Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương khốn đốn dẫn đến sự bực bội, khó chịu, phiền muộn khổ đau. Những người khó chịu, họ muốn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối hiềm thù trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau.
Khi tu tập ba-la-mật, dù là Phật Thinh Văn, Phật Độc Giác hay Phật Chánh Đẳng Giác đều phải thành tựu công hạnh như ba bậc kể trên. Tuy nhiên, theo Mahāyana thì sau khi đắc quả A-la-hán, vị ấy “hướng tâm theo đại thừa” , tu tập “lục độ ba-la-mật” mới được gọi là bồ-tát. Còn theo Theravāda, cho dẫu tu tập “thập độ ba-la-mật” thì vẫn còn phàm phu.
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai.
Tâm lý đó luôn phổ biến khắp mọi nơi, lúc bình thường không ai nghĩ tới việc tu hành, đến khi có chuyện không may xảy ra, chúng ta vào chùa lễ lạy cầu khẩn van xin chư Phật, Bồ-tát giúp cho. Nếu được tai qua nạn khỏi thì vui vẻ hả hê cho rằng chư Phật, Bồ-tát linh ứng, còn không được thì phiền muộn khổ đau, oán trách trời đất, không dang tay cứu giúp mình.
Theo đạo Phật, những nỗi khổ của con người đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết. Vô minh được coi là nguyên nhân khổ đau lớn nhất của chúng sanh.
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được Ngài vận dụng để minh họa cho sinh động và dễ hiểu. Nhìn một khúc gỗ lênh đênh xuôi trên một dòng sông hướng về biển cả, Ngài liên tưởng ngay đến hình ảnh của người tu đang trên đường xuôi về Niết-bàn.
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie ( Sự Sống ) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard.
Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng. Ác nghiệp sẽ làm cho ta không đạt được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau, mà còn ngăn cản ta đạt tới tiềm năng đầy đủ của một tâm giác ngộ, và ngăn cản ta đạt tới mục tiêu cứu khổ chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ.
HỎI: Trong cuộc sống, tôi thấy rất nhiều người có trí thông minh nhạy bén trên con đường học vấn lẫn trong đời thường, vì thế họ thường thành công. Điều đó đã phản ánh sâu sắc phước báo về mặt trí tuệ, tôi nghĩ như thế có đúng không? Cụ thể là ở lớp tôi học có khá nhiều bạn chỉ cần nghe qua thầy cô giảng là có thể hiểu đúng vấn đề nhanh chóng, số còn lại thì không được như thế và tôi chính là một trong số đó. Nhìn thấy chúng bạn tiếp thu bài vở một cách dễ dàng tôi thấy chạnh lòng và thấy mình sống trên cuộc đời này sao quá vô dụng. Tôi thường áp dụng lời khuyên từ thầy cô, bạn bè về phương pháp học tập sao cho đạt kết quả nhưng tất cả chỉ là số 0. Tôi nhận thấy nghiệp chướng si mê của mình sâu dày quá, nhiều khi bế tắc đến nỗi bị stress nặng. Điều này có liên quan đến nhân quả? Tôi phải hóa giải như thế nào theo tinh thần nhà Phật? (YẾN TRINH, bongi9999@yahoo.com )
Kính bạch thầy, khi đến chùa thọ bát tu học mà con thọ dụng thức ăn do đàn na tín thí thập phương dâng cúng. Xin hỏi thọ dụng như thế chúng con có mang tội hay không? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ, để con khỏi phải lo sợ. Con kính cám ơn thầy.
Các tin đã đăng: