ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (2)
- Có được tri thức thì dễ dàng hơn việc hiện thực
tri thức ấy. Áp dụng, thực hành thì
không dễ dàng. Đối với chính tôi cũng thế,
điều ấy khó khăn. Tuy nhiên, khi so sánh
cung cách suy tư hôm nay với những gì hai mươi năm trước, tôi nghĩ rằng có sự
thay đổi nào đó, một tiến trình nào đấy.
Không kể là nhiều hay ít, miễn là có điều gì đấy chuyển biến.
- Tôi có thể bảo đảm rằng nếu quý vị thực hiện
một nổ lực liên tục với quyết tâm và niềm tin, tâm thức có thể thay đổi. Do vậy, ngay cả nếu quý vị nghĩ rằng có một
diễn biến nhỏ đã hiện thực, thì cũng đủ lý do để tiếp tục cố gắng, bởi vì một
cách chậm rãi, chậm rãi, quý vị đang thay đổi. Thậm chí nếu quý vị không thể đem đến một sự
thay đổi ấn tượng sâu sắc, thì ngay cả nếu quý vị có thể đạt đến một sự đổi
thay tối thiểu, thì điều ấy vẫn là chuyển biến tích cực.
-
Trong Phật Pháp, và trong những truyền thống Ấn Giáo cổ xưa, chúng ta tin tưởng
trong sự tái sinh, đời sống này tiếp đời sống khác. Do thế, trong kiếp sống này, nếu chúng ta
phát triển trong lĩnh vực tinh thần, ngay cả trong một tiến trình giới hạn sẽ
làm nên một tác động cho kiếp sống tới của chúng ta. Rồi thì một cố gắng khác sẽ được thực hiện.
Một tiến trình nho nhỏ chắc chắn sẽ mang đến một ảnh hưởng trong những đời
sống tới của chúng ta.
-
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta rằng một hành giả phải nghĩ trong
thời hạn của hàng kiếp sống, không chỉ bằng ngày và giờ. Khát vọng chiến thắng khổ đau, ngay từ lúc
ban đầu, là ở đấy.
-
Cùng với nguyện vọng chiến thắng khổ đau,
chúng ta phải tuân theo một cung cách đúng đắn, một phương pháp thích
đáng. Chúng ta phải thực hiện nổ lực
không mệt mõi, bất chấp năm tháng hay kiếp số vô tận. Rồi thì, sẽ có sự chấm dứt khổ đau của chúng
ta. Đức Phật đã minh chứng điều này rất
rõ ràng.
-
Hãy nhớ đến tất cả những chúng sinh khổ đau, đặc biệt là nhân loại, và những
con người nghèo khổ, những người ngay cả trong khi sống, có những đời sống khó
khăn, và cuối cùng chết một cách thảm thương.
Buồn quá, có phải không?
-
Tôi đã suy tư, và tôi nghĩ mọi người biết, đối với sự quan tâm và cố gắng của
tôi là để thúc đẩy những giá trị nhân bản và hòa hiệp tôn giáo. Đây là hai chí nguyện mà tôi sẽ mang theo cho
đến khi tôi chết.
-
Trong Đạo Phật, có nhiều bàn cải, nhiều tranh luận. Tôi cảm thấy có hai quan điểm đối kháng và rồi
thì tranh luận những giá trị của mỗi quan điểm là rất hữu ích để làm cho tâm thức
sâu sắc. Những cuộc tranh luận này không
như sự đấu tranh chính trị. Những điều
này là rất tích cực, tôi thật cảm thấy nếu không có điều này, luận lý hay tư tưởng
Đạo Phật có thể trở nên kém phát triển hơn.
Tôi cảm thấy những tranh luận và bàn cải này là rất lợi ích, nhưng những
người thiển cận hay đầu óc hẹp hòi đôi khi có một cái nhìn sai lầm về những cuộc
tranh luận này. Các cuộc tranh luận sau
đó tạo nên những sự phân chia và đưa đến đấu tranh cùng xung đột.
-
Sự phân biệt giữa Phật Giáo và không Phật Giáo là lý thuyết về hữu ngã và vô ngã. Vô ngã là quan điểm của tôi; hữu ngã là khái
niệm của họ. Không có vấn đề gì [trở ngại]!
-
Tôi tin tưởng trong vô ngã, và qua điều này, tôi đạt được nhiều lợi
ích. Nó hổ
trợ cho quan điểm và cảm nhận của tôi.
Nhưng đối với họ, lý thuyết hay khái niệm hữu ngã là rất lợi ích. Tôi
chấp nhận sự phân chia như thế. Tôi cảm thấy rằng trong khi tôi cố gắng
để có
những mối quan hệ gần gũi hơn với những truyền thống khác, tôi phải thể
hiện một
nổ lực to lớn hơn để phát triển một sự thấu hiểu tốt đẹp hơn về những
quan điểm
trong các truyền thống ấy.
-
Một điều có thể hiểu nhưng đáng buồn là một số Phật tử trong xứ sở này, đặc biệt
những người Phật tử mới (neo-Buddhists), có một thái độ tiêu cực hơn đối với Ấn
Giáo. Không có lợi ích gì! Chất chứa những cảm nhận tiêu cực đối với người
khác không phải là cung cách của Đạo Phật.
Về phía Ấn Giáo, tôi nghĩ đã đến lúc để thay đổi hệ thống đẳng cấp và những
tập quán lỗi thời. Chúng ta phải tuyên bố
một cách công khai nó: những tập quán này đã lỗi thời.
-
Thay vì bình phẩm người khác, chúng ta cố gắng để thấu hiểu họ và cải thiện những
mối quan hệ của chúng ta; những nhà chính trị, và những người hiểm độc, những kẻ
lợi dụng các sự khác biệt tôn giáo cuối cùng sẽ bị cô lập.
-
Cảm xúc, không có chúng, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị. Cảm xúc có thể rất tốt, nhưng tôi nghĩ rằng
quý vị phải làm một sự phân biệt trong những cảm xúc. Một số, trong ngắn hạn, trông thật ý vị,
nhưng về lâu về dài là tàn phá. Một số
trông hơi khó chịu lúc ban đầu, nhưng càng về sau, có một lợi ích vô biên. Thật quan trọng để biết và có thể phân biệt
những loại cảm xúc nào là hữu ích và những thứ nào là tiêu cực và phải được loại
trừ.
-
Tất cả những ai đã từng trải nghiệm với đớn đau và vui thích có quyền không chỉ
sinh tồn mà cũng là tồn tại một cách hạnh phúc.
-
Có hai mức độ của những kinh nghiệm mang đến hạnh phúc hay khổ đau. Một
đơn thuần là cảm giác. Trong khi thấy điều gì xinh tươi hay tốt đẹp,
chúng ta có thể phát sinh sự thỏa mãn tinh thần. Như một âm thinh êm
dịu có thể làm chúng ta
vui vẻ. Trong sự quan tâm này, con người
và thú vật có những trải nghiệm tương tự.
Về mức độ cảm giác, chúng ta có thể trải nghiệm sự hài lòng hay vui
thích hay đớn đau thân xác.
-
Đối với con người mức độ cảm giác rất quan trọng. Do thế, sự thoãi mái và phương tiện vật chất
là cần thiết và hữu dụng bởi vì chúng cho chúng ta niềm vui thích ở mức độ
này. Điều này sẽ bao gồm một khu vườn
xinh đẹp với những con chim và thú vật, âm nhạc, mùi hương thơm tho, vị nếm khả
quan, cũng như sự xúc chạm, kể cả kinh nghiệm ái dục. Chúng ta có những điểm này chung với các động
vật.
-
Do bởi sự thông minh, chúng ta có trí nhớ tốt hơn thú vật, một khả năng
rộng lớn
hơn để quán chiếu và để thấy những viễn tượng lâu xa - không chỉ trong
đời sống
này mà qua nhiều kiếp sống và các thế hệ.
Con người có khả năng để duy trì ký ức của quá khứ lâu xa: chúng ta đã
viết và lưu giữ những kinh nghiệm
hàng nghìn năm. Nhưng do bởi sự thông
minh của chúng ta, nguồn gốc sự lo lắng có khuynh hướng gia tăng. Do
bởi điều này, đôi khi, chúng ta có quá nhiều
dự đoán và những điều này làm cho sự lưỡng lự, nghi ngờ và sợ hãi của
chúng ta thức dậy. Trong chúng ta những điều này mạnh mẽ hơn những
động vật rất nhiều.
-
Rõ ràng, một số cảm giác lo lắng hậu quả từ sự thông minh của con người. Loại bất hạnh này không thể vượt thắng bằng sự
thoãi mái vật chất. Chúng ta thấy những
người giàu có, những người có nhiều sự thoãi mái vật chất và không cần phải ưu
tư, tuy thế, họ là những người thiếu niềm vui tinh thần.
-
Sự buồn phiền hay không thoãi mái hay bồn chồn tinh thần không thể được xóa đi
bằng sự thoãi mái vật chất đơn thuần.
Trái lại, nếu trên mức độ tinh thần, có niềm hạnh phúc và hài lòng, sự
thiếu tiện nghi vật chất có thể được đối phó một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, chịu đựng những khó
khăn vật chất có thể mang đến sự toại nguyện tinh thần hơn.
-
Khi chúng ta đã được chuẩn bị tinh thần, chúng ta sẳn sàng để đối diện bất cứ
khổi lượng bất tiện vật lý nào. Thế nên,
mức độ kinh nghiệm tinh thần là siêu tuyệt hơn mức độ cảm nhận của giác quan (mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân). Đó là tại sao sự
tiến triển hay phát triển vật chất là thiết yếu, nhưng việc đạt được mục tiêu vật
chất đơn thuần không thể thỏa mãn, không thể hoàn thành tất cả những yêu cầu của
con người. Con người chúng ta cần hơn
thế. Kẻ tàn phá niềm hòa bình và thoải
mãi tinh thần là bộ phận của cảm xúc mà chúng ta gọi là cảm xúc tiêu cực.
-
Những cảm xúc như lòng từ bi mạnh mẽ, một cảm giác ân cần và quan tâm cho những
người khác có thể được cảm nhận một cách nhiệt tình, nhưng chúng chỉ mang đến
cho tâm thức chúng ta một chút náo động mà
thôi. Thật sự mà nói, những cảm
xúc này được phát khởi và phát triển một
cách thận trọng qua rèn luyện, qua lý trí.
Chúng không đến một cách lập tức.
-
Những cảm xúc như giận dữ và ghen tỵ, đến một cách tức thì, mặc dù chúng ta có
thể có một lý do giả tạo nào đấy cho sự xuất hiện của chúng. Và những cảm xúc này thường thường là tàn
phá, trái lại những cảm xúc như từ ái, bi mẫn mạnh mẽ, và một cảm giác ân cần về
lâu về dài, là hữu dụng, có ích và lợi lạc.
-
Sự phân biệt giữa những cảm xúc tiêu cực và tích cực căn cứ trên sự kiện rằng từ
bản chất tự nhiên tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ
đau. Do vậy, bất cứ điều gì - ngoại tại
cũng như nội tại - thứ nào mang đến hạnh phúc một cách căn bản là tích cực. Bất cứ điều gì mang đến trải nghiệm khổ đau
là tiêu cực.
-
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm đến, định luật căn bản là: chúng ta muốn
hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng ta là đạt được hạnh phúc. Do thế, những thứ nào phát sinh sự toại nguyện,
vui sướng, và hạnh phúc là tích cực bởi vì đây là những gì chúng ta tìm cầu. Những cảm xúc tiêu cực tàn phá hạnh phúc của
chúng ta.
-
Hãy cố gắng sử dụng óc thông minh của chúng ta để phân tích những gì xãy ra
trong các hoàn cảnh cụ thể. Chúng ta bắt
đầu bằng việc xác minh những lợi ích hay hậu quả dài hạn và ngắn hạn của những
cảm xúc tiêu cực. Khi chúng ta trở nên tỉnh
thức với những hậu quả tiêu cực dài hạn, chúng ta sẽ bắt đầu hạn chế những cảm
xúc tiêu cực của một cách cẩn trọng. Hãy
nhìn những hậu quả có thể có của một ý chí bệnh hoạn mạnh bạo đến người khác,
như thù hận. Khi nào mà ý chí bệnh hoạn
mạnh bạo đến người khác phát triển, sự hòa bình của tâm hồn chúng ta lập tức tiêu
tan. Một giấc ngủ an bình cũng biến mất. Và trong cách này, sức khỏe thân thể chúng ta
tàn lụi.
-
Những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ tàn phá sự hòa bình của tâm hồn và cả
sức khỏe cường tráng. Cũng thế nếu chúng ta có những cảm nhận tiêu
cực mạnh bạo đối với người khác, cuối cùng chúng ta cảm thấy rằng những
người
khác cũng có một loại thái độ tương tự.
Như một kết quả, khi chúng ta gặp gở người nào đấy, những cảm nhận nghi
ngờ, sợ hãi, và khó chịu sinh khởi.
-
Cho dù chúng ta thích hay không thì chúng ta cũng phải sống trong cộng đồng
nhân loại; chúng ta không thể sống còn trong cô lập. Chúng ta tự đặt mình trong một hoàn cảnh khó
khăn khi chúng ta xử sự một cách tiêu cực với những con người mà chúng ta lệ
thuộc. Tôi nghĩ cư dân trong một thành phố
lớn giống như một cộng đồng nhân loại, tuy thế nhiều cá nhân cảm thấy rất đơn
côi. Đôi khi con người không tin tưởng
và tôn trọng những người khác.
-
Chúng ta biết, chúng ta có thể nói rằng những người kia trải nghiệm những thứ
như chúng ta. Tôi có sự giận hờn, và
tương tự thế, người khác cũng có sự sân hận.
Tôi, đôi khi, có một sự ghen tỵ nào đấy, và những người khác cũng giống
như thế. Không có những sự khác biệt giữa chúng ta, vì thế tôi dối xử với người
khác như chính tôi... Không có gì để dấu
diếm... hãy cởi mở, thẳng thắn. Trong
cách này, tôi nghĩ sự tin cậy và tình thân hữu có thể phát triển.
-
Có thể thấy một cách rõ ràng rằng nhiều nổi bất hạnh mà chúng ta trải nghiệm
trong đời sống là qua những sai lầm nơi trí óc của con người: chúng ta không
phân tích những hoàn cảnh một cách đúng đắn vì thế chúng ta trải nghiệm các cảm
xúc tiêu cực.
-
Để vượt thắng những cảm xúc tiêu cực, chúng ta phải trở nên tỉnh thức với những
hệ quả ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta
cũng phải phân tích thực tại của hoàn cảnh.
Thực tại được làm nên từ những bộ phận tương liên. Mọi thứ xãy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều
kiện. Đấy là thực tại, đấy là thực tế.
-
Trong tâm thức chúng ta, trong nhận thức của chúng ta, nếu điều gì đấy
bất hạnh
xãy ra, chúng ta hướng sự chú ý vào một nguyên nhân và trách cứ nó. Rồi
thì chúng ta bộc lộ sự giận dữ. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ một cách
cẩn thận
hơn, nếu chúng ta thực tế trong sự thừa nhận của chúng ta, chúng ta biết
rằng
những việc này xãy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện, trong ấy
bao gồm cả
thái độ tinh thần của chúng ta. Do vậy, nếu chúng ta biết rằng trong
thực tế,
có nhiều nguyên nhân, chúng ta không trách cứ một nhân tố đơn lẻ.
-
Nếu ai đấy lợi dụng chúng ta, điều ấy là sai, không công bằng, chúng ta phải chấm
dứt điều ấy. Chúng ta phải thực hiện sự
những biện pháp trả đủa nhưng không với những cảm xúc tiêu cực. Điều ấy là có thể và thực sự những biện pháp
như vậy là tác động hơn. Vì thể qua một
sự tỉnh thức về thực tại và những kết quả liên hệ, chúng ta có thể thay đổi
thái độ của chúng ta.
-
Chúng ta có thể phát triển một niềm tin rõ ràng rằng những cảm xúc nào đấy là
vô ích và có thể chứng tỏ sự tai hại. Một
khi chúng ta khuếch trương sự tin chắc này, thái độ của chúng ta đối với những
cảm xúc tiêu cực sẽ cách biệt hơn; chúng ta không chào đón chúng. Nhưng cho đến khi chúng ta mở rộng niềm tin
này, chúng ta sẽ lầm lẩn những tiêu cực này, những cảm xúc tàn phá như một bộ
phận của tâm thức chúng ta, một phần của chúng ta.
-
Tôi không nói đển những vấn đề tôn giáo, mà chỉ đơn giản từ cảm nhận ân cần cho
mỗi chúng ta, nhìn những người khác như một bộ phận của cộng đồng của tôi. Thực sự, tất cả chúng ta là bộ phận của cộng
đồng nhân loại.
-
Thực sự, tất cả chúng ta là bộ phận của cộng đồng nhân loại. Nếu nhân
loại hoan lạc, có một đời sống
thành công, một tương lại hạnh phúc, tôi sẽ lợi lạc một cách tự động.
Nếu con người khổ đau, tôi cũng sẽ đau khổ. Nhân loại như một thân thể,
và chúng ta là những
bộ phận của thân thể ấy. Một khi chúng
ta nhận ra điều này, một khi chúng trau dồi thái độ loại này, chúng ta
có thể
mang đến một sự thay đổi trong cung cách suy nghĩ của chúng ta. Một cảm
nhận ân cần, hy hiến, nguyên tắc, đồng
nhất với nhân loại - điều này rất thích đáng trong thế giới ngày nay.
Tôi gọi điều này là đạo đức thế tục, và đây
là một trình độ để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
-
Khi sân hận sắp bùng phát, khi thù oán sắp trổi dậy, hãy suy tư về bao
dung. Điều quan trọng là dừng lại bất cứ
sự bất mãn tinh thần nào khi chúng ta cảm thấy nó bởi vì nó sẽ đưa đến sân hận
hay thù oán.
-
Kiên nhẫn là biện pháp đối phó với sự bất mãn tinh thần. Tham lam và tính vị kỷ của nó - Tôi muốn điều
này, tôi muốn điều nọ - mang đến bất hạnh và cũng là sự tàn phá môi trường, đầu
độc kẻ khác, và làm gia tăng khoảng cách giữa nghèo và giàu. Biện pháp đối phó là sự toại nguyện.
-
Mọi tôn giáo đều nói về những phương pháp từ bi và tha thứ. Nếu chúng ta chấp nhận tôn giáo, chúng ta nên
đón nhận những phương pháp tôn giáo một cách nghiêm túc và chân thành và sử dụng
chúng trong đời sống hàng ngày. Rồi thì
một đời sống đầy đủ ý nghĩa sẽ phát triển.
Bằng khác đi sẽ không có gì thay đổi.
-
Những người Tây Tạng chúng tôi có thể lần tràng hạt và trì niệm điều gì đấy,
nhưng tâm thức chúng tôi có thể là ở nơi nào khác ấy. Một số anh chị em Ki Tô hữu có thể đến thánh
đường mỗi Chủ Nhật và có lẻ có một thời khắc ngắn nào đấy nhắm mắt lại, nhưng họ
lại lại tiếp tục một đời sống mà không
có gì thay đổi. Sự thực tập thực tế là ở
bên ngoài, không phải là ở bên trong thánh đường, bởi vì chúng ta thâm nhập vào
những hoàn cảnh thực sự của đời sống bên ngoài nhà thờ nơi chúng ta đối diện với
mỗi khả năng của sân hận, ganh tỵ, dính mắc, chấp trước, v.v... Do vậy, sự thực
tập thực sự là phải được hoàn tất ở bên ngoài những nơi thờ phượng.
-
. Sự thực tập tôn giáo không chỉ là cầu
nguyện mà là sử dụng những phương pháp tôi đã đề cập trước đây: từ ái,
bi mẫn, tha thứ. Nếu những phương pháp này được đón nhận một
cách nghiêm túc và đặt vào trong sự thực hành trong đời sống hàng ngày
của mỗi
người, chúng sẽ có liên hệ.
-
Nếu chúng ta áp dụng một cách chân thành cốt tủy của bất cứ tôn giáo
quan trọng
nào, tự động sẽ có liên hệ với đời sống của chúng ta. Đời sống sẽ trở
nên đầy đủ ý nghĩa hơn. Đây là một trình độ nữa trong các biện pháp đối
phó với những cảm xúc tiêu cực.
-
Chúng ta thấy những trải nghiệm nhiễm ô như một nguồn gốc của hoan lạc
và hạnh phúc. Và tương tự, chúng ta có khuynh hướng thấy những
gì bất tịnh là là thanh tịnh. Chúng ta
không thể thấy sự bất tịnh của thân thể vật lý và có khuynh hướng xem nó
như điều
gì đấy trong sạch và thanh tịnh và rồi dính mắc với nó. Cũng thế, chúng
ta có khuynh hướng thấy những
gì vị tha vô ngã như có một tự ngã cốt yếu nào đấy, một tự ngã độc lập.
Một cách căn bản, những loại nhận thức sai lầm
này thổi phồng tâm thức chúng ta và từ đấy chúng ta phát triển những
loại cảm
xúc phiền não khác nhau.
-
Bản chất thật sự của thân thể là những thứ được làm nên bởi những vật liệu bất
tịnh khác nhau. Khi chúng ta nghiên cứu
và phản chiếu một cách gần gũi nó, chúng ta có thể thấy rằng thân thể là một bản
chất bất tịnh, một bản chất vô thường.
Cho dù chúng ta thẩm nghiệm bản chất thân thể trong dạng thức nguyên
nhân của nó hay thực thể hiện tại của nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó là bất tịnh,
không sạch.
-
Không chỉ thế, mà thân thể cũng hoạt động như căn bản cho những thứ khổ đau xa
hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng thân thể tâm
sinh lý được làm nên do sự kết hợp và cùng tồn tại của bốn yếu tố căn bản. Khi chúng ta thấy sự hiện diện của bốn yếu tố
này - lửa, nước, đất và không khí - chúng ta nhận ra rằng chúng đang chống dối
nhau trong bản chât tự nhiên. Khi chúng
ta nói, "tôi vui vẻ" hay "tôi mạnh khỏe", chúng ta đang nói
là chúng ta mạnh khỏe trong ý nghĩa rằng bốn yếu tố này cân bằng trong năng lực
của chúng. Khi có một sự thay đổi nhỏ
trong sự cân bằng năng lực của bốn yếu tố này chúng ta bị một chứng bệnh nào đấy. Sự thanh thoát đã mất cân bằng.
-
Hiện nay tôi đã hơn sáu mươi sáu tuổi.
Cho đến bây giờ, thân thể này vẫn tồn tại do bởi nhiều lý do. Nhưng cho thân thể đơn thuần sống còn ... nó
có ý nghĩa gì? Tuy nhiên, nếu sự thông
minh kỳ diệu của con người tồn tại và thể hiện chức năng một cách bình thường,
chúng ta cố gắng để trau dồi lòng vị tha vô hạn và một sự thấu hiểu sâu xa hơn
về thực tại. Điều ấy là tuyệt diệu: đó
là quan điểm của Đạo Phật. Vậy thì hãy
trầm tư trên những dòng này.
-
Có hai loại cảm giác: cảm giác ở mức độ
thân thể và cảm giác ở mức độ tâm thức.
Hầu hết những hạnh phúc thân thể sinh khởi qua một sự giảm sút khổ não của
thân thể.
-
Nếu nó là một niềm hạnh phúc chân thật miên viễn, điều gì đấy độc lập, chúng ta
có thể ở trong ánh nắng ấy một hồi lâu và niềm hạnh phúc chúng ta sẽ tăng lên
chứ không giảm xuống. Nhưng lại không phải
trường hợp đó. Sau một lúc, chúng ta sẽ
cảm thấy nóng lên, và sẽ cần di chuyển vào trong bóng mát một lần nữa. Cảm giác hạnh phúc và toại nguyện ban đầu sẽ
biến thành khổ sở nếu chúng ta ở trong nắng quá lâu.
-
Trong nhiều trường hợp, một cảm giác khoan khoái vật lý dường như tốt đẹp, toại nguyện, và sung sướng,
nhưng trong một sự phân tích sát sao hơn, nếu tiếp tục, nó sẽ trở thành không
thoãi mái.
-
Quan tâm đến cảm giác tinh thần của hạnh phúc, ngay khi chúng ta ở dưới sự khống
chế cùa những cảm xúc phiền não, tâm thức không độc lập, nó không tự do. Thế nên, nếu chúng ta quán chiếu một cách
thích đáng, chúng ta sẽ thấu hiểu một cách rõ ràng rằng tâm thức chúng ta sẽ chạm
trán với khổ đau một cách chắc chắn ngay cả nếu chúng ta cảm thấy hạnh phúc tạm
thời.
-
* Nhận
thức sai lầm thứ nhất quan hệ đến
bản chất tự nhiên của thân thể. Bản chất
thật sự của thân thể là những thứ được làm nên bởi những vật liệu bất tịnh khác
nhau.
*
Nhận
thức sai lầm thứ hai, đấy là nhận thức những gì khổ não như hạnh phúc,
* Nhận
thức sai lầm thứ ba là thấy những
gì vô thường lại cho là thường.
* Nhận thức sai lầm thứ tư là xem vô ngã
như có ngã và như có một sự tồn tại độc lập.
Trong
sự thấu hiểu của chúng ta về bốn nhận thức sai lầm, ba thông hiểu đầu là những
đối trị sẽ từ chối nhứng nhận thức sai lầm
của chúng. Bằng việc thông hiểu nhận thức
sai lầm thứ tư, chúng ta sẽ nhổ gốc rể hạt giống nhận thức sai lầm về bản ngã.
-
Bởi một sự chấp trước mạnh mẽ vào tự ngã mà trong đời sống hằng ngày chúng ta
có khuynh hướng để thấy kinh nghiệm của chúng ta về hạnh phúc như điều gì đấy sẽ
tồn tại lâu dài, điều gì đấy sẽ hiện hữu mãi mãi. Chúng ta có khuynh hướng để nhận thức những
thứ này như thường còn.
-
Những người đã có những cảm giác mạnh mẽ về khu vực 'của tôi', tư tưởng 'của
tôi', quyền lực 'của tôi', và họ đã giết hại một cách tàn nhẫn hàng triệu người
trong việc cố gắng để làm cho những thứ ấy lâu dài.
-
Thật hữu ích để phản chiếu trên vô thường.
Về điều này, có hai trình độ. Một
là thật vi tế. Thứ kia là sự vô thường
liên tục, như cái chết của cây cỏ, sự chấm dứt của bất cứ sự sống nào. Điều này là có thể bởi vì mọi thứ đang thay đổi
từ thời khắc này đến thời khắc khác. Nếu
mọi vật không thay đổi, việc quán chiếu sự chấm dứt tương tục là không thể
có. Cái đến của một sự chấm dứt của bất
cứ một đối tượng cụ thể nào trong dạng thức sự tương tục của nó là có thể bởi
vì có một sự thay đổi thường xuyên xãy ra trong mọi hiện tượng vô thường. Bằng việc quán chiếu và nhận thức sự tan hoại
liên tiếp của một đối tượng hay một hiện tượng vô thường, chúng ta có thể kết
luận bản chất tự nhiên biến đổi của tất cả những loại hiện tượng vô thường.
-
Để thông hiểu bản chất tự nhiên của tính vô thường và tan rã, chúng ta
phải nhận
ra rằng mỗi hiện tượng vô thường, tại thời điểm nó hình thành sự hiện
hữu, sự
biến đổi cũng ra đời trong tự nhiên, trong bản chất của sự tan hoại.
Điều này thật vô cùng lợi ích hơn là cố gắng để thấu hiểu nó trong ý
nghĩa
rằng điều gì đó cuối cùng tan rã và không còn nữa.
- Sự thấu hiểu thông thường về ý nghĩa vô ngã là
không có bản ngã tự túc, tự lực, và tự tồn (vô tự tính). Một khi chúng
ta có thể thấu hiểu rằng không
có bản ngã tự hổ trợ và tự đầy đủ, chúng ta sẽ có thể chống lại nhận
thức sai lầm rằng có một bản ngã như vậy. Một khi chúng ta có thể nhận
ra quan điểm sai
lầm này, chúng ta có thể chinh phục chấp trước, dính mắc, và sân hận.
-
Cảm nhận về bản ngã của chúng ta càng mạnh như tự lực và tự túc, chúng ta sẽ
càng dính mắc hơn với thân thể, nhà cửa, người thân, v.v... của chúng ta. Trái lại, nếu có một thông hiểu về sự vắng
bóng của một bản ngã như vậy, chúng ta càng ít bị dính mắc đối với những đối tượng
vật chất.
-
Đức Phật không chỉ dạy về vô ngã của con người (nhân vô ngã), mà cũng
dạy về vô
ngã của tất cả mọi hiện tượng (pháp vô ngã).
Điều này có nghĩa rằng không chi con người thiếu sự tự túc, tự lực, tự
tồn,
mà những đối tượng được con người thụ hưởng cũng chỉ là sự hiện hữu của
vô thường. Chúng ta có khuynh hướng thấy những đối tượng
vật chất ngoại tại mà chúng ta hưởng thụ có một sự tồn tại độc lập cố
hữu,
nhưng không có đối tượng nào và sự thụ hưởng nào như vậy.
-
Theo Duy (Tâm) Thức học, mặc dù mọi vật xuất hiện đến chúng ta có sự tồn
tại
bên ngoài, nhưng trong thực tế, không có sự tồn tại bên ngoài như thế.
Mọi thứ ở trong bản chất tự nhiên của tâm thức. Thế thì, theo Trung
quán tông, mọi vật không
tồn tại trong cách mà chúng xuất hiện đến chúng ta. Nếu chúng ta phân
tích một cách cẩn thận,
chúng ta sẽ thấy rằng tất mọi vật được nhận thức không có một sự tồn tại
độc lập
hay cố hữu (vô tự tính) nhưng đúng hơn giống như một vọng tưởng. Chúng
bị
điều kiện hóa bởi những khả năng cảm giác của tâm thức.
-
Sự thấu hiểu của chúng ta càng thâm sâu về vô ngã của con người (nhân vô ngã)
và vô ngã của tư tưởng (pháp vô ngã), chúng ta càng có thể thấu hiểu bề mặt kia
của đồng xu - sự liên hệ hổ tương của mọi vật.
Mặc dù sự vật không có sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), nhưng chúng thì
phụ thuộc tương liên và liên hệ hổ tương một cách mật thiết.
-
Có những phương pháp khác nhau để chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực: cung cách của Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và Mật
Thừa. Trong khi có những sự khác nhau
trong ba cung cách, thì tất cả đều có cùng khuynh hướng: xóa trừ hoàn toàn những
cảm xúc tiêu cực. Đấy là niết bàn.
-
Người ta thường muốn một phương pháp cụ thể để chiến thắng những bất
toại tinh
thần. Tuy nhiên, không thể thực tập một
phương pháp và lập tức giải thoát khỏi mọi băn khoăn bức xúc. Tôi nghĩ
giống như sức khỏe của thân thể. Khi thân thể của chúng ta, cơ cấu, và
hệ thống
miễn nhiễm mạnh khỏe, chúng ta có thể kháng cự lại và loại trừ một sự
tiêm nhiễm
ngay lập tức. Nhưng nếu hệ thống miễn
nhiễm của thân thể yếu ớt, ngay cả một sự tiêm nhiễm nhẹ nhàng cũng rất
khó
khăn để trừ khử. Tương tự thế, nếu thái
độ tinh thần căn bản khỏe mạnh và kiên cố qua rèn luyện, thông tuệ, và
tự tin,
và khi tai họa gì đấy xãy ra - nếu chúng ta mất đi cha mẹ, hay một người
thân
yêu, hay nếu một việc bất công xãy ra, hay nếu chúng ta tiêm nhiễm một
chứng bệnh
không chửa được - thái độ tinh thần mạnh khỏe của chúng ta sẽ đầy đủ để
chống lại
nó. Chúng ta có thể duy trì sự bình an của
tâm hồn và có thể chịu đựng bất cứ nổi bất hạnh nào một cách hòa bình
hơn, và
tích cực hơn.
-
Nếu thái độ tinh thần của chúng ta không được rèn luyện đầy đủ, vượt thắng những
rắc rối sẽ khó khăn. Rèn luyện tâm thức
là rất quan yếu. Để rèn luyện một cách
thích đáng, chúng ta phải tin chắc, là điều chỉ có thể đến nếu chúng ta phân
tích một cách toàn hảo. Nhằm để làm điều
này, chúng ta cần nhiều tài liệu và nhiều thông tin. Do vậy, chúng ta thấy, phương pháp thực tập
Phật Giáo bắt đầu với học hỏi. Học hỏi bằng
nghe, bằng đọc, chỉ để tiếp thu thông tin (văn). Một khi chúng ta tập họp thông tin, chúng ta
phải tự phân tích chúng (tư). Không chỉ
dựa vào những trích dẫn của Đức Phật. Đúng hơn là dựa vào sự khảo sát và thẩm tra của
chúng ta (tu). Đây là cung cách mà chúng
ta có thể phát triển một niềm tin vững vàng, là điều mà cuối cùng làm nên sự
khác biệt trong thái độ tình thần của chúng ta.
-
Nhằm đề vượt thắng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, chúng ta cần sử dụng sự
thông tuệ của chúng ta để phân tích.
Chúng ta cũng phải phân tích, với sự hổ trợ của óc thông minh, cảm xúc
tích cực như lòng tin và từ bi mạnh mẽ.
Trong cách này, tuệ trí và những cảm xúc tích cực có thể tăng trưởng bên
cạnh nhau. Niềm tin và từ bi thích đáng
phải được căn cứ trên lý trí và thông tuệ: đấy là cung cách của Đạo Phật. Và đấy là phương pháp để vượt thắng những cảm
xúc tiêu cực, để ngừng chúng lại, để kết thúc chúng.
***
Trích
từ bài Overcoming Negative Emotions
của quyển Many Ways to Nirvana
Ẩn
Tâm Lộ ngày 22/01/2013