Trong kinh Phật dạy: "Người tu hành chân chính, có ai đến phá phách làm trở ngại thì người đó bị tội phải đọa địa ngục.” Như vậy chúng ta tu hành chân chính mà có người lại chửi bới phá phách mình thì người đó hết sức vì mình, hết sức thương mình họ mới dám làm, vì biết phải đọa địa ngục. Nên chúng ta phải quý kính người đó hơn. Người ấy đã gan dạ dám vào địa ngục để giúp cho mình tiến lên, thì còn gì hơn nữa !
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:
Đời sống thế gian là đời sống hưởng thụ ngũ dục lạc (cũng gọi ngũ dục trưởng dưỡng, gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ), tùy nhân duyên phước báo mà mỗi cá nhân có điều kiện hưởng thụ ngũ dục nghèo nàn hay sung mãn, con người xem hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu của đời sống và là điều kiện mang lại hạnh phúc.
Hầu như ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến hai từ “Nhân” và “Quả”. Nếu làm lành thì sau này sẽ hưởng một quả báo lành, an vui và hạnh phúc. Ngược lại, nếu làm việc ác thì quả báo đau khổ, trầm luân sẽ không thể nào tránh khỏi.
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay. Cuốn Pháp Bảo Đàn kinh ghi về cuộc đời của tổ Huệ Năng cùng những bài pháp của tổ rất đầy đủ.
Bất cứ ai hiện hữu trong cuộc đời này cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều. Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi mà mình đã tạo ra, và lập nguyện đừng để cho những hành vi sai trái tái diễn là việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo
Dưới đây là 32 vần kệ, một con số kỳ diệu, là những cảm xúc chân thành phóng chiếu tự nhiên từ trái tim tôi. Những lời thỉnh cầu liên tục của Otse Yana, một người bạn tốt, là thuận duyên và tâm từ bỏ mãnh liệt đối với sự vô thường trong tâm tôi là nguyên nhân sâu xa khiến tôi, Ngawang Lodro Tsungmed, biên soạn bài kệ này vào ngày 27 tháng Giêng năm 1964. Cầu mong đó là điều kiết tường!
Tà dâm là sự dâm dục với người không phải hoặc chưa phải vợ hoặc chồng của mình. Hành vi này trời đất không dung, quỷ thần phẫn nộ . Ngay khi một ý niệm dâm dục khởi phát, thậm chí trước khi hành vi nào đó xảy ra, đã là phạm tội lỗi lớn (tạo nghiệp to lớn). Vợ chồng là người được gia đình cha mẹ đồng ý cưới hỏi, và pháp luật của đất nước công nhận. Nhưng giữa vợ chồng, nếu chìm đắm trong dâm dục cũng phạm tội tà dâm.Nếu phạm lỗi, không chỉ người đó đã gây ra tai họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho con cái họ.
Câu
hỏi nêu lên có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra lời giải
đáp khá phức tạp, bởi vì không phải « theo » Phật giáo
là đương nhiên trở thành một Phật tử. Có những người
chưa bao giờ đến chùa, không ăn chay, cũng chẳng hiểu Đạo
Pháp là gì, nhưng vẫn tự nhận là người « theo » Phật
giáo, chẳng qua vì họ tự nhận diện dựa vào truyền thống
gia đình, hoặc cứ nhận bừa để chọn cho mình một vị
trí tín ngưỡng trong xã hội.
Nếu chỉ vì ngũ
quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không
không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời
không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn
"Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói
với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá
đều được rùa trả lời là "không".
Các tin đã đăng: