TTT: Một vị tăng nọ xây một thảo am tự tu, được một bà lão mộ Phật ngày ngày lo cơm nước trong mấy chục năm. Một hôm bà lão muốn thử công phu tu tập của ông tăng đã đến đâu, bèn kêu một cô gái đẹp đến "harrass" ông ta. Cô ta vô lều một lát thì đi ra, kể, đại khái: Tôi ôm lão ta nhưng lão ta nói: cây mọc trên đá mùa đông, làm gì còn lửa tình. Bà lão chửi, "Hắn ta không nhất thiết phải đáp ứng dục tình của cô, nhưng ít ra cũng phải xót thương cô". Nói xong đốt am đuổi ông tăng đi. Quý ĐH xem ai đúng, ông tăng trong sạch hay bà lão gàn?
Câu
hỏi nêu lên có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra lời giải
đáp khá phức tạp, bởi vì không phải « theo » Phật giáo
là đương nhiên trở thành một Phật tử. Có những người
chưa bao giờ đến chùa, không ăn chay, cũng chẳng hiểu Đạo
Pháp là gì, nhưng vẫn tự nhận là người « theo » Phật
giáo, chẳng qua vì họ tự nhận diện dựa vào truyền thống
gia đình, hoặc cứ nhận bừa để chọn cho mình một vị
trí tín ngưỡng trong xã hội.
Mọi sự vật trong vũ trụ đều vận hành theo quy luật khách quan tự nhiên là Duyên khởi. Khi hội tụ đủ Duyên thì sự vật như là hình thành, và cũng khi hội tụ đủ Duyên thì sự vật như là tiêu hoại.
Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không thay đổi, cho nên chúng ta nhứt định không tranh cãi, không ngạc nhiên, cũng như không bực bội, khi thấy người khác thay tướng đổi tâm, từ tốt thành xấu, hoặc ngược lại, từ xấu thành tốt.
Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi.
Mục đích của thiền là đạt được giải thoát an vui nội tại và an lạc tuyệt đối—thuật ngữ Phật giáo gọi đó là Niết-bàn hay giác ngộ. Tuy nhiên, ngôn từ không quan trọng lắm—những gì bạn phải biết là kết quả mà mình đặt mục đích để chứng đạt.
Quý vị hiểu rõ cái chuyện ăn cơm rồi, cho nên “Nguyện dứt hết thảy ác, nguyện tu hết thảy lành, thề độ hết thảy chúng sanh”; có ba điều tâm niệm như thế, quý vị theo đó quán tưởng trong lúc dùng cơm, thì làm sao có thì giờ nói chuyện nhảm chứ? Cũng không thể có vọng tưởng khởi lên. Dùng xong một bữa cơm như thế, chắc chắn tiêu tai sống thọ, nhất định sẽ được tăng trưởng phước tuệ
Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó.
Tu Phước là gieo nhiều hạt giống phước đức (punya), như bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, như giúp người và làm những điều lành khác để sau này được hưởng hạnh phúc. Tu huệ là quán chiếu học hỏi luôn để mỗi ngày trí tuệ mỗi lớn thêm và có công năng giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc khổ đau.
Lầm và Chấp là hai anh em song sinh của tâm vô minh, cùng hiện tướng ra, khắn khít như hình với bóng. Bỡi mê lầm nên sanh tâm chấp, do chấp nên càng bị mê mờ, lầm lạc trong vô minh. Lầm là vì si mê của nghiệp thức mà tập theo vô minh, nên chơn tánh bị vô minh che lấp, không tự nhận biết thế nào là thật tánh thật tướng của vạn pháp, liền nhận các giả pháp, hư vọng làm thật; do lầm nhận các pháp huyễn giả làm thật có, nên mới sanh tâm chấp ngã, chấp pháp để nắm níu, trói buộc với chúng, cũng là tô bồi, vun đắp ngày càng lớn vô minh cho tự thân, để rồi theo nghiệp thức dẫn dắt mà biến hiện, sanh diệt, không dừng nghỉ .
Các tin đã đăng: