Có các nguyên nhân làm giảm trí nhớ sau đây:
1. Lượng đường trong máu cao
Nếu gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường
hoặc huyết áp cao, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ, giữ chế độ ăn
cân bằng và thường xuyên vận động.
2. Không nghỉ ngơi đủ
Não bộ dựa vào giấc ngủ để củng cố trí
nhớ. Mỗi tối chỉ ngủ 6 tiếng? Tuy bạn cảm thấy ngủ như vậy là đủ, thực
tế trí nhớ ngắn hạn của bạn sẽ bị giảm sút.
Vậy nên nếu không thể ngủ đủ giấc, chợp mắt trong 6 phút ban ngày cũng có thể củng cố trí nhớ ngắn hạn.
3. Ngáy
Đây là chứng tạm ngưng hô hấp khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp. Chứng bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe não bộ.
Vậy nên nếu mọi người than phiền về tiếng ngáy hay cảm giác mệt mỏi lúc tỉnh giấc thì nên đi khám ngay.
4. Cảm thấy nóng nảy hoặc chậm chạp
Đây có khả năng là vấn đề của tuyến giáp.
Hoóc môn tuyến giáp khống chế quá trình trao đổi chất, quá ít hoặc quá
nhiều đều gây trở ngại cho việc các tế bào não “giao lưu” bình thường.
Xin ý kiến bác sỹ là cách làm phù hợp nhất lúc này.
5. Trầm cảm
Những người bị trầm cảm nặng thường bị tổn thương não, khiến trí nhớ giảm sút vì thế việc điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
6. Dùng thuốc dị ứng hoặc thuốc an thần
Rất nhiều loại thuốc chữa mất ngủ, dị ứng
và bệnh dạ dày “xung đột” với não bộ. Nếu sử dụng các loại thuốc này
trong thời gian dài, sẽ gây ra phản ứng phụ khiến hành động chậm chạp,
trí nhớ kém.
Vậy nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.
7. Đi bộ lê gót chân
Y học gọi triệu chứng này là trạng thái
đi bộ từ tính, bởi bàn chân dường như bị hút xuống mặt đất. Đây có thể
là biểu hiện của não tích nước.
Đi khám ngay khi thấy biểu hiện này kéo dài.
Phạm Thúy (Theo care)