PG & Đời sống
Mạn đàm về việc sang cát
Đại ĐứcThích Minh Tiến
13/03/2015 21:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đêm, mấy thầy trò nó một phen hú vía, múa may quay cuồng, mải mê niệm Phật, cầu gia hộ cho 2 cụ cố và 2 ông bà đều đã mất ở tuổi 80, 90. Điều đặc biệt là bác trưởng đứng ra làm thủ tục cho các cụ các ông bà cùng một đêm sang cát ngoài đồng không mông quạnh, vậy mới đáng lo lắng làm sao!

"Đêm đông, ta lê những bước chân  phong trần tha hương. Đêm đông, có ai thấu tình cô lữ đêm đông vắng nhà ... " Cẩm Ly rên rỉđến nhức óc...Mưa lây phây, nhập nhoèm với bóng hoàng hôn, đèn mờ trăng trong với phố Diễn Châu, nó đang lang thang trên đường đời vạn lý. 6 năm về trước, nó đã từng đố vui mọi người trên face book: "Cô lữ" là ai? có người nói:"cô ấy lên Lữ", kẻ nhắn sang cộc lốc: "đồng cô tên Lữ", người lảm nhảm: "lữ khách cô đơn vắng nhà đêm đông đang rên rỉ".Giờ nghĩ lại chắc đang ám vận đến nó đêm nay  đây chăng! hi hi...


Về quê Choa( Xứ Nghệ) bốc mộ. Cũng 6 năm về trước, nó nhớ như in vụ thay áo cho người thân nhà nó ngoài Cẩm Giàng- Hải Dương, cái lão Đông Cóc chết tiệt đi theo ra đồng tụng kinh cho vong một bác bị ung thư lâu năm, thấy cảnh xương xẩu, kèm theo mùi hôi xú uế của thịt da,sợ quá đánh rơi cả mõ lẫn dùi. Đứa bé ở lại trông nhà, không được cho đi thì ao ước, nghe nói bác Tuệ đẹp trai, giờ đến thời điểm sang cát cũng chưa một lần được về ngắm thực tiễn dung nhan người đã khuất. Bấm bụng bảo dạ: 


-Nếu đủ duyên lành, mày có được ngắm xương cốt lúc này thì hồn vía mày cũng lên mây chứ chả chơi! 


Đêm, mấy thầy trò nó một phen hú vía, múa may quay cuồng, mải mê niệm Phật, cầu gia hộ cho 2 cụ cố và 2 ông bà đều đã mất ở tuổi 80, 90. Điều đặc biệt là bác trưởng đứng ra làm thủ tục cho các cụ các ông bà cùng một đêm sang cát ngoài đồng không mông quạnh, vậy mới đáng lo lắng làm sao!


Ừ thì đã đành, ai cũng có cha già mẹ héo, ai cũng phải gắng gượng vượt qua chính mình, ai cũng phải ít nhất một đôi lần chia tay người thân. Người Bắc vẫn còn tập tục 3 năm thay áo một lần, làm như vậy với ý nguyện gặp lại ân nhân lần cuối cho sạch sẽ, toại tâm- Thực chất đây là việc thu gom nhặt lượm lại nhúm xương còn lại sau vài năm, phần nội tạng và cơ thịt đã tiêu huỷ,người thân xếp ngay ngắn xương từ quan tài vào trong tiểu sành, di dời từ vùng hung táng đến nơi cát táng để thờ phụng vĩnh viễn,sang cát để tránh sập ván thiên, tránh hư hao thất lạc hoặc tránh bị tiêu huỷ xương của người quá cố trong đất. Sau lần sang cát này sẽ không bao giờ bới mộ lên lần nữa, trừ phi phải di dời vì lý do quốc gia có dự án xây dựng đặc biệt trên mộ phần đó.


Nào hương hoa đèn nến, nào quế hồi, rồi đến trầm thơm,  ngũ vị đã chuẩn bị đầy đủ, vượt thời gian và lộ trình 300km có lẻ. Phố thị giăng đèn xa xa, trời lâm thâm mưa heo hút, tiết "đông chí", thí chủ đang hóng những  hạt khí trôi lăn trong vũ trụ bao la kia , các cụ cho rằng khí đang kết, thời điểm này bốc mộ không kiêng ngày giờ sát chủ, miễn sao đừng để ánh mặt trời xiên rọi ban ngày sẽ dễ mục xương, tập tục cải mả ban đêm  là vậy.


Điểm qua một số nước vùng Phật Giáo, tập tục mai táng cũng nhiều cách, nhưng chủ yếu là trà tỳ( đốt bằng củi) như ở Ấn Độ.


 Hoả thiêu bằng lò lửa Etilen có nhiệt độ cao ở các nước  Phương Tây, sau đem tro cốt về chôn tập trung, có nơi hiếm đất như nước Mỹ, con cháu  phải làm mộ thành từng tầng sâu trở lên, mỗi mộ của dòng tộc có khi chứa vài ba chục lọ tro cốt là chuyện bình thường. 


Trong Thành Phố ở nước Nhật cũng có nghĩa trang chôn tro cốt sau khi hỏa thiêu nhưng được cải tạo thành công viên vĩnh hằng, có  cả  các dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em và  người lớn sinh hoạt tạm nghỉ trà nước, có cả chùa chiền giữa vùng nghĩa địa để người lớn và người già đi thăm mộ rồi vào đó tu tập lễ bái, rồi cũng có tán cây xanh bóng mát trong bao la mộ phần, thi thoảng có cây  tủ lạnh bán nước tự động như các dịch vụ ngoài  nhà ga sân bay.


Ở Tây Tạng xưa còn có một số bộ lạc nhỏ thường tổ chức  "điểu táng", đem thi thể người chết lên núi cao, nơi có lũ chim kền kền và chim quạ sinh sống trên đó, họ dùng dao lóc thịt người quá cố thành từng miếng nhỏ để lũ chim bu lại ăn, bên cạnh đó có  sự chứng kiến của các nhà sư Tây Tạng và ân nhân, cầu nguyện cho vong linh được siêu thoát nơi miền Cực lạc. Người ta quan niệm vong linh ( người chết )không nên luyến tiếc thân xác giả tạm mà nên bố thí cho các loài  chim quạ nhận lấy làm thức ăn.


Có nước tổ chức thuỷ táng, sau khi hoả thiêu, đem tro cốt rắc xuống sông lớn hoặc ngoài biển, hy vọng linh hồn được mát mẻ.


Nhiều nước còn có cả nghĩa địa dành cho loài "Khuyển chung tình", chụp ảnh và ghi tên đầy đủ, cũng bày hương hoa nến, các ngày giỗ của chúng, chủ nhà thường ra thắp hương cho chúng hoặc cầu nguyện cho chúng được an lành nơi thế giới bên kia.


Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường thì dù  người chết, theo tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có mộ phần riêng và cách chôn cất riêng tuỳ theo phong tục của họ.


Vùng đồng bằng Nam Bộ thường thì đào sâu chôn chặt vĩnh viễn.


Người chết vùng cao như: Tây Nguyên, Gia Lai hay Cao Bằng Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La vv, ngày xưa thường làm nhà mồ để phân chia tài sản cho vong, coi như phần thừa kế đem đi kèm để tỏ lòng thương xót và thân gần với ân nhân quá cố, nay thì ít sử dụng như vậy.


Có bộ lạc Việt xưa kia còn đem thi hài người mất chôn treo trên hang động, cheo leo trên vách núi tránh các loài thú rừng phát hiện xâm hại: “ thiên táng


Người Bắc và Trung Bộ, người chết được thân nhân tổ chức mai táng: hung táng bằng quan tài gỗ, sau năm, ba, bảy năm sẽ được cải cát vào tiểu sành, sứ, bên ngoài nếu gia đình nào có điều kiện sẽ sắm thêm quách bằng gỗ vàng tâm, gỗ lim, gỗ mít vv để bảo vệ, sau đó  chọn nơi đất tốt rước hài cốt đi chôn, đặt tên bia mộ riêng biệt. Đặc biệt nhân gian quan niệm " sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ ", vậy nên các mộ chỉ có thể cạnh nhau mà không được chôn chung .


 Tục lệ cải cát kể trên còn gọi là sang số, sang cát, thay áo, bốc mả, chuyển mộ, cát táng, hay chuyển nhà cho các cụ vv.


Ngày này với xu thế hiện đại hoá đất nước, các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội đều có Đài hoả thiêu phục vụ cho tang lễ, chủ trương nhà nước hướng dẫn, khuyến khích người dân làm thủ tục cho người quá cố bằng cách thực hiện "Tang văn minh". Dần dần chúng ta không còn lo việc hung táng nữa. Để đảm vảo vệ sinh môi trường cũng như việc sinh hoạt hàng ngày ổn định, người mất đi trong vòng trước 24h được đưa vào  bảo quản lạnh tại các nhà tang lễ lớn, sau đó chọn ngày giờ nhập liệm, phúng viếng khoảng một vài tiếng rồi tổ chức hoả thiêu, cũng có thể an táng tro cốt về đất mẹ luôn trong ngày( thời gian tối thiểu sau khi đưa vào đài hoả thiêu 2 h sẽ có thể rước tro cốt di chôn).


Đêm đông lạnh lẽo của nó được trả lại bằng những luồng suy nghĩ, phong tục tập quán sang cát, xưa các cụ dạy, nay vẫn còn, vẫn  ăn sâu len lỏi vào mỗi vùng miền của đất nước. À, mỗi khi thay đổi nếp nghĩ của người ta hẳn phải kỳ công lắm. Khi một đất nước "văn minh nông nghiệp" vẫn giữ vai trò chủ đạo như nước ta,với điều kiện khí hậu hà khắc, điều kiện tự nhiên chưa đáp ứng được trọn vẹn mọi nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh thì chúng ta vẫn còn duy trì những "tập tục văn hoávừa bị cho là cổ hủ lạc hậu, vừa được xem là văn hoá đặc trưng vùng miền. Sang cát cho người quá cố- Luật bất thành văn nhưng cũng là tập tục văn hoá bất di bất dịch của người Việt Nam xưa, nay vẫn đang duy trì và chuyển đổi dần sang “ tang văn minh”  là vậy.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch