Chủ Đề Sống Chết - Giải Đáp Thắc Mắc Người Cư Sĩ

Chủ Đề Sống Chết - Giải Đáp Thắc Mắc Người Cư Sĩ
Cái lý như đã nói ở đoạn trên: khi con người đã sinh ra rồi thì thế nào cũng phải chết. Dầu có sợ cũng không khỏi, vì vậy không cần sợ làm gì chuyện không đáng sợ. Còn sự ích lợi là: người không sợ chết là người không dể duôi, vì biết chắc rằng: mình phải chết nên cố gắng hành theo chính pháp, để khỏi phải tái sinh nữa. Người chỉ biết sợ chết, sợ không đươïc thọ hưởng ngũ trần lâu dài, nên không nghĩ tới sự hành đạo cho mau giải thoát

Đạo Phật Khác Với Các Đạo Khác Như Thế Nào?

Đạo Phật Khác Với Các Đạo Khác Như Thế Nào?
Điểm cốt lõi của Phật giáo là tự mình giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau, sự giúp đở của tha nhân hay thần thánh - kể cả sự giúp đở của chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức - là phụ. Trong khi đó các tôn giáo khác thì tín đồ phải nhờ vào đấng Tối Cao (Thượng Đế) giải thoát khổ đau giùm cho.

Tìm Thấy Bản Chất Chân Thật Của Chính Mình

Tìm Thấy Bản Chất Chân Thật Của Chính Mình
T rong một bài thuyết pháp, Đức Phật đã nói về 4 loại ngựa: loại ngựa xuất sắc, loại ngựa giỏi, loại ngựa trung bình và loại ngựa tồi. Theo bài pháp, loại ngựa xuất sắc chạy trước khi ngọn roi chạm đến lưng nó; nó chạy khi chỉ thoáng thấy bóng dáng của chiếc roi hoặc thoáng nghe tiếng vút nhỏ của chiếc roi người chủ. Loại ngựa giỏi chạy khi chiếc roi vừa chạm nhẹ vào lưng nó. Loại ngựa thường không chạy cho đến khi nó cảm thấy đau trên lưng và loại ngựa tồi không nhúc nhích cho đến khi cơn đau thâm nhập vào tận xương tủy của nó.

Liễu Nghĩa Kinh Và Bất Liễu Nghĩa Kinh

Liễu Nghĩa Kinh Và Bất Liễu Nghĩa Kinh
Liễu Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).

Người Cư Sĩ Tại Gia

Người Cư Sĩ Tại Gia
Ngày nay cũng vẫn có những người tại gia nghĩ rằng mình chỉ là những kẻ tùy thuộc trong Phật giáo. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ tự ty phát sinh bởi tinh thần vô trách nhiệm. Trong Phật giáo, tai gia cũng như xuất gia vốn là một tổ chức cố hữu, do đức Phật quy định. Ðiều đáng chú ý là trong sự quy định đó, càng cao địa vị người tại gia càng quan trọng.

Thờ Phật trong phòng riêng có được không?

Thờ Phật trong phòng riêng có được không?
Gia đình tôi hiện không theo tôn giáo nào cả. Bàn thờ trong nhà chỉ thắp hương cúng trời đất. Hai bên ông bà nội-ngoại của tôi theo đạo Cao Đài. Lúc nhỏ ba tôi có theo người lớn đi thánh thất nhưng ba không phải là đạo hữu chính thức, vì ba gần như không đi lễ bái và không tham gia vào các sinh hoạt của đạo.

Chuyển hóa tự thân để trở thành người con hiếu thảo

Chuyển hóa tự thân để trở thành người con hiếu thảo
Hiếu thảo đối với cha mẹ là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của con người. Phụng dưỡng mẹ cha là lẽ đương nhiên, bạn không cần phải hỏi tại sao hay đặt điều kiện gì cả. Bởi công ơn của cha mẹ đối với con cái quá bao la và sâu nặng, không thể nào tính kể cho hết được.

Vì Sao Người Chết Sau 49 Ngày Mới Đi Đầu Thai?

Vì Sao Người Chết Sau 49 Ngày Mới Đi Đầu Thai?
Con người chết rồi sau khi thần thức lìa khỏi thể xác trước lúc chưa đi đầu thai, ví như người từ trong nhà bước ra ngoài nhưng chưa vào nhà khác vẫn còn ở trung gian, đây là chỉ ý nghĩa thân trung ấm.  Người nào có tín sâu, nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật khi mới chết ngay đó liền vãng sanh Tây phương, hoặc người có căn lành sâu dày thì trực chỉ sanh về cõi trời, hoặc kẻ tạo ác nghiệp nặng liền đọa vào Địa ngục Vô gián, ba hạng người này là không trải qua gian đoạn thân trung ấm.

Giáo huấn cao thượng của Đức Phật

Giáo huấn cao thượng của Đức Phật
Đức Phật là nơi nương tựa của mọi Phật tử chúng ta. Ngài là người tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp cao thượng bao gồm Giới, Định, Huệ và giải thoát. Sau khi khám phá ra chân lý, chứng nghiệm Niết Bàn, Đức Phật đem những điều mình thực chứng ra giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm cho những ai muốn tìm đường giải thoát như Ngài. Người nào tinh tấn thực hành giáo pháp của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 103 104 105 106 107 108