Chín mươi phần trăm là học sinh yếu kém, đại đa số các em
sống cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại, còn cha mẹ các em vì cái nghèo
đeo bám mà đành bỏ những đứa con thơ dại của mình nơi làng quê nghèo heo
hút lên thành phố mưu sinh, thầy giáo Nguyễn Sơn Dũng nói như thế.
Nhìn
thầy mồ hôi giọt ngắn giọt dài tôi khâm phục bội phần, thầy nghĩ gì khi
đến dạy lớp này? Đơn giản vì mình là phật tử nên làm được gì thì làm.
Có lẽ vậy, là phật tử nên lời Phật dạy luôn ở trong tim, dòng máu phật
luân chuyển trong cơ thể nên chia sẽ yêu thương với mọi người là lẽ
đương nhiên. Thầy Dũng còn cho biết ở đây có 18 thầy cô đứng lớp, mỗi
buổi từ 2 đến 3 thầy cô nhưng dạy các em cực lắm vì học lực quá yếu,
thầy trầm ngâm hồi lâu rồi nói tiếp nhưng cực nhất vẫn là sư cô trụ trì,
người mẹ của 80 đứa con không mấy ngoan, sống rất tự do thậm chí còn
chửi thề rất ư là…
Sư
cô trụ trì đã trải mình làm con đường đạo đức cho các em đi, sự kiên
nhẫn và tận tụy của sư cô chỉ trong bốn tuần các em đã dần vào khuôn
mẫu. Thế sư cô đâu Thầy? Dạ đi vắng, tôi quay nhìn xuống lớp bắt gặp
những ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của các em thật đáng yêu. Em Trương
Nhật Hào học sinh lớp 4 nói: Con rất vui khi học lớp này được sư phụ và
thầy cô thương yêu chăm sóc dạy bảo rất tận tình, con đến chùa lúc 6 giờ
sáng đến 5 giờ chiều là về, ăn cơm và ngủ trưa tại chùa chỉ có một ít
bạn ngủ lại buổi tối thôi, sư phụ lo từng bữa ăn, giấc ngủ con thích
lắm. Vậy con biết cơm ăn, tập sách học hằng ngày từ đâu mà có không?
Nhật Hào trả lời thật ngây ngô: Dạ con không biết. Các em có biết đâu
đằng sau sự vui chơi, học hành, hạnh phúc của các em là sự nhọc nhằn lo
toan của sư trụ trì.
Cho
các em ít quà , nhắc nhở đôi điều rồi ra về mà lòng trĩu nặng, mong sao
có thật nhiều mạnh thường quân chia sẽ gánh nặng cùng sư cô Thích Nữ
Huệ Khiết trụ trì chùa Hưng Phước xã Châu Hưng huyện Bình Đại tỉnh Bến
Tre. ĐT: 0914.700.224 góp phần vào việc trồng người của nước nhà.