Và
tất nhiên, đến giờ này, sau khi hay tin vụ việc, Công an Quảng Nam đã chủ động
vào cuộc điều tra, xác định được danh tánh người tung hình lên mạng chính là
một quân nhân quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Cụ thể là Nguyễn Văn Quang, đang công tác tại An Khê (Gia
Lai).
Hình ảnh giết voọc được truyền đi (đã được xử lý mờ đi) - Ảnh: FB
Điều đáng nói ở đây chính là hình ảnh dã man của Quang
truyền đi, ngay lập tức đã bị sự phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, rằng đó là
hành vi quá dã man, độc ác, thiếu từ bi… Điều mà tôi ngộ ra từ việc “ném đá”
của cộng đồng mạng chính là sự không vô
cảm trước cái xấu, cái ác của một con người đối với loài thú, nhất là loài
khỉ, voọc - gần gũi với con người!
Lâu nay chúng ta vẫn thường ta thán rằng, những người trẻ vô
cảm, thờ ơ, bàng quan trước những vấn đề của cuộc sống thì nay, đứng trước cái
xấu, cái ác, người trẻ không hề im lặng.
Thực ra, sự phản ứng của cộng đồng mạng cũng là “nguồn tin”
quý báu cho giới truyền thông, bởi đời sống online vốn rất nhạy bén, nên thông
tin đã kịp truyền đi trên các kênh chính thống. Và từ đó, tạo nên những hiệu
ứng tích cực về mặt xã hội, mà cụ thể như là sự vào cuộc điều tra của các cơ
quan chức năng, đưa đến tố tụng và chịu trách nhiệm của các đương sự khi có
những hành vi xấu ác!
Con vọc bị hành hạ trước khi bị giết - hình ảnh này bị cộng đồng mạng "ném đá", lên án - Ảnh: FB
Còn nhớ, những vụ hành hạ trẻ em hay những clip do chính
những người trẻ quay được xung quanh những vụ việc xấu xí diễn ra trong đời
sống được đưa lên YouTube và nhanh chóng trở thành diễn đàn rầm rộ. Thậm chí,
đó còn là nguồn cơn để làm sáng tỏ một đường dây tội phạm, tiếp tục mở rộng
điều tra những sự vụ kinh hoàng liên quan, đem lại bình an cho dư luận… Điều
đó, cũng nói lên một điều là khi công nghệ phát triển, khi cánh cửa của cuộc
sống không chỉ được mở he hé trong nhà mình hay làng xóm mình, hoặc chỉ từ
những phạm vi bé hẹp quanh mình thì việc giám sát xã hội trở thành nghĩa vụ,
quyền lợi của cả cộng đồng.
Sự tham gia giám sát hoặc phản ứng trước những tiêu
cực, xấu xí của cuộc sống trên mạng không thừa bởi chính từ đó đã là bước ngoặt
để bước ra đời thực một cụ thể, diệu dụng.
Ở đây, tôi còn muốn nói đến tinh thần cộng đồng, biết “tồi
tà phụ chánh” của người trẻ trên mạng. Không phải lên mạng chỉ để “tám”, tán
gẫu hoặc truy cập web “đen”, chơi games mà còn là cơ hội để học hỏi, để góp
tiếng nói một cách kịp thời các thói hư tật xấu quanh mình. Tất cả đều từ cái
tâm của người thật sử dụng những nickname (ảo) trên mạng.
Khi cộng đồng mạng còn biết “ném đá” với cái xấu, cái ác;
khi cộng đồng mạng còn biết hùn hạp phước đức để làm những việc thiện lành như
tham gia từ thiện, phóng sanh, góp sức xây chùa, cứu tế… thì khi ấy ta vẫn còn
tin rằng nơi trái tim con người còn thao thức với những nỗi khổ niềm đau, trong
sâu thẳm trái tim con người vẫn còn biết yêu thương là gốc để làm người!
Lưu Đình Long (GNO)
Người và khỉ rất
gần nhau
Đến nay, người ta đã phát hiện cấu trúc ADN của người và
khỉ giống nhau đến 99,4%! Như vậy về mặt sinh học, con người và khỉ
khác biệt nhau chưa đầy 1%! Thế mà khỉ vẫn là khỉ, con người tự cho
mình quyền giết hại khỉ.
Xét thêm một số khía cạnh khác: mặc dù khỉ không nói
được, nhưng chúng hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau được bằng ánh
mắt, điệu bộ... Như thế, khỉ cũng có “ngôn ngữ”, ngôn ngữ chẳng qua
là một công cụ giao tiếp! Khỉ có thể cười khi vui, cũng có thể giận
dữ. Các nhà khoa học còn phát hiện loài khỉ có những hành vi như
khỉ mẹ vẫn chăm sóc cho khỉ con chết yểu hoặc bầy khỉ biết canh giữ
xác và tắm rửa cho một thành viên nào đó chết.
Đáng chú ý là khỉ biết sống cùng nhau, bảo vệ nhau và
chia ngọt sẻ bùi. Biết tránh chuyện… “loạn luân”! Để bảo vệ lãnh
thổ, loài khỉ sẵn sàng gây chiến với nhau, chúng thậm chí sẽ giết
cả những chú khỉ con của đối phương. Trên thế giới, có những nơi có
những cuộc chiến khỉ như thế đã xảy ra và dẫn đến việc một nhóm
khỉ thiểu số bị diệt vong.
Đừng nghĩ chỉ con người mới biết chế tạo công cụ lao
động. Khả năng của loài linh trưởng này cũng không tệ. Chúng biết
dùng cành cây câu kiến, đá đập bể dừa, cành nhọn để moi tủy con mồi,
dùng lá cây làm quạt xua ruồi, muỗi, làm ổ bằng lá... Đặc biệt,
cách sử dụng công cụ còn được khỉ truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
Tóm lại, một cách rõ ràng, khỉ và con người rất gần
gũi nhau. Đáng được tôn trọng. Tại sao con người được quyền giết khỉ
dã man?! Tại sao?!
VNTRUONGSON (Tuổi Trẻ) |