Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến.
Tôi tụng kinh Dược Sư
thấy chư Phật mười phương khen ngợi Phật A Di Đà và cũng khen ngợi Phật
Thích Ca. Phật mười phương khen Phật Di Đà khéo tạo phương tiện cho
người tu hành, như có tiếng suối reo, chim hót, v.v
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng.
“Đệ
tử ta, dù ở xa ta ngàn dặm, tâm nghĩ đến giới của ta mà tu thì được đắc
đạo. Trái lại dù kẻ ở bên cạnh ta mà tâm tà cũng chẳng bao giờ đắc
đạo”.
Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.
Phật tính cũng giống như một ngọn đèn, chỉ cần ta thắp sáng nó, dù cho ta không nhìn thấy Phật, thì Phật cũng sẽ nhìn thấy ta
Đức Phật dạy trong 6 pháp ba la mật, bố thí làm đầu và
muốn trồng căn lành ở Tam bảo.phải cúng dường chư Tăng là việc chính. Vì vậy,
bố thí và cúng dường là đề tài mà Tăng Ni, Phật tử phải quan tâm. Bố thí và
cúng dường thế nào cho đúng là vấn đề đặt ra.
Trong kinh, Đức Phật dạy rằng “Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị
tỳ-kheo, hai vị tỳ-kheo, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ
khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất
toàn hảo, rất thanh tịnh”.
Tâm Bồ đề này là vua
trong các pháp lành, phải có nhân duyên mới phát
khởi được. Nhân duyên ấy, nay nói tóm lược thì có
mười thứ là : 1 là nhớ ơn sâu nặng của Ðức Phật, 2
nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ,
5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 vì tôn
trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9
cầu sanh Tịnh độ, 10 vì mong muốn làm cho Phật pháp
tồn tại lâu dài.
Các tin đã đăng: