Chuyện nhân - quả là có thật. Thực tế cuộc sống đã rất nhiều lần chứng minh điều này.
Ta không biết ta đích thực là ai. Khi có ai xin ta cái hình, ta cố tìm một cái hình nào hồi ta còn trẻ và đẹp để đưa cho người đó và nói: "Đây là tôi". Những cái hình xấu hơn hoặc già hơn thì ta cho rằng không phải ta.
Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự do ta, không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm được.
Trong đời sống hàng ngày, nhiều người thường hay chú ý đến những điềm “hên, xui”. Khách hàng sáng sớm tới hỏi mà không mua thì “xui”. Mở hàng gặp người “nặng vía” thì xui. Ngược lại, chị X. mua hàng của mình, sau đó để ý thấy hàng bán ra được nhiều, đắt hẳn lên, thì cần phải kèo nài để lần sau chị X mua mở hàng. Tâm lý lo lắng nghi ngại về các điềm “hên xui, lành dữ” chẳng phải là điều mới xảy ra mà đã có từ thời thượng cổ. Chuyện tiền thân Mahà Mangala kể lại câu chuyện về điềm lành lớn.
Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng. Người có bố thí, này Sumanà, khi được làm vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí về năm phương diện này.
“Ăn mày là ai, ăn mày là TA, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”, nghe lâu rồi và cũng có hiểu nhưng chưa sâu sắc như sau này, lúc đã có duyên học Phật một chút mới thấy câu ấy mênh mang ý tứ, hàm ẩn nhiều, ý nghĩa giáo dục theo tinh thần con nhà Phật rất cao.
Xin các bạn nhớ cho rằng: Chúng ta đều là người du hành đến thế giới này. Đến một thời điểm nào đó, tất cả chúng ta đều phải ra đi! Cái chúng ta để lại cho đời như lòng từ bi, bố thí mà không cần đền trả là một di sản quý giá, một bài học giá trị cho đời.
Các tin đã đăng: