Dưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể con người, nếu thở ra
mà không thở vào coi như mạng sống chấm dứt. Không ăn uống con người có
thể sống được vài tuần, nếu thiếu dưỡng khí chỉ trong 5 phút con người
sẽ chết ngay. Dưỡng khí rất cần thiết cho nhu cầu cuộc sống con người
nhưng chúng ta thường ít lưu ý đến và cũng không biết cách hít thở để có
lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể khoẻ khoắn, lành mạnh.
Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ khưu,
hãy hành thiền. Đừng phóng dật. Đừng để cho tâm mình đầy phiền não.
Đừng than van, khóc lóc rằng “Cuộc đời này đầy rối rắm, khổ sở, đau khổ
và sầu bi”. Tâm không được huấn luyện qua việc thực hành chánh niệm sẽ
tạo nên sự căng thẳng, lo lắng và âu lo. Đừng tiếp tục than khóc và
lập đi lập lại mãi các sai lầm giống nhau. Các ông không thể chạy trốn
thực tại. Cuộc sống không phải là màu hồng. Nó có những thăng trầm và
những sự va chạm. Đây là những thực tế mà chúng ta phải đối mặt hàng
ngày.”
“Đôi
khi phương pháp hữu hiệu nhất để điều khiển một việc gì là để cho nó
được tự nhiên. Và lúc ấy sự việc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ta, theo
một nghĩa rộng. Cũng như muốn kiểm soát một con cừu hay một con bò, bạn
hãy thả nó vào một cánh đồng cỏ rộng bao la. Làm ngơ không biết đến là
một phương pháp tệ hại nhất, và kế đến là cố gắng điều khiển chúng. Chỉ
có phương cách hữu hiệu nhất là thấy biết chúng, ta chỉ cần thấy biết
thôi, và không cần phải điều khiển một việc gì hết.”
"Nếu một người tu mà trải qua bao tháng năm hành đạo không thấy mình tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là người tu đó đã đi lạc rồi!"
Đạo lý nhà Phật giúp ta mở rộng tấm lòng từ bi sáng ngời về hạt
giống yêu thương từ việc bố thí, giúp đỡ chúng sinh bình đẳng qua nhiều
hình thức. Từ đó, ta thấy việc làm bố thí, chia sẻ quan trọng ở tâm chân
thành, nhờ vậy chúng ta sống với nhau có yêu thương và hiểu biết bằng
tình người trong cuộc sống.
Tinh chuyên thiền định trong ba tháng mùa mưa vốn rất quan trọng trong tiến trình tu tập của người xuất gia. Sau những tháng ngày vân du giáo hóa, dừng chân một chỗ cùng tu tập với hội chúng Tăng già để trưởng dưỡng đạo tâm, nuôi lớn hạt giống thanh tịnh lục hòa là việc cần làm
Kinh Phật nói cho chúng ta biết rằng người ngu do tư duy ác tư duy,
nói lời ác ngữ, hành các ác nghiệp nên hiện tướng là kẻ ngu và phải lãnh
thọ những hậu quả đắng cay do ác nghiệp của mình. Người trí suy nghĩ
điều lành, nói lời hiền lành, làm các việc lành nên có biểu hiện chân
thực sáng suốt và có đời sống an lạc nhờ theo đuổi các thiện nghiệp về
thân, về lời, về ý. Dưới đây là lời Phật phân biệt về người ngu và người
trí (1):
Quyết tâm hạn chế sân hận và ban rải
tình thương chỉ là bước đầu tiên. Bước kế tiếp là làm thế nào để thực
hiện được. Thật không dễ kiểm soát cơn giận khi nó bộc phát. Cần nhiều
nỗ lực và sự khéo léo mới có thể chế ngự nó. Do đó, trong những trang
sau, chúng ta sẽ thảo luận về phương hướng kiềm chế sân hận.
Người Phật tử chân chính là không nên nhìn lỗi của người khác, vì khi
nhìn thấy lỗi của người, thì lỗi của mình đã hiện ra, bởi tâm ganh ghét
tật đố muốn vạch lá tìm sâu. Một khi chúng ta đã phát hiện ra sự khiếm
khuyết của người khác, thì ngay chỗ khởi tâm động niệm đó, đã dấy lên
phiền não rồi!
Phật dạy yêu thương xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không
được như ý khổ. Nhờ có khổ như vậy nên chúng ta mới đến chùa tìm hiểu
học hỏi, mong sao để được hết khổ. Nhưng phần đông rơi vào tình trạng
lấy cảnh chùa làm nơi trốn tránh cuộc đời, trốn tránh trách nhiệm, bổn
phận đối với gia đình người thân.
Các tin đã đăng: