta ngày nay. Tuy thế sau gần 5 thế kỷ truyền khẩu và 20 thế kỷ sao chép và dịch thuật, chúng ta vẫn còn thừa hưởng được những lời thuyết giảng sâu sắc và siêu việt của Đức Phật. Quả đấy là cả một kỳ công trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tất cả đều nhờ vào sức cố gắng phi thường của các thế hệ tiền nhân.

            Vì thế chúng ta cũng nên tiếp tục bảo tồn gia tài đó một cách xứng đáng và cẩn thận. Thanissaro Bikkhu (1949...), Nyanaponika Thera (1901-1994), Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918-2012), Thiền sư Michel Proulx...là một vài vị tiêu biểu cho cả một số người thật đông đảo đã hy sinh trọn đời mình để đảm đang trọng trách đó.

123

1- Thanissaro Bikkhu (1949...)
2- Nyanaponika Thera (1901-1994)
3- HT Thích Minh Châu (1918-2012)
4- Thiền sư Michel Proulx (chân dụng tự họa)

            Dầu sao thì công việc dịch thuật cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng của cá tính người dịch cũng như bối cảnh văn hóa của từng địa phương và thời đại. Các bản dịch bài kinh Sallatha Sutta của các vị trên đây do đó cũng đã mang một vài nét khác biệt nhau. Thanissaro Bikkhu và Nyanaponika Thera đều cố gắng dịch một cách thật dễ hiểu, tuy nhiên bản dịch của Thanissaro tỏ ra từ chương hơn, và trong hai câu sau đây trong bản dịch của ông có một chữ mới là chữ stress (chứng căng thẳng thần kinh) do chính ông ghép thêm vào: 

"... He is joined, I tell you, from suffering & stress" (câu này ở khoảng giữa bài kinh)

"... He is disjoined, I tell you, from suffering & stress" (câu kết của bài kinh)

Tạm dịch:

"...Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng người ấy tự trói mình với khổ đau & căng thẳng tâm thần"

"... Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau và căng thẳng tâm thần"

            Chữ căng thẳng tâm thần hay căng thẳng thần kinh là một thuật ngữ thuộc các ngành y khoa và tâm lý học hiện đại, và thiết nghĩ cũng không cần ghép thêm chữ này vào chữ khổ đau (dukkha/suffering) trong bản kinh gốc, bởi vì chữ dukkha (khổ đau) trong Phật Giáo cũng đã mang ý nghĩa thật rộng và đầy đủ, bao hàm từ các thứ "khổ đau của khổ đau", "khổ đau vì vô thường""khổ đau vì bản chất trói buộc của sự hiện hữu". Văn phong trong bản dịch của Nyanaponika có vẻ "hiện đại" hơn và cũng không thấy dịch phần kệ kèm theo bài kinh, có thể Nynaponika cũng đã ý thức được rằng các câu kệ ấy không phải là các lời thuyết giảng của Đức Phật. Bản dịch tiếng Pháp căn cứ vào hai bản tiếng Anh trên đây cho thấy cách dùng chữ rất khéo và ý nghĩa trong bài kinh cũng được diễn đạt rất rõ, thế nhưng trong phần dịch các câu kệ thì lại cho thấy dường như có một sự tránh né nào đó. Có lẽ Michel Proulx muốn tránh không nêu lên khái niệm luân hồi nên trong câu kệ: "Đối với một người được hưởng sự giáo huấn, thấu triệt được Đạo Pháp và quán thấy được [những gì sẽ xảy ra với mình] trong kiếp sống này và kiếp sống sau..." đã dịch các chữ kiếp sống này và kiếp sống sauthế giới này và thế giới khác, do đó không nói lên được ý nghĩa của câu này trong bản gốc.

             Đối với bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu thì chúng ta nhận thấy rõ ràng là Hòa Thượng đã sử dụng quá nhiều chữ Hán, do đó bản dịch trở nên khó hiểu cho một số người ngày nay thường không có căn bản Hán học. Chẳng hạn như trong các câu mở đầu bài kinh Đức Phật nêu lên chủ đề là có những sự khác biệt nào giữa một người bình dị và một người tu hành khi cả hai đều cảm biết được như nhau các giác cảm thích thú, đau đớn và không-thích-thú-cũng-không-đau-đớn. Thế nhưng Hòa Thượng đã dịch câu này một cách rất từ chương và bằng các thuật ngữ tiếng Hán như sau:

"Này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Này các Tỳ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Ở đây, này các Tỳ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?"

            Cách dịch đó vừa dài dòng lại vừa khó hiểu. Nói rộng hơn thì chúng ta sẽ thấy rằng nếu Phật Giáo Việt Nam còn tiếp tục lệ thuộc quá nhiều vào kinh sách Hán ngữ thì việc phát triển sẽ còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

            Ngoài ra sở dĩ bài kinh trên đây đã được chọn và lược dịch là nhằm tiếp tục một loạt bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo về sự Đau Đớn và Bệnh Tật", mà ba bài đã được đưa lên trang Thư Viện Hoa Sen trước đây: 

            - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem)

            - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan (Khyentsé Rinpoché)

            - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Đạo Nguyên)

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 09.04.14

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

Phụ Lục

I- Bản dịch tiếng Anh từ tiếng Pa-li của Thanissaro Bhikkhu (1997)

The Arrow

"Monks, an uninstructed run-of-the-mill person feels feelings of pleasure, feelings of pain, feelings of neither-pleasure-nor-pain. A well-instructed disciple of the noble ones also feels feelings of pleasure, feelings of pain, feelings of neither-pleasure-nor-pain. So what difference, what distinction, what distinguishing factor is there between the well-instructed disciple of the noble ones and the uninstructed run-of-the-mill person?"

"For us, lord, the teachings have the Blessed One as their root, their guide, & their arbitrator. It would be good if the Blessed One himself would explain the meaning of this statement. Having heard it from the Blessed One, the monks will remember it."

"In that case, monks, listen & pay close attention. I will speak."

"As you say, lord," the monks responded.

The Blessed One said, "When touched with a feeling of pain, the uninstructed run-of-the-mill person sorrows, grieves, & laments, beats his breast, becomes distraught. So he feels two pains, physical & mental. Just as if they were to shoot a man with an arrow and, right afterward, were to shoot him with another one, so that he would feel the pains of two arrows; in the same way, when touched with a feeling of pain, the uninstructed run-of-the-mill person sorrows, grieves, & laments, beats his breast, becomes distraught. So he feels two pains, physical & mental.

"As he is touched by that painful feeling, he is resistant. Any resistance-obsession with regard to that painful feeling obsesses him. Touched by that painful feeling, he delights in sensual pleasure. Why is that? Because the uninstructed run-of-the-mill person does not discern any escape from painful feeling aside from sensual pleasure. As he is delighting in sensual pleasure, any passion-obsession with regard to that feeling of pleasure obsesses him. He does not discern, as it actually is present, the origination, passing away, allure, drawback, or escape from that feeling. As he does not discern the origination, passing away, allure, drawback, or escape from that feeling, then any ignorance-obsession with regard to that feeling of neither-pleasure-nor-pain obsesses him.

"Sensing a feeling of pleasure, he senses it as though joined with it. Sensing a feeling of pain, he senses it as though joined with it. Sensing a feeling of neither-pleasure-nor-pain, he senses it as though joined with it. This is called an uninstructed run-of-the-mill person joined with birth, aging, & death; with sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs. He is joined, I tell you, with suffering & stress.

"Now, the well-instructed disciple of the noble ones, when touched with a feeling of pain, does not sorrow, grieve, or lament, does not beat his breast or become distraught. So he feels one pain: physical, but not mental. Just as if they were to shoot a man with an arrow and, right afterward, did not shoot him with another one, so that he would feel the pain of only one arrow. In the same way, when touched with a feeling of pain, the well-instructed disciple of the noble ones does not sorrow, grieve, or lament, does not beat his breast or become distraught. He feels one pain: physical, but not mental.

"As he is touched by that painful feeling, he is not resistant. No resistance-obsession with regard to that painful feeling obsesses him. Touched by that painful feeling, he does not delight in sensual pleasure. Why is that? Because the well-instructed disciple of the noble ones discerns an escape from painful feeling aside from sensual pleasure. As he is not delighting in sensual pleasure, no passion-obsession with regard to that feeling of pleasure obsesses him. He discerns, as it actually is present, the origination, passing away, allure, drawback, and escape from that feeling. As he discerns the origination, passing away, allure, drawback, and escape from that feeling, no ignorance-obsession with regard to that feeling of neither-pleasure-nor-pain obsesses him.

"Sensing a feeling of pleasure, he senses it disjoined from it. Sensing a feeling of pain, he senses it disjoined from it. Sensing a feeling of neither-pleasure-nor-pain, he senses it disjoined from it. This is called a well-instructed disciple of the noble ones disjoined from birth, aging, & death; from sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs. He is disjoined, I tell you, from suffering & stress.

"This is the difference, this the distinction, this the distinguishing factor between the well-instructed disciple of the noble ones and the uninstructed run-of-the-mill person."

The discerning person, learned, doesn't sense a (mental) feeling of pleasure or pain: This is the difference in skillfulness between the sage & the person run-of-the-mill. For a learned person who has fathomed the Dhamma, clearly seeing this world & the next, desirable things don't charm the mind, undesirable ones bring no resistance. His acceptance & rejection are scattered, gone to their end, do not exist. Knowing the dustless, sorrowless state, he discerns rightly, has gone, beyond becoming, to the Further Shore.

II- Bản dịch tiếng Anh từ tiếng Pa-li của Nyanaponika Thera (1998)

The Dart

"An untaught worldling, O monks, experiences pleasant feelings, he experiences painful feelings and he experiences neutral feelings. A well-taught noble disciple likewise experiences pleasant, painful and neutral feelings. Now what is the distinction, the diversity, the difference that exists herein between a well-taught noble disciple and an untaught worldling?

"When an untaught worldling is touched by a painful (bodily) feeling, he worries and grieves, he laments, beats his breast, weeps and is distraught. He thus experiences two kinds of feelings, a bodily and a mental feeling. It is as if a man were pierced by a dart and, following the first piercing, he is hit by a second dart. So that person will experience feelings caused by two darts. It is similar with an untaught worldling: when touched by a painful (bodily) feeling, he worries and grieves, he laments, beats his breast, weeps and is distraught. So he experiences two kinds of feeling: a bodily and a mental feeling.

"Having been touched by that painful feeling, he resists (and resents) it. Then in him who so resists (and resents) that painful feeling, an underlying tendency of resistance against that painful feeling comes to underlie (his mind). Under the impact of that painful feeling he then proceeds to enjoy sensual happiness. And why does he do so? An untaught worldling, O monks, does not know of any other escape from painful feelings except the enjoyment of sensual happiness. Then in him who enjoys sensual happiness, an underlying tendency to lust for pleasant feelings comes to underlie (his mind). He does not know, according to facts, the arising and ending of these feelings, nor the gratification, the danger and the escape, connected with these feelings. In him who lacks that knowledge, an underlying tendency to ignorance as to neutral feelings comes to underlie (his mind). When he experiences a pleasant feeling, a painful feeling or a neutral feeling, he feels it as one fettered by it. Such a one, O monks, is called an untaught worldling who is fettered by birth, by old age, by death, by sorrow, lamentation, pain, grief and despair. He is fettered by suffering, this I declare.

"But in the case of a well-taught noble disciple, O monks, when he is touched by a painful feeling, he will not worry nor grieve and lament, he will not beat his breast and weep, nor will he be distraught. It is one kind of feeling he experiences, a bodily one, but not a mental feeling. It is as if a man were pierced by a dart, but was not hit by a second dart following the first one. So this person experiences feelings caused by a single dart only. It is similar with a well-taught noble disciple: when touched by a painful feeling, he will no worry nor grieve and lament, he will not beat his breast and weep, nor will he be distraught. He experiences one single feeling, a bodily one.

"Having been touched by that painful feeling, he does not resist (and resent) it. Hence, in him no underlying tendency of resistance against that painful feeling comes to underlie (his mind). Under the impact of that painful feeling he does not proceed to enjoy sensual happiness. And why not? As a well-taught noble disciple he knows of an escape from painful feelings other than by enjoying sensual happiness. Then in him who does not proceed to enjoy sensual happiness, no underlying tendency to lust for pleasant feelings comes to underlie (his mind). He knows, according to facts, the arising and ending of those feelings, and the gratification, the danger and the escape connected with these feelings. In him who knows thus, no underlying tendency to ignorance as to neutral feelings comes to underlie (his mind). When he experiences a pleasant feeling, a painful feeling or a neutral feeling, he feels it as one who is not fettered by it. Such a one, O monks, is called a well-taught noble disciple who is not fettered by birth, by old age, by death, by sorrow, lamentation, pain, grief and despair. He is not fettered to suffering, this I declare.

"This, O monks, is the distinction, the diversity, the difference that exists between a well-taught noble disciple and an untaught worldling."

 

III- Bản dịch tiếng Pháp dựa vào hai bản dịch tiếng Anh trên đây Michel Proulx

(2004?, http://www.canonpali.org/tipitaka/suttapitaka/samyutta/sn36-006.html)

La flèche

"Moines, une personne ordinaire sans instruction ressent des sensations de plaisir, de douleur, de ni-plaisir-ni-douleur. Un disciple bien instruit des nobles personnes ressent aussi des sensations de plaisir, de douleur, de ni-plaisir-ni-douleur. Alors, quelle différence, quelle disctinction, quel facteur de discrimination y a-t-il entre le disciple bien instruit des nobles personnes et la personne ordinaire sans instruction?

-- Pour nous, monsieur, les enseignements ont le Bienheureux pour racine, pour guide et pour arbitre. Il serait bon que le Bienheureux lui-même nous explique le sens de cette phrase. L'ayant entendu de la bouche du Bienheureux, les moines s'en souviendront.

-- En ce cas, ô moines, écoutez et soyez attentifs. Je vais parler.

-- Comme vous voudrez, monsieur," répondirent les moines.

Le Bienheureux dit: "Lorsqu'une personne ordinaire sans instruction est touchée par une sensation de douleur, elle se lamente, se plaint, et chagrine, se frappe la poitrine, et elle s'angoisse. Ce qui fait qu'elle ressent deux douleurs, la physique et la mentale. Tout comme si on devait tirer une flèche sur un homme, et juste après, lui en tirer une autre, de sorte qu'il ressentirait la douleur de deux flèches. De la même manière, lorsqu'elle est touchée par une sensation de douleur, la personne ordinaire sans instruction se lamente, se plaint, et chagrine, se frappe la poitrine, et elle s'angoisse. Ce qui fait qu'elle ressent deux douleurs, la physique et la mentale.

"Quand elle est touchée par cette sensation de douleur, elle y résiste. Toute obsession de résistance par rapport à cette sensation de douleur l'obsède. Touchée par cette sensation de douleur, elle se complait dans le plaisir sensuel. Pourquoi cela? Parce que la personne ordinaire sans instruction ne voit pas d'autre échappatoire à ses sensations de douleur, à part dans le plaisir sensuel. Quand elle se complait dans le plaisir sensuel, elle est obsédée par toute passion-obsession par rapport à cette sensation de plaisir. Elle ne discerne pas, telle qu'elle est présente en réalité, son origine, sa disparition, son allure, ses écueils, ni d'échappatoire à cette sensation. Quand elle ne discerne ni son origine, ni sa disparition, ni son allure, ni ses écueils, ni d'échappatoire à cette sensation, alors elle est obsédée par toute ignorance-obsession en rapport à cette sensation de ni plaisir-ni-douleur.

"En ressentant du plaisir, il le ressent comme s'il y était joint. Ressentant de la douleur, il la ressent comme s'il y était joint. Ressentant ni-plaisir-ni-douleur, il le ressent comme s'il y était joint. C'est ce qu'on appelle une personne ordinaire sans instruction, jointe à la naissance, au vieillissement, et à la mort; à la peine, aux lamentations, à la détresse, et au désespoir. Elle est jointe, vous dis-je, à la souffrance et au stress.

"Là, le disciple bien instruit des nobles personnes, lorsqu'il est touché par la sensation de douleur, ne se plaint pas et ne se lamente pas, il ne bat pas sa coulpe ni ne s'affole. Il ressent donc une douleur; physique, mais non pas mentale. Tout comme si on tirait une flèche sur un homme, et que, juste après, on n'en tirait pas une autre, il ne ressentirait donc que la douleur d'une seule flèche. De la même manière, lorsque touché par la sensation de la douleur, le disciple bien instruit des nobles personnes ne se plaint pas et ne se lamente pas, il ne bat pas sa coulpe ni ne s'affole. Il ressent une douleur; physique, mais non pas mentale.

"Comme il est touché par cette sensation de douleur, il n'y résiste pas. Il n'est en rien obsédé par la résistance à la sensation de douleur qui le touche. Touché par cette sensation de douleur, il ne se complait pas dans le plaisir sensuel. Pourquoi cela? Parce que le disciple bien instruit des nobles personnes discerne qu'il y a moyen d'échapper à la sensation de douleur à côté du plaisir sensuel. Comme il ne se complait pas dans le plaisir des sens, il n'est obsédé d'aucune passion-obsession par rapport à la sensation de plaisir. Il discerne, telle qu'elle est réellement présente, l'origine, l'extinction, l'allure, le contrecoup et l'échappée à cette sensation.. Comme il discerne l'origine, l'extinction, l'allure, le contrecoup et l'échappée à cette sensation, aucune ignorance-obsession en rapport à cette sensation de ni-plaisir-ni-douleur ne l'obsède.

"Ressentant du plaisir, il s'en sent disjoint. Ressentant de la douleur, il s'en sent disjoint. Ressentant une sensation de ni-plaisir-ni-douleur, il s'en sent disjoint? C'est ce qu'on appelle un disciple bien instruit des nobles personnes disjoint de la naissance, de la vieillesse et de la mort; des chagrins, des lamentations, des douleurs, des détresses et des désespoirs. Il est disjoint, vous dis-je, de la souffrance et de l'angoisse.

C'est là la différence, c'est là la disctinction, c'est là le facteur de distinction entre les disciples bien instruits des nobles personnes et les personnes ordinaires sans instruction."

Ceux qui ont du discernement, qui sont instruits
Ne ressentent pas une sensation (mentale) de plaisir ou de douleur:
C'est là la différence de capacités
Entre un sage et une personne ordinaire.

Pour une personne instruite
Qui a sondé le Dhamma
Voyant clairement ce monde et l'autre,
Les choses désirables ne charment pas l'esprit,
Et les désirables ne causent aucune résistance.

Son acceptation
et son rejet sont éparpillés,
Allés à leur fin,
Ils n'existent pas.

Connaissant l'état sans poussière et sans chagrin,
Il discerne correctement
Il est allé, au-delà du devenir,
Jusqu'à l'autre rive.

IV- Bản Việt dịch từ tiếng Pa-li của HT Thích Minh Châu (1980)

Kinh Với Mũi Tên

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_5-50_6-2_17-83_14-1_15-1_4-505/kinh-tuong-ung-bo-samyutta-nikaya.html

…—Này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Này các Tỳ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Ở đây, này các Tỳ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

—Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản …

—Này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ, sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác hai cảm thọ, cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm.

Ví như, này các Tỳ-kheo, có người bị người ta bắn với mũi tên, rồi họ bắn người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỳ-kheo, người ấy cảm giác cảm thọ cả hai mũi tên. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ; thời sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Người ấy cảm giác hai cảm thọ, cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm. Cảm xúc bởi khổ thọ ấy, người ấy cảm thấy sân hận (patigha). Do cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ được tồn chỉ tùy miên (anuseti). Cảm xúc bởi khổ thọ, người ấy hoan hỷ dục lạc. Vì sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không tìm thấy một sự xuất ly khổ thọ nào khác, ngoài dục lạc. Do hoan hỷ dục lạc ấy, tham tùy miên đối với lạc thọ tồn tại. Người ấy không như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy. Do người ấy không như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy, nên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ tồn tại. Nếu người ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc (sannutto). Nếu người ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc. Nếu người ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy bị trói buộc bởi đau khổ.

Và này các Tỳ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử khi cảm xúc khổ thọ thời không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đấm ngực, không có đi đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm thọ cảm giác một cảm thọ, tức là cảm thọ về thân, không phải cảm thọ về tâm.

Ví như, này các Tỳ-kheo, có người bị người ta bắn một mũi tên. Họ không bắn tiếp người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỳ-kheo, người ấy cảm giác cảm thọ của một mũi tên. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử khi cảm xúc khổ thọ; vị ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác chỉ một cảm thọ, cảm thọ về thân, không phải cảm thọ về tâm. Vị ấy không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy. Do không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ không có tồn tại. Cảm xúc bởi khổ thọ, vị ấy không hoan hỷ dục lạc. Vì sao? Vì bậc Ða văn Thánh đệ tử có tuệ tri một sự xuất ly khác đối với khổ thọ, ngoài dục lạc. Vì vị ấy không hoan hỷ dục lạc, tham tùy miên đối với dục lạc không có tồn tại. Vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của những cảm thọ ấy. Vì rằng, vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy. Vì rằng, vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy, đối với bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên không có tồn tại. Nếu vị ấy cảm thọ lạc thọ, vị ấy cảm thọ lạc thọ như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác như người không bị trói buộc. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là Tỳ-kheo không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ão. Ta nói rằng vị ấy không bị trói buộc bởi đau khổ.

Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là thù thắng, đây là sự sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu.

Bậc Trí tuệ Ða văn,
Lạc khổ không chi phối,
Giữa kẻ trí, phàm phu,
Thiện sai biệt rất lớn.

Bậc Ða văn, Tầm pháp,
Thấy đời này, đời sau,
Ái pháp không phá tâm,
Không ái, không sân hận.

Tùy thuận hay đối nghịch,
Tiêu tán, diệt, không còn,
Vị ấy biết con đường,
Ðường không cấu, không sầu,
Chánh trí, đoạn tái sanh,
Ðến được bờ giác ngộ.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch