"Có
lẽ mục tiêu trong nền giáo dục không thể không nhằm dạy
trẻ nên người. Bởi vậy một nền giáo dục chính danh phải
là một nền giáo dục vị nhân bản vì chỉ nền giáo dục
như thế mới làm cho các nước xích lại gần nhau để có
hòa bình thế giới cũng như mới có thể vực dậy đạo làm
người đang suy đồi, tái tạo lại an sinh xã hội cho đất
nước..."
Vấn
đề
ô nhiễm môi trường đang là một đại nạn đe dọa
sự sống trên toàn cầu. Lo âu của rất nhiều quốc gia không
phải chỉ liên quan đến nhiệt độ tăng dần trên địa cầu
và không phải chỉ dính líu đến việc khai thác bừa bãi
các khoáng sản, các nguồn nước ngầm, đã gây nên biến
động khôn lường về thời tiết, đưa đến nhiều tai họa
long trời lở đất. Cũng không phải chỉ tập trung vào các
chất độc thải vào không khí, vào lòng đất và vào các
dòng sông gây nên nhiều dịch bệnh lạ kỳ. Thật ra xã hội
loài người đang còn khắc khoải lo âu về chính con người,
một thành phần chính và cao cấp nhất của thiên nhiên bên
cạnh cỏ cây, núi rừng sông lạch, cầm thú chim muông.
Con
người hiện đang bị ô nhiễm nặng về tâm thức. Điều
dễ sợ nhất hiện nay là con người trở nên hung dữ quá
mức đến nỗi một chút chi không vừa ý cũng phải giải
quyết bằng dao găm và mã tấu, dẫn tới cảnh chém giết
lẫn nhau hằng ngày hằng buổi. Thêm vào đó là có quá nhiều
trường hợp cướp của giết người, bất kể nạn nhân là
bà già hay con trẻ.
Ngoài
ra, một điều khác nữa cũng đáng lo âu về con người. Đó
là lề thói gian tham đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng
đối với sức khỏe và sinh mạng của người khác khi sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng có chứa chất độc như đồ
chơi trẻ em, áo quần hay đồ sành sứ, các loại thực phẩm
quá hạn sử dụng hoặc được chế biến không hợp vệ sinh.
Đau
buồn hơn cả là sự rạn nứt tột độ về tình người.
Bạo lực tại học đường có cả nữ sinh tham gia, bạo hành
trong gia đình thì không chừa tuổi thơ dại. Các báo hằng
ngày đã đưa tin mẹ nguyền rũa đánh đập con hằng bữa,
bố hành hạ con liên hồi, con đã 50 tuổi còn thường xuyên
nhiếc mắng hành hung mẹ già đã ngoài tám mươi. Thật là
hết hiểu nổi khi nghe chuyện mẹ đan tâm đầu độc hai con
còn bé bỏng, tỉnh táo bỏ hai thi hài vào thùng giấy đem
quăng ở bìa rừng; bố thì rưới xăng vào mình con rồi châm
lửa đốt. Ngay tại trường học mà cũng có cảnh lạ đời
chưa từng thấy: chị bảo mẫu dùng băng keo dán miệng cháu
bé để khỏi nghe tiếng khóc, cô giáo thì cầm dao kề cổ
học trò, bảo là để răn dạy...
Ở
đây chúng ta không khảo sát con người một cách quá bao quát;
đó là những nghiên cứu đã có từ nhiều thời đại và
trong nhiều nước về nhân bản luận, về lý thuyết nhân
tính. Để chỉ hướng tới việc góp ý về giáo dục, có
lẽ chúng ta chỉ đề cập đến hai khía cạnh tốt và xấu
nơi con người, cụ thể là con người Việt Nam. Cách đây
mấy chục năm, nhà văn Vũ Hạnh đã tổng kết tính tốt của
người Việt trong tác phẩm “Người Việt cao quí”. Cách
đây không lâu cả hai mặt tốt và xấu đã được nhà xuất
bản Thanh Niên – Báo Tiền Phong tập hợp trong một tác phẩm
nhan đề “Người Việt, Phẩm chất & Thói hư – Tật
xấu”.
Nói
chung về tính người, xã hội ta không lạ gì với những lời
dạy: “Thương người như thể thương thân” hoặc như câu
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” mà điều thứ nhất
trong Ngũ giới đã ghi một cách cụ thể “làm người ai cũng
tham sống sợ chết, vậy chớ giết và chớ bảo giết”.
Nếu
cần đề cập tới tính tình người Việt, ta có thể chắt
lọc tốt xấu từ những nhận định đã có, ví dụ từ cuốn
“Việt Nam sử lược” trong đó cụ Trần Trọng Kim đã viết:
“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có
cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh
mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ,
nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí
sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy,
vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài
bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát hay khiếp sợ và muốn
sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm
biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều
không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài,
hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỉ,
sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào
cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết
thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và
đảm đang, khéo chân khéo tay, làm được đủ mọi việc mà
lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều
chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quí
là tiết, nghĩa, cần kiệm. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam,
đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng, cùng giữ một
kỷ niệm, thật là cái tính đẳng nhất của một dân tộc
từ đầu nước đến cuối nước”.
Hoặc
từ nhận xét của nhà sử học Lê Tắc về những đặc điểm
của người Việt trong tác phẩm “An Nam chí lược”: “Đàn
ông lo đi làm ruộng, đi buôn; đàn bà nuôi tằm, dệt vải.
Cách nói phô hiền hòa, ít lòng ham muốn. Người ở khác xứ
trôi nổi đến nước họ, họ hay hỏi thăm, ấy là tình thương
của họ. Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu (từ Thanh Hóa
trở ra) thì rộng rãi, có mưu trí, người châu Hoan châu Diễn
(Nghệ An – Hà Tĩnh) thì tuấn tú ham học, dư nữa thì khờ
dại, thật thà...”.
Nếu
muốn trở về xa xưa để hy vọng nắm bắt được chút ít
bản sắc dân tộc, ta có thể dùng đoạn văn trong tờ sớ
do Hoài Nam Vương Lưu Ân dâng lên vua nhà Hán. Trong sách “Suy
nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam” (Nhà xuất bản Trẻ
- năm 2000), nhà giáo dục Dương Thiệu Tống đã trích dẫn
các nhận xét của Lưu Ân về bản sắc dân tộc Lạc Việt
ở hai trang 79 và 80.“ (1) Nước Việt là đất không thể
xâm lăng được (đất ấy không thể ở được), dân
ấy không thể sai khiến được (dân ấy không thể chăn được),
(2) Không thể đem văn hóa, pháp luật của nước lớn để
áp đặt được (không thể lấy pháp độ của nước đội
mũ mang đai mà trị được), (3) Người Việt có niềm tự
hào dân tộc nên từ lâu đã có thái độ khinh bạc đối
với dân tộc “đội mũ mang đai”, (4) Người Việt biết
cân nhắc đúng đắn quan niệm dân tộc, rộng rãi với quyền
lợi đất nước cho nên lúc thì họ hòa hoãn chịu nhượng
bộ người Hán, lúc thì quay mũi dáo chống lại họ, vì vậy
mới bị coi là tráo trở”.
Cũng
liên quan đến bản sắc dân tộc khi ta để ý đến từ người
với ý nghĩa rất tổng quát dùng trong ngôn ngữ Việt Nam:
từ người luôn luôn đứng trước địa danh để chỉ người
của một vùng hay của một nước.
Ví
dụ: người Huế, người Nam bộ, người Đức
Trong
lúc
đó, cùng một ý định như nhau, ngôn ngữ nước khác
lại ghi:
Chinese,
Italian, African (tiếng Anh)
Laotien,
Japonais,
Suédois (tiếng Pháp)
không
có âm nào tương đương với từ người trong các từ ấy.
Những
tiếp vĩ ngữ ien, ais, ois ở tiếng Pháp cũng như chữ 人 ở
tiếng Quan Thoại luôn luôn đứng sau tên nước trong lúc ở
Việt ngữ từ người lại đứng trước. Có lẽ đó là một
biểu tượng xác nhận rằng đầu tiên hết anh phải là người,
sau đó mới có thể là người Việt, người Pháp hay người
Đức. Đó là một nét độc đáo minh chứng cha ông ta đã
có một nếp sống hiếu hòa, thương yêu đồng loại, thể
hiện được tính người (và từ đó tình người).
“Bầu
ơi thương lấy bí cùng
Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Ý
đó đã được nhiều nước ghi vào phần mở đầu của Hiến
pháp "Mọi người sinh ra đều bình đẳng" hoặc ý đó cũng
chứa đựng trong lời Phật dạy «cùng là người thì sống
không phân biệt vì máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn».
Những
ai hành xử thiếu chất người thì tiếng Việt không dùng
từ người mà lại thay vào đó những từ có ý chê bai trách
móc như tên, kẻ, bè lũ... tùy theo trường hợp của
cá nhân hay nhóm : kẻ trộm, tên cướp, bè lũ gian tham...
Đối
chiếu tính người giữa xưa và nay, rõ ràng ta phải khiếp
sợ những gì con người ngày nay đang bị ô nhiễm. Là vai
chính trong quần thể môi sinh, con người phải gấp rút được
tạo điều kiện để tự uốn nắn trở lại, nếu không thì
sẽ là một cơ nguy trong mỗi nước để dễ lan rộng ra cả
toàn cầu. Điều nầy đã gây buồn lo rất nhiều cho « tấm
lòng Việt Nam » như trường hợp của tác giả CAMERA đã đau
xót phân tích trong bài «Tâm địa quỷ - người» đăng ở
nhật báo Thanh niên ngày 18.01.2008 : “... một sự bất nhẫn
man rợ ở mức không thể nào lý giải... sao xã hội ta lại
sản sinh một thứ người như vậy? Những yếu tố đầu vào
nào đã đưa đến những sản phẩm loại ấy ở đầu ra?
Anh ta là chính phẩm hay phế phẩm? Một báo động cực kỳ
nguy cấp”.
Mục
tiêu trong nền giáo dục không thể không nhằm dạy trẻ nên
người
Để
trả lời câu hỏi đó của tác giả CAMERA có lẽ nguyên do
chỉ có thể tìm thấy ở thực trạng: cách đào tạo “thân
người thành công cụ” đã bị làm sai lệch thành “thân
người chỉ là công cụ”. Nay đất nước đã chuyển qua
thời bình hơn ba chục năm rồi mà hình như trong nhiều địa
phương các hội đoàn vẫn dễ dãi chìu theo sức ì của lối
mòn “xưa bày nay làm”, làm cho sự sai lệch bị đẩy lên
cao khiến chất người bị phai mờ dần nơi thân người, tạo
nên một tình trạng xã hội vận hành ngược hướng với
những gì mà nền giáo dục phải nhắm tới. Trong một xã
hội như thế thì trường học khó dạy được học trò và
ngành giáo dục dễ bị bó tay. Nhận xét này giúp chúng ta
thông cảm với các “triều đại giáo dục” mà bao nhiêu
sửa đổi được đề ra trong thời gian qua cũng chỉ có tính
cách hành chánh mà thôi, chưa hề thấy hé lộ một chút ít
ý tưởng gì về cải cách giáo dục.
Như
thế, có lẽ mục tiêu trong nền giáo dục không thể không
nhằm dạy trẻ nên người. Bởi vậy một nền giáo dục chính
danh phải là một nền giáo dục vị nhân bản vì chỉ nền
giáo dục như thế mới làm cho các nước xích lại gần nhau
để có hòa bình thế giới cũng như mới có thể vực dậy
đạo làm người đang suy đồi, tái tạo lại an sinh xã hội
cho đất nước.
*
Các
Trường
Trung cấp, Cao đẳng và các Học viện Phật giáo,
vì cũng là cơ sở giáo dục trong xã hội, dĩ nhiên phải cùng
nhằm tới điều căn bản nhất trong sự nghiệp chung của
nền giáo dục quốc dân là dạy dân nên người. Đường hướng
chung của giáo dục có lẽ được gói trọn trong hai nội dung
chính sau đây bên cạnh nội dung trao truyền tri thức và dạy
nghề: một là phát huy ngũ giới, hai là tiêu trừ tam độc
tham, sân, si. Một điều kiện thiết yếu trong nhiệm vụ dạy
hai nội dung đó là vấn đề thân giáo phải được chú trọng
triệt để, được vậy mới mong tái lập lại lòng tin nơi
người học đối với thầy giáo.
Ngoài
ra, vì là trường học Phật giáo nên ở đó nhân tính trong
thân người phải được hiểu theo những điều đức Phật
đã dạy. Tác phẩm “Lý thuyết về nhân tính qua Kinh tạng
Pàli”, ấn bản 1996, của Hòa thượng Thích Chơn Thiện giúp
ta nhận ra điều đó. Ở trang 16 Hòa thượng đã viết: “...Thế
nên con người chẳng là gì khác hơn sự vận hành của mười
hai chi phần Duyên Khởi dẫn đến khổ đau, nếu tâm con người
bị tư duy hữu ngã chế ngự. Nếu tư duy vô ngã, hay sự giác
tĩnh Duyên Khởi, vận hành thì sự vận hành này sẽ dẫn
đến sự đoạn diệt của mười hai chi phần ấy, hay sự
đoạn diệt khổ đau. Bấy giờ con người xuất hiện là con
người của cái nhìn vô ngã về sự vật và của hạnh phúc
trong hiện tại và tại đây”.
Ở
trang 59, Hòa thượng lại ghi: “Theo duyên khởi, thế giới
hiện tượng là do duyên mà sinh, là vô ngã và rỗng không;
con người và thế giới cùng hiện hữu mà không thể tách
rời nhau. Sự thật nầy đã được đức Phật chứng tỏ
trong Kinh Mahàpunnama (Trung bộ III) và trong Giới Phân Biệt
(Dhàtuvibhanga, Trung bộ III) rằng: Sắc uẩn gồm có nội sắc
là cơ thể vật lý của mỗi cá nhân, ngoại sắc là thế
giới vật lý, điều này có nghĩa là vũ trụ tự nó là một
phần của cơ thể con người.
Ý
nghĩa đó được ghi tiếp ở trang 77: “Hai mươi sáu thế
kỷ qua đức Phật đã cho nhân loại một định nghĩa vô cùng
tuyệt vời và cực kỳ kinh ngạc rằng: sắc uẩn của một
người là bao gồm thân vật lý của người ấy và toàn thể
thế giới vật lý. Định nghĩa ấy xác định rằng thiên
nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể của con người, hay
là một phần rất lớn của cơ thể con người”.
Mục
tiêu giáo dục Phật giáo là đảm trách “dạy đạo làm người"
Trong
các đoạn kế tiếp của sách đã dẫn, Hòa thượng Thích
Chơn Thiện lại phân tích cặn kẽ hai nội dung “Con người
là năm Uẩn”, “Tu tập Năm thủ Uẩn và giáo dục” (từ
trang 105 đến trang 176); từ đó Hòa thượng đã đề ra mục
tiêu cụ thể của giáo dục Phật giáo trong một đoạn văn
ở trang 169:
“Sự
tu tập Năm thủ uẩn là công phu giải thoát có hai việc để
thực hiện:
- Chế
ngự thói quen của con người nghĩ về các hiện hữu như là
có một ngã tính thường hằng từ đó dục vọng dấy khởi.
- Phát
triển cái nhìn sự vật là vô ngã từ đó vô dục khởi sinh.
Vì
thế, công phu này là sự chấm dứt các phiền não, khổ đau
vốn là giấc mơ yêu dấu của con người, và là mục tiêu
cơ bản mà ngành tâm lý giáo dục hiện đại nhắm đến.
Tất cả những lời dạy của đức Phật kiết tập trong kinh
tạng Pàli là đặt trọng tâm vào điểm tuyệt vời nầy”.
Rõ
ràng mục tiêu của giáo dục Phật giáo mà các Học viện
đang đảm trách vẫn có phần bao dung và thanh thoát so với
mục tiêu giáo dục ngoài đời. Học viện tại Huế đang từng
bước hướng đến mục tiêu giáo dục Phật giáo và trong
nhiều năm qua đã định hình được một chương trình giảng
dạy thích hợp. Hiện thời hòa chung cùng nhịp bước đăng
trình cùng lấy cơ sở “dạy làm người” theo mẫu số chung
“Đại học chi đạo”, cho nên các Học viện Phật giáo
đảm nhận trọng trách dạy: “đạo làm người” như mong
ước của giáo dục Đại học xưa nay.
Hội
đủ duyên lành, nắm chắc được mục tiêu lý tưởng, Học
viện Phật giáo phấn chấn trên đà quảng bá truyền thừa:
“Đạo giải thoát” mà hiện nay một số Đại học đã
khởi sự giảng dạy cho sinh viên trong năm đầu bằng lối
học tập trung khác với thời quá khứ tại chốn cửa không
am mây mà Chư Tổ đã dạy đệ tử bằng thân giáo và tâm
truyền./.
C.T.N