Dù số lượng người có liên quan đến nguy
cơ phát triển ung thư ruột già và ung thư trực tràng giảm trong nửa đầu thập
niên 90 của thế kỷ trước, tỉ lệ người trẻ hiện nay lại có nguy cơ mắc các loại
ung thư này cao tương đương những năm đầu của thế kỷ 19 - theo Tạp chí của Viện
Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.
Ngày càng có nhiều người trẻ bị ung thư đường ruột
“Tỉ lệ người mắc ung thư đại trực tràng ở
tuổi trưởng thành và người trẻ hơn 55 tuổi đã tăng gấp đôi trong hai thập niên
qua”. Kết quả này kêu gọi việc mở rộng tầm soát đối với căn bệnh này ở những
giai đoạn tuổi còn trẻ.
Nghiên cứu dựa vào tỉ lệ mắc ung thư đại
trực tràng của 500.000 người trong khoảng thời gian 1974-2013. Chẩn đoán tổng
quát về căn bệnh này tuy có giảm nhưng nguy cơ bệnh này lại tăng lên ở người trẻ,
trong nhóm tuổi 20-54 trong vài thập niên trở lại đây. Những người sinh năm
1990 có “gấp đôi nguy cơ bị ung thư ruột già và có bốn lần nguy cơ mắc ung thư
trực tràng”, so với những người sinh vào năm 1950.
Chế
độ ăn và thể dục không khoa học là nguyên nhân gây bệnh
Nghiên cứu lý giải nguyên nhân của thực
trạng này là do chế độ ăn thiếu khoa học và chế độ thể dục rèn luyện cơ thể
chưa đúng mực.
“Các yếu tố thuộc về lối sống có liên
quan đến hai dạng ung thư nói trên là: cân nặng quá mức an toàn, hấp thu nhiều
thịt chế biến công nghiệp và cồn từ bia rượu, mức vận động thể chất thấp, hấp
thu ít chất xơ và hút thuốc lá.
Ung thư đại trực tràng được phát triển
là do các tế bào bị biến đổi trong ruột già phát triển một cách bất thường. Các
triệu chứng của bệnh này gồm có xuất huyết, thói quen đại tiện bị thay đổi, giảm
cân không rõ lý do. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các liệu pháp sinh học có thể
được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng hay để loại bỏ ung thư này.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có thể làm
giảm nguy cơ ung thư ruột già bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc; hạn
chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn; tập thể dục, rèn luyện cơ thể và
hạn chế hấp thu cồn từ bia rượu.