PG & Thời đại
Đạo Phật & Vấn Đề Nhập Thế (Phần II)
28/04/2010 03:39 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Xem hình

TỊNH ĐỘ TÔNG& VẤN ĐỀ VÀO ĐỜI:

Trải suốt trên 25 thế kỷ, nền giáo lý chính chân của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni chúng ta, đứng giữa thời gian vô cùng và không gian vô tận luôn luôn hiện hữu, xứng tánh tùy cơ trong quãng đại quần chúng, trong các loại chúng sanh, không phân biệt giai tầng xã hội của từng thời đại, xứ sở, quốc độ, quốc gia… Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

>>Đạo Phật & Vấn Đề Nhập Thế (Phần I)

qua những bước chân vô ngại của chư vị Lịch Đại Tổ Sư, chư Bồ Tát, Tổ Thầy, cùng các bậc tôn túc tiên sinh tiền bối, vượt qua những thử thách gian nguy trên con đường hoằng pháp lợi sinh, cho đến các bậc hậu côn cũng đã thành công viên mãn giữa hai phương diện xuất thế và nhập thế. Các vị đã sáng suốt linh hoạt trong từng thời kỳ, chuyển mình từ hiện tượng giới ngược dòng sanh tử về nguồn bản thế giới, và thệ nguyện từ nguồn tịch diệt xuôi về an trụ giữa trần gian, thông qua con đò phương tiện với những hành trang TÍN, NGUYỆN, HẠNH, mượn gió lành Phong Tỳ lam đưa người sứ giả Như Lai làm tròn nhiệm mệnh “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” rước đưa người lữ khách rời bến sông mê sang bờ an vui giải thoát.

Pháp Phật dù là vô lượng pháp môn, hay tám muôn bốn ngàn pháp, nhưng pháp pháp thảy đều quá rộng rãi, mênh mông, chúng sanh không thể dò tìm nắm bắt kịp thời để chận đứng tứ ma, các nghiệp báo chướng, tham sân si, ngũ uẩn, ngũ ấm … Nên từ tám muôn bốn ngàn pháp môn vun rãi trong vô lượng kiếp, trong từng thời đại xã hội, vũ hành phương tiện dọc ngang trong mỗi loài, nhóm chúng sanh và nhất là loài người chúng ta trên hành tinh uế độ, trược ác. Pháp môn ấy, nền giáo lý chính chân ấy được rút ngắn, thu gọn theo thứ lớp để hài hòa cùng với làn sóng trí huệ của hàng tỷ Phật tử trên thế giới, chủ yếu là mười tôn phái lớn được chư vị Tổ đức, Thiền sư, Đại sư, Tiên sinh, Tiền bối sáng lập từ những thế kỷ xa xôi về trước mà Tăng Ni chúng ta ai ai cũng từng học qua, từng biết đến.

Mười tôn phái ấy, chính là kim chỉ nam, là thuyền từ để đưa người, chúng sanh qua bể khổ. Mười tôn phái ấy (Thiền tông, Tịnh Độ tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Câu Xá tông, Thành Thật tông…chính là những ân sư, là những tấm bản đồ, từng giúp cho những người con Phật mãn nguyện độ sanh.
Thế thì, pháp môn niệm Phật, thuộc Tịnh Độ tôn là một tôn thứ hai trong mười tôn phái lớn ở Trung Hoa. Môn niệm Phật rất giản dị, dể tu, dể chứng mà cũng dể hành đạo và lắm nhiệm mầu vi diệu, là vì pháp môn chỉ tuỳ theo cơ cãm, niềm tin và sức nguyện của tầng lớp chúng sanh Thượng căn, Trung căn và Hạ căn, người có tội hay không tội, nếu khi lâm chung hoặc hiện tiền chỉ nhất tâm niệm danh hiệu ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ đều được vãng sanh hoặc thân chứng, lúc bấy giờ sẽ được Tây Phương Tam Thánh, vô số hoá Phật, hoá Bồ tát, và hàng Thánh chúng Thượng Thiện Nhơn tiếp dẫn về cõi nước Tây Phương Cực Lạc diện kiến Đức Phật.

Về phương diện dể tu dể chứng, Tịnh Độ tôn kết tinh được ba phương pháp để nhiếp thọ, những chúng sanh có rất ít thiện duyên hay những chúng sanh có căn lành với Phật pháp:

1/- XƯNG DANH NIỆM PHẬT: nghĩa là niệm danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT có âm thinh, cũng bằng cách niệm lớn tiếng, nhưng có phân giờ khắc, hoặc rổi rảnh mới niệm được, nên phép XƯNG DANH này có gián đoạn.

2/- TRÌ DANH NIỆM PHẬT: nghĩa là niệm danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT có âm thinh, cũng bằng cách niệm cao tiếng, nhưng một lòng trì niệm tinh tấn, không giãi đãi, không quên mất, vì vậy trong tâm niệm vẩn tương tục, không gián đoạn.

3/- QUÁN TƯỞNG NIỆM PHẬT: trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có dạy rõ 16 phép quán. Còn trong kinh Tiểu Bổn chỉ dạy niệm theo hai pháp môn trên, tức là XƯNG DANH và TRÌ DANH. Thế thì, phép quán tưởng niệm Phật, tức là quán Y báo và Chánh báo nơi cõi Cực Lạc, nếu quán hạnh được thuần thục, thì lúc mở mắt hay nhắm mắt, hành giả đều thấy cảnh giới Cực Lạc, hiện tiền tâm thần dạo chơi nơi cảnh Tịnh, khi mạng chung quyết định sẽ vãng sanh. Công đức của pháp nầy lớn lao không thể nghỉ bàn. Pháp quán tưởng niệm Phật nầy có phần vi tế sâu mầu, nên cần phải tinh chuyên, cần mẫn nhiều hơn mới thành tựu.

Với hai pháp XƯNG DANH và TRÌ DANH trên có thể nói là phương diệu dược để cứu vãn các căn bệnh của chúng sanh, miễn chúng sanh đó một lòng tin nhân quả, xa lìa tội chướng, càng ngày càng tạo thêm phước lành và biết tu học theo chánh pháp, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, Tổ Thầy, không phạm oai nghi, vâng lời Phật dạy…

Nếu người siêng năng hành trì tu tập, không nhàm trễ, đối với một câu niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, thì sẽ dứt được một niệm chúng sanh, phiền não trần lao vong bặt. Vì chính lúc bấy giờ câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT chính là PHÁP GIỚI TÁNH HIỆN TIỀN, mà pháp giới tánh tức là chơn thể của vũ trụ cũng là bản tâm thanh tịnh của chúng sanh, Phật tự tánh của chúng sanh, cũng chính là Phật pháp thân. Thế thì pháp môn niệm Phật khác nào như dùng phèn lóng nước, nước sẽ trong, như người gia công lọc vàng ra khỏi quặng. Đấy là kết quả của pháp niệm Phật.

Phương pháp XƯNG DANH NIỆM PHẬT, TRÌ DANH NIỆM PHẬT là phương tiện rộng rãi làm cho chúng sanh tội diệt phước sanh và cũng để thực hiện hướng đi đích thực trên đường về với tự tánh của bản lai chân diện mục. Khi dứt hết vọng niệm chính đấy là Phật. Cũng như một Cử nhân, một Tiến sĩ phủ nhận sự tối dốt trong quá trình cuộc sống của họ.

Lại nữa, hai phương pháp trên, chúng sanh ở căn cơ nào, trình độ nào cũng có thể tu được. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm tương tục, cho đến khi tự tánh Phật được thể hiện, cũng ví như người đào giếng sẽ được nước, người ma sát thanh tre sẽ được lửa, người tối dốt siêng học sẽ đọc và viết được một cách dễ dàng.

Vì pháp môn niệm Phật hay dùng sự để hiểu lý, dùng tướng tu để thể nghiệm lý tánh. Nhưng lại dùng thông cả ba căn, nên gọi pháp môn này dễ tu, dễ chứng. Là con đường tắt trong các con đường tắt, là tối thắng trong các pháp môn tối thắng, miễn là chúng sanh không khởi lòng nghi hoặc với pháp môn. Nên trong Luận Thập Trụ TỲ BÀ SA, ngài LONG THỌ dạy:

“Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Người tín tâm thanh tịnh,
Hoa nở liền thấy Phật.”

Con nguyện lâm chung không chướng ngại
A Di Đà Phật rước từ xa
Quan Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài cho đở gót
Trong một sát na lìa ngũ trược
Khoảng tay co duỗi đến Liên Trì
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe được pháp âm liền hiểu rõ
Nghe rồi tỏ ngộ pháp nhẫn vô sanh
Không rời an dưỡng trở lại ta bà
Khéo dùng phương tiện cứu độ chúng sanh
Thường vào trần lao mà làm Phật sự
Con nguyện như thế Phật chứng tri
Tất cả về sau được thành tựu.

Ở thế giới ngũ trược, trong thời mạt pháp, chúng sanh cách Phật đã xa, ba nghiệp thân khẩu ý của chúng sanh thời bộc khởi phát triển mạnh.Chúng sanh thường ưa sát hại, lấy cái chết của người khác làm vui cho mình, hoặc thích trộm cắp, hay say mê dục lạc, đối với khẩu nghiệp thường ưa nói lời độc ác, hay nói dối, lấy dối trá làm vui, đến mức trong xã hội không ai tin nhau được. Đối với ý nghiệp thì lòng tham không giới hạn chỉ muốn gom về cho mình. Khi cầu không được lại nổi giận, bấy giờ quyền lợi, địa vị, vật chất làm mờ mắt họ, họ chẳng còn đạo nghĩa nhân tình. Do quá tham lam mà tạo thành khối óc ngu si…

Trong một thời đại tồi tàn, tâm lượng chúng sanh đầy nghiệp ác, không thể nào đem giáo pháp cao thượng, hay một pháp môn phương tiện nào truyền thông cho được. Đức Phật dạy chúng ta đổi ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện. Như chúng ta biết thiện ác không thực thể vì nó tuỳ thuộc nơi hành giả. Tu theo pháp môn niệm Phật, hành giả tự đổi mười nghiệp ác bằng cách triển khai ba nghiệp thân, khẩu, ý thành mười nghiệp lành. Có mười nghiệp lành này, hành giả đã chuyển cuộc đời nầy thành cõi Tịnh Độ. Tây Phương Cực Lạc ở trần gian, không phải đợi đến lúc lâm chung mới vãng sanh Tịnh Độ. Tức là hành giả nương từ bản thể tự tánh Phật, tức Phật thân, hay Phật A Di Đà, phát tín tâm, dùng nguyện lực đi thẳng vào hiện tượng sinh diệt của cuộc đời để cứu độ chúng sanh. Có như vậy dù trải qua bao cơn ác nghiệt, thế biến suy vong, phong ba bảo táp, đối tượng đau khổ, hận thù, địa vị, quyền thế, vật chất… sẽ không áp đảo hành giả trong cuộc nhập thế. Hành giả niệm Phật luôn luôn vững lái con thuyền đại nguyện của mình.

Cổ đức bảo: - người khéo tu dù nặng như đá qua sông vẫn được - người vụn tu dù nhẹ như hạt cải vẫn chìm…

Thật vậy, hành giả niệm Phật, không đạt được đến chổ nhứt tướng chuyên chú một chổ, là một niệm Phật chư hiện tiền, tức không thấy Phật, không thân chứng, tức hành giả chưa đủ trình độ vào đời…
Nhưng nếu hành giả mãi ngồi tu chờ cho đắc đạo rồi vào đời, như vậy đã lạc vào tiểu thừa, sơ tâm “chết ai nấy chịu”. Thế thì hành giả đã đi ngược lại con đường của đức Thế Tôn, chống phá cương lĩnh đại bi tâm của chư Phật, càng lún sâu vào con đường chấp có, chấp không, hết thuốc chữa trị.

Do đó, từ lâu đài TÍN NGUYỆN HẠNH, hành giả không rời Phật, vượt gió tuôn mây, thường vào trần lao mà làm Phật sự, chí đạo sẽ không mòn mõi, dù ác chướng nặng như núi Tu Di, nhưng tâm niệm A Di Đà như huỳnh cân lực sĩ giáng xuống làm tiêu tan các chướng phiền não trong ba đời.

Tuy nhiên, người còn mang nặng tri kiến giải thoát tức là người niệm Phật chưa đạt đến lý niệm Phật, câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT còn nặng cả ngàn cân, nặng hơn cả các khối phiền não của cuộc đời, thì khó lòng mà vào đời lướt gió tuôn mây đưa chúng sanh ra khỏi bể khổ. Vì chính tự thân còn không giải thoát, làm sao giải thoát chúng sanh, làm sao diệt độ đau khổ, tam đồ bát nạn ? cứu người ra khỏi bến mê ?

Giá trị của tha lực đối với bậc thượng căn mới xứng tánh, mới trở thành hóa Phật, hóa Bồ Tát cứu lấy tội lỗi chúng sanh, đới nghiệp vãng sanh, cứu lấy mê luyến an lạc của Nhị thừa.

Tha lực của Phật A Di Đà sẽ phá tan những thành kiến chấp có, chấp không, chấp vọng, chấp chơn, chấp độ, chấp không độ, chấp niết bàn, chấp phiền não…

“Bao nhiêu sông nước, bao trăng hiện,
Mấy dặm mây tan, mấy dặm trời.”

Hành giả đạt đến mức độ không còn năng niệm, sở niệm thì đối với phiền não, trần lao cũng không còn là tướng đối đãi với Niết Bàn, Tây Phương, lúc bấy giờ thấy thân độ mà không độ, không chúng sanh mà độ chúng sanh vô lượng. Hành giả đi vào đời không còn bị vật dục làm đắm chìm chiếc y vàng, chiếc áo lam, làm mất thanh danh người con Phật.

Người còn mang nặng năng sở đi vào đời sẽ bị vật dục lôi cuốn, và chết lầm trong vật dục, lại tưởng tượng là Bồ Tát thị hiện độ đời, ở những quyền năng, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ, tiền tài…

Tiếng nói của pháp môn là tha lực, đưa hành giả vào cuộc đời để kiến tạo một Niết Bàn, Tịnh Độ trần gian, nhận chân bản thể sự vật tự tánh vốn không, tức là pháp thân thường trụ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Đối với bậc đã chứng đạo, đắc đạo, thân chứng pháp môn niệm Phật, không lựa là phải ở chốn trần gian, cũng không phải do cảm nghĩ của hành giả mà có được. Mà phải đi trong biển hạnh nguyện của chư Phật, bản hoài của Thích Ca Mâu Ni, nguyện lực của Phật A Di Đà ma sát vào lòng tin của chúng sanh :

“Phật pháp bất ly thế gian giác…”

Làm sao chúng ta quên được những ấn tích : một Pháp Sư Đỗ Thuận, một Khuông Việt Ngô Châu Lưu, một Quốc Sư Vạn Hạnh, một Ỷ Lan thái phi đã làm rạng rỡ cho Đạo Phật đi vào cuộc đời hằng mấy thế kỷ từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần…
Làm sao chúng ta quên được những hình ảnh gần nhất: những Bồ Tát Quảng Đức thiêu thân cho sự sống còn của Phật giáo Việt Nam, các Thánh Tử Đạo, chư Tăng Ni vị pháp thiêu thân, Hoà Thượng Thích Minh Nguyệt, Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Giáo Tổ Minh Đăng Quang, Đại lão Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Hòa Thượng Thích Thiện Hào, Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước, Ni Trưởng Hùynh Liên…biết bao nhiêu danh Tăng xã thân vào cuộc đời với những bước đi không ngại, vì thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, và còn biết bao nhiêu những bậc Đạo sư mai danh ẩn tích, tổ ấn trùng quang, thị hiện dưới nhiều dạng loại người, mình người đồng lợi cho chánh pháp được lưu thông. Nhiều khi các vị phải bị mạt sát, khinh bỉ, chà đạp, tranh lấn, mà các vị vẫn điềm nhiên toạ thị, để triển khai giấc mộng hồn của chúng sanh, nương Phật lực chuyển hóa tam khổ thành tam lạc… đạt mục tiêu đăng thuyền đại nguyện đưa chúng sanh qua bỉ ngạn. Phải chăng các vị là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, Thế Chí và chư Bồ Tát trong mười phương !

Hình ảnh đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát là tiêu biểu cho hạnh nguyện lợi tha của chư Phật, thị hiện trong cuộc đời dưới dạng nhiều hình thức chúng sanh, tăng, tục, cư sĩ, vua, quan, trời, thần, người… nhưng các vị không bao giờ đánh mất tính đặc thù của Niết Bàn, tự tại, an lạc, các vị đã thể nghiệm được tính bản lai, thân độ không hai, chỉ có những hình ảnh đa dạng thị hiện mới có đủ phương tiện đưa chúng sanh đến cứu cánh. Vì vậy Niết Bàn cũng không tăng, chúng sanh cũng không giãm, nếu là không tăng, không giãm thì tự tánh bản lai không đối đãi, nên cũng không nhơ, không sạch, phiền não tức Bồ Đề.

Thực hiện công cuộc hoằng pháp lợi sanh, Tăng Ni cũng như hành giả niệm Phật phát Bồ Đề tâm nương tha lực, dưới dạng Quán Âm và Thế Chí, đấy là một trong những phương tiện thuyền từ bát nhã, giúp cho Tăng Ni không phải vướng bận trần lao.

Nhất định chư Tăng Ni Phật Tử chúng ta sẽ thành công trên đường hoằng pháp lợi sanh.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Đại Đức THÍCH GIÁC QUANG
Giảng tại khoá ACKH Thanh Long Tự, năm Tân Mùi
Phật lịch 2535 – DL 01.08.1991
(Ban Hoằng pháp & In ấn, lược trích băng cassette)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch