PG & Đời sống
Từ nữ Mục sư đến Ni cô
HƯNG QUỐC
09/04/2015 21:17 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Patricia Devoe, 61 tuổi, từng được thụ phong làm mục sư của Hiệp hội Mục sư Tin Lành trong 18 năm, trước khi phát nguyện xuất gia trở thành ni cô. Cô được thọ giới chính thức vào ngày 26 tháng 11 năm 2000 tại một tu viện ở Nepal. Cô đã trò chuyện về sự chuyển đổi này.

tu-nu-muc-su-den-ni-co

Patrica Devoe: Tôi đã được hướng dẫn  đời sống tinh thần theo đức tin vào ba  ngôi (Thượng đế, Đức Jesus và Thánh  thần), trên căn bản những lời dạy của Đức Jesus về  tình yêu, lòng bác ái. Nhưng khi tôi quyết định  xuất gia theo đạo Phật, trở thành ni cô, đạo Phật  không gây những khó khăn đối với tôi, tôi không  thấy sự mâu thuẫn nào. Dĩ nhiên điều này cũng  bắt nguồn từ thời thơ ấu. Tuổi thơ của tôi dường  như được ảnh hưởng theo truyền thống tinh thần  phương Đông.

   Cuộc đời của tôi gắn bó với nhà thờ, từ hôn lễ  cho đến việc dạy dỗ con nhỏ cũng như lúc chúng  trưởng thành, sự tích cực và lòng nhiệt thành của  tôi đã đưa đến kết quả là tôi được Giáo hội công  nhận là mục sư, rồi mục sư dòng Giám lý. Tôi là  một nữ mục sư đầu tiên chịu trách nhiệm quản xứ  và tham dự những đại hội mục sư của bang  Virginia.

 Cho đến tháng Sáu năm 1997, một biến cố tinh  thần đến với tôi, đó là cái chết của ba tôi, rồi sau đó  là cái chết của người con trai đầu của tôi. Tôi thực  sự đối diện với vô vàn khó khăn về cuộc sống mà  không thể nào tự giải toả được. Những cái chết  của người thân đã cho tôi một kinh nghiệm về khổ  đau. Từ hồi còn bé, tôi đã đặt ra những câu hỏi cho  chính mình, những câu hỏi về cái chết và khổ đau.  Khi là mục sư, tôi tiếp xúc với nhiều tín hữu khắp  nơi trên thế giới, trả lời những câu hỏi của họ,  nhưng bản thân thì tôi không thoả mãn được  những câu hỏi của chính mình với giáo lý nhà thờ  mà tôi được học.

 Khi tôi đặt vấn đề các kiếp sống trong quá khứ,  vấn đề luân hồi tái sinh, tôi cảm giác rằng mình  đang vi phạm điều cấm kỵ. Ba năm sau đó, tôi được  tiếp xúc với các truyền thống tâm linh khác, như  các truyền thống của thổ dân Mỹ, Phật giáo…, lúc  đó, tôi mới có cơ hội được hướng dẫn một cách  sâu sắc hơn, và tự giải toả phần nào nỗi đau đớn  trước ám ảnh về cái chết của ba tôi và đứa con trai  của tôi.

  Thầy Siliana Bosa: Cuộc sống xảy đến như nó  phải đến và kết thúc khi nó phải kết thúc…

  Patricia Devoe: Vâng, đúng vậy. Nhiều cảm  giác đến với tôi và kết cuộc là làm nên những  quyết định thay đổi. Trước đây, tôi không nghe  được tiếng nói từ bên trong bản thân mình, nhưng  rồi một hôm, tôi nghe rất rõ: “Patricia, hãy quyết  định sẽ giúp bản thân hay sẽ chết”.

  Rồi tôi tìm đến Viện Tâm lý trị liệu Jung hai  tuần, sau đó trở về quê ngoại ở Scotland. Ở đây, tôi  đã tình cờ gặp được Phật giáo, với những danh từ  mà tôi chưa từng biết bao giờ. Tôi mua một cuốn  sách hướng dẫn đi Nepal, và sau đó trở về Mỹ.

 Một tháng rưỡi sau khi trở về nhà, tôi lấy được  visa đi Nepal, tôi nhớ đó là vào tháng Mười năm  1997, và ở đây, tôi thực sự đi vào đời sống tâm linh  với sự hướng dẫn của các bậc thầy Phật giáo thuộc  truyền thống Tây Tạng.

Sau thời gian tu tập ở Nepal, tôi trở về Mỹ, tham  dự nhiều khoá học Phật pháp, nhiều buổi giảng  của Đức Đạt Lai Lạt Ma, những lời giảng của ngài  đã thực sự là giải pháp cho cuộc đời của tôi. Tôi  cảm giác như đó là bàn tay ấm áp và hiền dịu chạm  vào nỗi đau của tôi, một sự nối kết sâu sắc.  Càng tham dự các khoá tu thiền định, tôi càng  cảm thấy tâm hồn thanh thản và tươi sáng, những  cơn giận dữ, nỗi ưu phiền cũng nhẹ đi…  Đạo Phật dạy cho tôi biết rằng, tâm thức của  mình là không có giới hạn, tất cả những gì mình  làm trong cuộc đời thì chính mình phải chịu trách  nhiệm chứ không thể đổ cho ai khác.

 Thầy Siliana Bosa: Các con của cô trước đây đã  phản ứng gì với những quyết định thay đổi của cô.  Trước hết là quyết định ly dị, sau đó lại chọn làm mục  sư, rồi quyết định từ bỏ tất cả để trở thành ni cô? 

Patricia Devoe: Quyết định ly dị là một nỗi đau  lớn, cho cả tôi và các con tôi. Những năm gần đây,  chúng tôi mới cùng nhau nói về nỗi đau đó. Nhìn  lại, trước đây tôi có quá nhiều tham vọng nhưng lại  rất ít sự kham nhẫn, thiếu khả năng tự kiểm soát  bản thân. Những tham vọng ấy tự do đòi hỏi tôi, và  tôi đã quyết định ly dị để tự do theo đuổi nó. Tôi  vẫn còn nhớ lời của một trong những người con  trai tôi, Baptist, cháu nói rằng con đường mà tôi  đang đi là con đường xuống đia ngục, tôi còn nhớ  lời cháu lúc đó: “Mẹ, con thương mẹ, và vì thế, con  sẽ cầu nguyện cho mẹ”. Nhưng có một điều mà tôi  không bao giờ nghĩ tới trước đây, đó là việc tôi  được xuất gia, được thọ giới Tỳ kheo ni. Các con tôi  tôn trọng quyết định của tôi, và dường như các  cháu cũng chia sẽ niềm an lạc cùng tôi.

 Cuộc đời không có gì là bất ngờ cả. Mọi quyết  định thay đổi chỉ là kết quả của một quá trình  nung nấu trong tâm. Đạo Phật đã cho tôi một sự  giải đáp thiết thực trước những bế tắc của cuộc  đời, khi những người thân yêu nhất của mình ra đi.  (Theo Mandala)

   Patricia Devoe, 61 tuổi, từng được thụ phong làm mục sư của Hiệp hội Mục sư Tin Lành trong 18 năm, trước khi phát nguyện xuất gia trở thành ni cô. Cô được thọ giới chính thức vào ngày 26 tháng 11 năm 2000 tại một tu viện ở Nepal. Cô đã trò chuyện về sự chuyển đổi này.

 HƯNG QUỐC

Patrica Devoe: Tôi đã được hướng dẫn  đời sống tinh thần theo đức tin vào ba  ngôi (Thượng đế, Đức Jesus và Thánh  thần), trên căn bản những lời dạy của Đức Jesus về  tình yêu, lòng bác ái. Nhưng khi tôi quyết định  xuất gia theo đạo Phật, trở thành ni cô, đạo Phật  không gây những khó khăn đối với tôi, tôi không  thấy sự mâu thuẫn nào. Dĩ nhiên điều này cũng  bắt nguồn từ thời thơ ấu. Tuổi thơ của tôi dường  như được ảnh hưởng theo truyền thống tinh thần  phương Đông.

  Cuộc đời của tôi gắn bó với nhà thờ, từ hôn lễ  cho đến việc dạy dỗ con nhỏ cũng như lúc chúng  trưởng thành, sự tích cực và lòng nhiệt thành của  tôi đã đưa đến kết quả là tôi được Giáo hội công  nhận là mục sư, rồi mục sư dòng Giám lý. Tôi là  một nữ mục sư đầu tiên chịu trách nhiệm quản xứ  và tham dự những đại hội mục sư của bang  Virginia.

 Cho đến tháng Sáu năm 1997, một biến cố tinh  thần đến với tôi, đó là cái chết của ba tôi, rồi sau đó  là cái chết của người con trai đầu của tôi. Tôi thực  sự đối diện với vô vàn khó khăn về cuộc sống mà  không thể nào tự giải toả được. Những cái chết  của người thân đã cho tôi một kinh nghiệm về khổ  đau. Từ hồi còn bé, tôi đã đặt ra những câu hỏi cho  chính mình, những câu hỏi về cái chết và khổ đau.  Khi là mục sư, tôi tiếp xúc với nhiều tín hữu khắp  nơi trên thế giới, trả lời những câu hỏi của họ,  nhưng bản thân thì tôi không thoả mãn được  những câu hỏi của chính mình với giáo lý nhà thờ  mà tôi được học.

 Khi tôi đặt vấn đề các kiếp sống trong quá khứ,  vấn đề luân hồi tái sinh, tôi cảm giác rằng mình  đang vi phạm điều cấm kỵ. Ba năm sau đó, tôi được  tiếp xúc với các truyền thống tâm linh khác, như  các truyền thống của thổ dân Mỹ, Phật giáo…, lúc  đó, tôi mới có cơ hội được hướng dẫn một cách  sâu sắc hơn, và tự giải toả phần nào nỗi đau đớn  trước ám ảnh về cái chết của ba tôi và đứa con trai  của tôi.

Thầy Siliana BosaCuộc sống xảy đến như nó  phải đến và kết thúc khi nó phải kết thúc…

 Patricia Devoe: Vâng, đúng vậy. Nhiều cảm  giác đến với tôi và kết cuộc là làm nên những  quyết định thay đổi. Trước đây, tôi không nghe  được tiếng nói từ bên trong bản thân mình, nhưng  rồi một hôm, tôi nghe rất rõ: “Patricia, hãy quyết  định sẽ giúp bản thân hay sẽ chết”.

 Rồi tôi tìm đến Viện Tâm lý trị liệu Jung hai  tuần, sau đó trở về quê ngoại ở Scotland. Ở đây, tôi  đã tình cờ gặp được Phật giáo, với những danh từ  mà tôi chưa từng biết bao giờ. Tôi mua một cuốn  sách hướng dẫn đi Nepal, và sau đó trở về Mỹ.

Một tháng rưỡi sau khi trở về nhà, tôi lấy được  visa đi Nepal, tôi nhớ đó là vào tháng Mười năm  1997, và ở đây, tôi thực sự đi vào đời sống tâm linh  với sự hướng dẫn của các bậc thầy Phật giáo thuộc  truyền thống Tây Tạng.

Sau thời gian tu tập ở Nepal, tôi trở về Mỹ, tham  dự nhiều khoá học Phật pháp, nhiều buổi giảng  của Đức Đạt Lai Lạt Ma, những lời giảng của ngài  đã thực sự là giải pháp cho cuộc đời của tôi. Tôi  cảm giác như đó là bàn tay ấm áp và hiền dịu chạm  vào nỗi đau của tôi, một sự nối kết sâu sắc.  Càng tham dự các khoá tu thiền định, tôi càng  cảm thấy tâm hồn thanh thản và tươi sáng, những  cơn giận dữ, nỗi ưu phiền cũng nhẹ đi…  Đạo Phật dạy cho tôi biết rằng, tâm thức của  mình là không có giới hạn, tất cả những gì mình  làm trong cuộc đời thì chính mình phải chịu trách  nhiệm chứ không thể đổ cho ai khác.

Thầy Siliana Bosa: Các con của cô trước đây đã  phản ứng gì với những quyết định thay đổi của cô.  Trước hết là quyết định ly dị, sau đó lại chọn làm mục  sư, rồi quyết định từ bỏ tất cả để trở thành ni cô? 

Patricia Devoe: Quyết định ly dị là một nỗi đau  lớn, cho cả tôi và các con tôi. Những năm gần đây,  chúng tôi mới cùng nhau nói về nỗi đau đó. Nhìn  lại, trước đây tôi có quá nhiều tham vọng nhưng lại  rất ít sự kham nhẫn, thiếu khả năng tự kiểm soát  bản thân. Những tham vọng ấy tự do đòi hỏi tôi, và  tôi đã quyết định ly dị để tự do theo đuổi nó. Tôi  vẫn còn nhớ lời của một trong những người con  trai tôi, Baptist, cháu nói rằng con đường mà tôi  đang đi là con đường xuống đia ngục, tôi còn nhớ  lời cháu lúc đó: “Mẹ, con thương mẹ, và vì thế, con  sẽ cầu nguyện cho mẹ”. Nhưng có một điều mà tôi  không bao giờ nghĩ tới trước đây, đó là việc tôi  được xuất gia, được thọ giới Tỳ kheo ni. Các con tôi  tôn trọng quyết định của tôi, và dường như các  cháu cũng chia sẽ niềm an lạc cùng tôi.

Cuộc đời không có gì là bất ngờ cả. Mọi quyết  định thay đổi chỉ là kết quả của một quá trình  nung nấu trong tâm. Đạo Phật đã cho tôi một sự  giải đáp thiết thực trước những bế tắc của cuộc  đời, khi những người thân yêu nhất của mình ra đi.  (Theo Mandala)

 HƯNG QUỐC | Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 9

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch