01/05/2017 10:09 (GMT+7)
Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn ngàn hiện hữu. |
14/04/2017 22:42 (GMT+7)
Kinh Tăng chi bộ có ghi lời dạy của Thế Tôn, bất cứ
ai đã tạo năm trọng tội đại nghịch thì chắc chắn chịu quả báo địa ngục, không
thể chữa trị. Lời dạy này của Đức Phật hiện được bảo tồn trong Kinh tạng Pàli,
được xem là văn bản cổ xưa, nguyên thủy, gần với thời Đức Phật nhất. |
24/11/2014 09:52 (GMT+7)
Hình ảnh đẹp về Chùa Pháp Minh toạ lạc tại ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An |
23/11/2014 09:07 (GMT+7)
Tâm thức người lữ khách như được khai mở, trí ngộ thêm sáng tỏ cùng đồng nguyện hướng Phật, vững vàng từng bước đường phụng sự Tam Bảo, hộ trì Chính pháp. Đó là những gì tôi cảm nhận được, khi "ngắm cảnh" chùa Ba Vàng về đêm… |
08/04/2014 12:46 (GMT+7)
Cách đây hơn 500 năm, những cư dân đầu tiên đã đến khai phá bãi bồi ven biển nay là thôn An Lãng, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ngay khi an cư lập nghiệp, vào năm Quý Sửu 1913, nhân dân đã xây dựng Phúc Linh tự với quy mô gạch ngói, gỗ lim với ước mong thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Từ đó, Phúc Linh tự đã là chốn thiền môn hun đúc biết bao vị chân tu. |
14/01/2014 21:12 (GMT+7)
Không giống với bất kỳ mô típ kiến trúc
quen thuộc nào của các ngôi đền Phật giáo, Wat Phra Dhammakaya mang
trong mình vẻ đẹp tráng lệ, khổng lồ và độc đáo chưa từng có.Nằm
cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía bắc, Wat
Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình
dáng ngôi đền trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một
ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói
chung.
Mái
vòm khổng lồ gọi là Dhammakaya Cetiya được bao phủ bởi 300.000 bức
tượng Phật bằng đồng dát vàng. Bên trong đền thờ còn có 700.000 bức
tượng Phật tương tự. 1 triệu USD là số tiền để xây dựng nên công trình
kiến trúc độc đáo này. |
23/10/2013 00:27 (GMT+7)
Chùa Rong Khun còn được gọi là chùa Trắng, xây dựng tại tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Chùa do họa sĩ nổi tiếng Chalermchai Kositpipat bỏ hết tâm huyết thiết kế và bỏ công tài vật để xây dựng. |
09/10/2013 14:53 (GMT+7)
Nhắc đến Bagan, người ta sẽ nghĩ ngay
tới những công trình đền chùa độc đáo nhất Đông Nam Á. Đến Bagan, bạn
sẽ có cơ hội khám phá cố đô Myanmar huyền bí. |
08/05/2013 16:20 (GMT+7)
Royal
Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, Nhật Bản
dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới. Hyogo, Japan -- Sau nhiều
năm và hai lần thất bại, Dr. Kyuse Enshinjoh, tu sĩ sáng lập giáo phái
Phật Giáo Nenbutsushu, đã tìm thấy khu đất phù hợp cho một ngôi chùa
theo mong ước của ông, và những tín đồ cũng như các thành viên cùng nỗ
lực hiện thực ước mơ của vị lãnh đạo tâm linh của họ. |
12/04/2013 18:54 (GMT+7)
Tuỳ
Duyên Ứng Hiện là phương tiện để hoá độ chúng sanh của Đại Thừa Bồ Tát
trên căn bản Từ Bi và Trí Tuệ. Cho nên Phẩm Phổ Môn Bồ tát Quán Thế Âm
đã tuỳ duyên ứng hiện 33 thân để thuyết pháp giáo hoá chúng sanh trong
Tam giới lục đạo. Từ Bi - Trí Tuệ cũng chính là căn bản tu tập của hành
giả học Phật, vì vậy người Phật tử phải tu tập theo hạnh nguyện của Bồ
tát Quán Thế Âm, thường phát nguyện rằng: "đẳng Quán Âm chi từ tâm, hạnh
Phổ Hiền chi nguyện hải, tha phương thử giới, trục loại tuỳ hình, ứng
hiện sắc thân, diễn dương diệu pháp". |
10/01/2013 09:30 (GMT+7)
Chùa Manggyeongsa tọa lạc trên đỉnh núi Taebaek, có độ cao tới 1.460
mét. Tương truyền, bức tượng Phật bằng đá bất ngờ xuất hiện trên đỉnh
núi mà không rõ xuất xứ từ đâu. Du khách tới thăm Manggyeongsa còn được
tắm trong dòng suối nước nóng nổi tiếng nhất Hàn Quốc. |
05/01/2013 14:35 (GMT+7)
Thiền
viện Trúc Lâm Chân Pháp tọa lạc trên một khu đất nông nghiệp, rộng gần 4
hecta thuộc xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Nói là đất nông nghiệp, chứ thật ra 50% mặt bằng diện tích là đá bao
phủ. Canh tác, trồng trọt bất cứ loại cây gì cũng gặp khó khăn. |
19/11/2012 22:13 (GMT+7)
Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một
điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và
Nepal. |
13/08/2012 09:54 (GMT+7)
Kỷ Niệm Quán Phật Đà tọa lạc tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài
Loan trải qua 9 năm xây dựng mới hoàn thành, ngày 25/12, Tổng thống Mã
Anh Cửu tham gia nghi thức cắt băng lạc thành. "Kỷ Niệm Quán Phật Đà"
tổng diện tích 100 ha, quay lưng về hướng tây nhìn về hướng đông, đối
diện Cao Bình Khê (con sông lớn thứ hai của ĐL), tựa vào khe núi, là một
quần thể kiến trúc với khí thế hùng vĩ, bố cục cẩn thận chặt chẽ. Xuyên
qua Chánh Quán là con đường "Thành Phật Đại Đạo" rộng thênh thang, hai
bên bốn ngôi bảo tháp đối lập. Cuối đường là "Quảng trường Bồ Đề" và
Chánh Quán, phía sau Chánh Quán là tôn tượng "Phật Quang Đại Phật" ngồi
bằng đồng cao nhất thế giới, tổng chiều cao 108m, là Đại Phật được đúc
bằng đồng cao nhất thế giới hiện nay.
Bên trong Kim thân Đại Phật tôn trí 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm
người sao chép tay. Báu vật trân quý cốt lõi của Kỷ Niệm Quán Phật Đà,
chính là xá lợi răng Phật hiếm có trên đời. Theo kinh điển ghi chép, sau
khi đức Phật nhập niết bàn, xá lợi răng Phật chỉ lưu lại có ba chiếc,
một chiếc tại Phật Quang Sơn, hiện nay đem tôn trí trong điện Phật Ngọc -
Kỷ Niệm Quán Phật Đà, để tín chúng cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái và
đã trở thành trọng điểm cho hàng tín chúng.
Kỷ Niệm Quán Phật Đà có 8 bảo tháp đại biểu cho "Bát Chánh Đạo", 4 Chánh
Giác Tháp đại biểu "Tứ Thánh Đế", 48 gian địa cung và 8 thiên cung. 48
địa cung này, cũng là tinh hoa chính của Kỷ Niệm Quán Phật Đà. Bên trong
cất giữ những văn vật có đủ tính kỷ niệm và tính hiện đại. 48 địa cung
này dự định mỗi 100 năm sẽ mở một gian, để 4800 năm sau mọi người sẽ
biết sự sinh hoạt của con người theo từng mỗi niên đại; Kỷ Niệm Quán
Phật Đà cũng không cần bán vé vào cửa, hy vọng có thể khiến cho mọi
người mỗi lần đến tham quan sẽ cảm nhận được bầu không khí không giống
nhau, là nơi có thể tịnh hóa tâm linh, có thể thăng hoa nhân cách, có
thể thay đổi tâm trạng và phong thái chính mình. .
Ý nghĩa xây dựng Kỷ Niệm Quán Phật Đà là gì? Đại sư Tinh Vân giải thích,
xây cất Phật quán và xây cất con đường cao tốc ý nghĩa cũng như nhau,
đó là đem đến niềm hoan hỷ, phương tiện cho mọi người. Nhưng điều khác
nhau là: công trình giao thông xây dựng phần cứng, Phật Quán là kiến
thiết lịch sử, là xây dựng nhân tâm, "Tôi cũng từng nói qua, người nào
có thể có quan niệm 'vô ngã', thì người đó có thể hưng kiến Kỷ Niệm Quán
Phật Đà."
Đại sư Tinh Vân nói, Kỷ Niệm Quán Phật Đà với lối kiến trúc hoành tráng,
tất cả mô hình thiết kế đều dung hợp nền văn hóa cổ kim Trung &
Ấn, cho thấy nhiều thủ pháp được kết hợp bởi đa công nghệ khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Bên trong bố trí đầy đủ các kỹ thuật khoa học hiện đại,
chính diện tôn trí xá lợi Phật, các nơi trưng bày văn vật Phật giáo, Mỹ
thuật quán, Tàng kinh lâu và Tập hội đường.
Xây cất Kỷ Niệm Quán Phật Đà là để hoằng pháp và giáo dục, với sự vĩ đại
của đức Phật có thể so sánh với cái nhỏ bé của nhân loại. Hy vọng mọi
người khi đến Kỷ Niệm Quán Phật Đà đều có thể thay đổi được tâm trạng và
khí chất của chính mình, rồi sau đó dùng tâm sùng kính lễ Phật, hành
theo Phật, học tập theo Phật.
Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn nói: "Đức Phật rất
vĩ đại, Pháp thân của ngài khắp cả hư không; có rất nhiều cảnh tượng kỳ
diệu nổi tiếng trên thế giới, bất kể Kỷ Niệm Quán Phật Đà trong tương
lai có trở thành một kỳ quan hay không, nhưng nếu người trên toàn thế
giới chỉ cần biết nơi đây là Kỷ Niệm Quán Phật Đà, thì có thể biết đây
là báu đảo Đài Loan." |
10/07/2012 04:59 (GMT+7)
Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo của hai nước này, nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời nhà Đường, nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những con người là nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản.Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ, vì vậy ảnh hưởng này cũng được truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản.Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh Nghệ Thuật Điêu Khắc Phù Điêu - Phật Giáo Nhật Bản: |
21/04/2012 02:33 (GMT+7)
Chùa Thiên Mụ (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa
nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 5km về phía Tây. Chùa khởi lập năm Tân Sửu
(1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng
Trong. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế. |
19/03/2012 23:13 (GMT+7)
Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn
hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả
tấn. Chính điện của cả 3 ngôi chùa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà
Nội. Với những người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ
là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền
bền vững có từ xa xưa của dân tộc. |
05/03/2012 00:32 (GMT+7)
Những ngôi chùa ở Việt Nam luôn có sức hút lạ kỳ với tôi. Cuốn hút không chỉ từ khía cạnh tâm linh mà còn từ những rêu phong, cổ kính, uy nghiêm... Một lần đến với chùa Vĩnh Nghiêm, tôi đã ghi lại một số hình ảnh nơi đây. |
|