Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của chính mình, nghĩa là đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy trong chúng ta có tri kiến bằng với Phật. Chính vì thế mà bổn phận của người học và tu Thiền là phải làm thế nào để nhận ra được để hằng sống với tri kiến Phật của mình.
Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm.
Người mang tâm niệm hận thù muốn hại người khác như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, chưa hại được ai mà đã tự hại chính mình. Nóng giận là thói quen thông thường của tất cả mọi người, không ai trên đời chưa một lần nóng giận, vả chăng chỉ có các bậc đại Bồ tát thị hiện vào đời vì lợi ích chúng sinh.
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người
cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa
vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với đạo lý xã hội.
Tôi có điều chưa hiểu rõ về khái niệm thân trung ấm-hương linh. Trong kinh Bát-nhã, Đức
Phật dạy “ngũ uẩn giai không”, vậy cái gì còn tồn tại sau khi con người
trút hơi thở cuối cùng, liệu cái đó có phải là “thần thức-hương
linh-thân trung ấm-trung hữu”. Nếu nói như vậy nghĩa là đang chấp ngã,
điều này hoàn toàn không phù hợp với lời kinh, ý Phật.
Bố thí và cúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà tùy theo khả năng phát tâm hộ trì Tam bảo và làm từ thiện xã hội. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc làm không dễ dàng, đối với kẻ cho và người nhận.
Một người con dù trai hay gái, phải biết báo đáp công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Việc báo hiếu đó phải thực hiện trên hai phương diện là vật chất và tinh thần.
Muốn đem pháp Phật vào tâm, phải sám hối cho tiêu nghiệp. Còn
trần lao nghiệp chướng nhiều, không thể tiếp thu pháp Phật được. Người có trần
lao nghiệp chướng nhiều thì thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, đời sống khó khăn;
họ không thể tập trung thân tâm vào Phật pháp, khó thấy Phật. Vì vậy, trên bước
đường tu, làm sao cố dẹp mây mờ phiền não ngăn che tâm chúng ta, để tâm được
yên tĩnh mới tiếp cận được thiên nhiên, gần gũi được Phật và Bồ-tát.
Hỏi: Một người sống cô đơn trong Nursing Home, KHÔNG AI HỘ NIỆM chết sẽ đi về đâu - cõi lành hay cõi dữ ?
Trong vô số pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sanh là dễ thực hành nhất để trưởng dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống”
Các tin đã đăng: