Thế nào là "Phật Pháp?" Phật Pháp tức là Thế Gian Pháp, nhưng là thứ pháp mà người đời không muốn thực hành. Người đời suốt ngày bận rộn, lo lắng, bôn ba; nếu nguyên do chẳng phải là do lòng ích kỷ thì cũng vì muốn bảo toàn sanh mạng, tài sản, cuộc sống cá nhân.
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là " cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo ". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình.
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.
Trong cuộc đời mỗi người, không phải lúc nào chúng ta cũng được thuận buồm xuôi gió. Có vô số chuyện không theo ý muốn luôn đi bên bạn và tôi. Đó là những điều mà người ta gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn thoát khỏi nó.
Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.
Khai quang có ý nghĩ gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang? Đây là vấn đề mà trong khi giảng kinh, chúng ta vẫn thường đề cập. Hiện tại, việc khai quang gần như đã trở thành xu hướng mê tín.
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy Muôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả. Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện Không phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể. Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa. Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy Cho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết Mau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về
Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói với chúng ta là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vậy vì sao bảo chúng ta học một môn? Một môn này cùng vô lượng là một ý nghĩa, không có một chút mâu thuẫn nào. Nói thế nào vậy? Tổ sư đại đức nói với chúng ta: “Một kinh thông tất cả kinh thông”, tất cả kinh không phải là vô lượng pháp môn hay sao? Bạn thông một pháp môn rồi thì bao gồm tất cả pháp môn đều thông, đây gọi là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.
Các tin đã đăng: