Năm dục và việc áp dụng đạo Tỉnh Thức để nhận biết cội gốc của Tham Sân Si

Năm dục và việc áp dụng đạo Tỉnh Thức để nhận biết cội gốc của Tham Sân Si
 Vậy, từ khi đã biết Phật cũng có nghĩa là Tỉnh Thức, biết được hai nghiệp thiện ác thì việc tu hành để chuyển nghiệp ác, nghiệp bất thiện chúng ta đã trót tạo, thành nghiệp thiện và đi đến sạch nghiệp không phải quá khó. Nhà Phật có câu: “Hồi đầu thị ngạn”.

Thế nào là tùy duyên & bất biến?

Thế nào là tùy duyên & bất biến?
GN - “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” chính là hành trang, là phương tiện cần thiết để những người con Phật dấn thân nhập thế, lợi đạo và ích đời.

Cầu trời cầu mãi mà có được gì đâu?

Cầu trời cầu mãi mà có được gì đâu?
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời?

Người học Phật có thể tiêu trừ tai họa kéo dài tuổi thọ được không?

Người học Phật có thể tiêu trừ tai họa kéo dài tuổi thọ được không?
Nguyên lý tiêu trừ tai họa, sống thọ là nơi sám hối, phát nguyện. Quả báo đến thì phải chịu, thế nhưng khi phát tâm sám hối và phát nguyện, thì quả báo chưa sinh khởi có thể biến chuyển. Cũng giống như kẻ phạm tội, khi đem ra phán xử, mà biết nhận tội và ăn năn hối lỗi, chịu hợp tác với quan tòa, thì khi luận tội cũng sẽ được khoan giảm.

Không ôm là không ổn

Không ôm là không ổn
TTT: Một vị tăng nọ xây một thảo am tự tu, được một bà lão mộ Phật ngày ngày lo cơm nước trong mấy chục năm. Một hôm bà lão muốn thử công phu tu tập của ông tăng đã đến đâu, bèn kêu một cô gái đẹp đến "harrass" ông ta. Cô ta vô lều một lát thì đi ra, kể, đại khái: Tôi ôm lão ta nhưng lão ta nói: cây mọc trên đá mùa đông, làm gì còn lửa tình. Bà lão chửi, "Hắn ta không nhất thiết phải đáp ứng dục tình của cô, nhưng ít ra cũng phải xót thương cô". Nói xong đốt am đuổi ông tăng đi. Quý ĐH xem ai đúng, ông tăng trong sạch hay bà lão gàn?

Đức Phật trợ niệm người bệnh,người sắp lâm chung như thế nào??

Đức Phật trợ niệm người bệnh,người sắp lâm chung như thế nào??
Khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật hoặc cái chết, trong tâm lý của đa số có lẽ ai cũng mong muốn Đức Phật làm phép lạ hay ban cho mình một sức mạnh diệu kỳ để giúp mình chiến thắng nỗi đau, vượt qua bệnh tật. Đó là tâm lý thường tình, cũng như người gia chủ kia cầu xin Đức Phật giúp cho thân tâm ông được nhẹ nhàng, an ổn. Nhưng theo Đức Phật, khi mang tấm thân tứ đại giả hợp này mà mong không bệnh tật là một thái độ si mê. Bản chất của thân này là duyên sinh nên vô thường, biến hoại; mong muốn nó bền chắc, tốt đẹp, thường còn, không biến hoại để mãi mãi an vui là điều không tưởng. Đức Phật không bao giờ làm việc gì vô ích chỉ vì hư tưởng, hẳng hạn như ban pháp mầu để vượt qua bệnh tật hay lẩn tránh cái chết. Nếu có biện pháp nào giúp người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật thì biện pháp đó phải được thực hiện bởi chính người bệnh. Bằng như Đức Phật ban cho họ phép màu để họ được như nguyện (thân tâm an ổn), thì sau căn bệnh đó, sau nỗi đau đó còn biết bao căn bệnh khác, nỗi đau khác vốn tiềm ẩn trong tấm thân tứ đại giả hợp, họ sẽ phải đối mặt như thế nào? Chắc chắn là không có phép màu nào có thể khiến cho họ lành lặn, an ổn mãi mãi, bởi đặc  tính của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, biến hoại.

Thế nào gọi là Phật tử, khái niệm về bốn dấu ấn trong Phật giáo

Thế nào gọi là Phật tử, khái niệm về bốn dấu ấn trong Phật giáo
Câu hỏi nêu lên có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra lời giải đáp khá phức tạp, bởi vì không phải « theo » Phật giáo là đương nhiên trở thành một Phật tử. Có những người chưa bao giờ đến chùa, không ăn chay, cũng chẳng hiểu Đạo Pháp là gì, nhưng vẫn tự nhận là người « theo » Phật giáo, chẳng qua vì họ tự nhận diện dựa vào truyền thống gia đình, hoặc cứ nhận bừa để chọn cho mình một vị trí tín ngưỡng trong xã hội.

Niết Bàn có phải là hư vô không?

Niết Bàn có phải là hư vô không?
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không".

Cách đối trị hôn trầm tán loạn

Cách đối trị hôn trầm tán loạn
Người xưa bảo: “Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm.” Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại. Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẻ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. 

Mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ

Mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ
May mắn nhất của đời người là biết được và thụ hưởng được những mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ. Tâm Định Tuệ là tâm linh tối thượng của vũ trụ, tiềm ẩn ở mỗi con người, trong tất cả chúng sinh
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 61 62 63 64 65 66