Tịnh độ của Đức Phật hiện hữu trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm với tâm từ bi và tuệ giác của Ngài... Khi Đức Phật an trụ trong Thiền định dưới cội Bồ Đề và thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, bấy giờ, Tịnh độ mười phương hiện ra trước Ngài. Có thể nói, Tịnh độ của Đức Phật hiện hữu trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm với tâm từ bi và tuệ giác của Ngài.
Ở trường học, việc được gặp những
nhân vật cấp cao, gặp giám đốc của trường hay là ngay cả gặp trưởng khoa
cũng là điều hiếm thấy. Vậy mà trong viện dưỡng lão cao cấp này, những
nhân vật nổi tiếng ấy lại vô tình trở thành bệnh nhân của con. Ngoài ra
còn có cảnh không thể nào tin được giờ những người ấy về hưu sống ở đây,
bệnh tật triền miên, mất trí, trầm cảm cùng những loại bệnh khác của vô
thường kéo đến làm cho họ trông thật thảm thương, tội nghiệp. Vì thế
mỗi khi khám bệnh, trả lời, lấy máu hay chẩn đoán họ xong, con cũng hốt
hoảng khi được giới thiệu về lịch sử của họ.
Ngược lại với thế gian, người ta lượm lặt những hiểu biết của kẻ khác về làm trí tuệ thông minh của mình, còn trong đạo chúng ta loại bỏ hết những lăng xăng của tâm thức. Gạt bỏ tất cả lăng xăng thì tâm an định, tâm an định thì tánh giác hiện ra tròn đầy.
Mahamangala
Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ Kinh I, Thiền sư Thích Nhất Hạnh
dịch là kinh Phước Đức, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là kinh Ðiềm
Lành Lớn (kinh Ðại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu,
hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng
trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu Xuân, những người con Phật
lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh
vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v…nếu người nào
hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ
gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.
Nội
dung chủ yếu của nghi thức cầu an là người đương sự và cả nhà thành tâm
sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều Phật sự và thiện sự như phóng sinh,
bố thí, cúng dường Tam bảo v.v… hồi hướng công đức ấy cho việc tai qua,
nạn khỏi, đồng thời mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng
pháp, tụng kinh, niệm Phật.
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên.
Vậy, từ khi đã biết Phật cũng có nghĩa là Tỉnh Thức, biết được hai
nghiệp thiện ác thì việc tu hành để chuyển nghiệp ác, nghiệp bất thiện
chúng ta đã trót tạo, thành nghiệp thiện và đi đến sạch nghiệp không
phải quá khó. Nhà Phật có câu: “Hồi đầu thị ngạn”.
GN - “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” chính là hành trang, là phương tiện cần thiết để những người con Phật dấn thân nhập thế, lợi đạo và ích đời.
Nguyên lý tiêu trừ tai họa, sống thọ là nơi sám hối, phát nguyện. Quả báo đến thì phải chịu, thế nhưng khi phát tâm sám hối và phát nguyện, thì quả báo chưa sinh khởi có thể biến chuyển. Cũng giống như kẻ phạm tội, khi đem ra phán xử, mà biết nhận tội và ăn năn hối lỗi, chịu hợp tác với quan tòa, thì khi luận tội cũng sẽ được khoan giảm.
Các tin đã đăng: