Ba cõi lăng xăng đều từ một tâm. Phật trước Phật sau đều chỉ dùng tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là " cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo ". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình.
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu. Một khi phát triển tâm Bồ đề diễn tiến, hành giả phải nỗ lực thực hành nguyên tắc tâm vị tha độ lượng suốt đời mình. Điều này dẫn đến khái niệm mà chúng ta thường biết đến là “Lý tưởng Bồ tát” bao gồm cả “Sáu hạnh toàn hảo”: thí, giới, nhẫn, tấn, định và tuệ.
Nhân là nguyên nhân, nguồn gốc, mầm mống; Quả là kết
quả, thành tựu, báo ứng. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời, không
vật gì do ngẫu nhiên tạo ra, mà phải có nguyên nhân từ trước. Ngược lại,
một nguyên nhân muốn có kết quả, cũng phải có sự hỗ trợ của nhiều yếu
tố gọi là Duyên . Lý Nhân quả, hay nói đầy đủ là Nhân - Duyên - Quả ,
chi phối toàn thể vũ trụ vạn loại, là nguyên lý tuyệt đối. Đức Phật
không phải là người khai sinh ra đạo lý nầy, nhưng Ngài đã thấu hiểu nó
đến tột cùng và trao truyền cho các môn đệ.
Hít thở không khí thật sâu, đi ra bên ngoài địa điểm mà cơn giận tức đó đang diễn ra, có thể là đi bách bộ, nhìn thấy các mảng cây xanh, quán hình ảnh mây bay gió thổi. Chúng ta thấy trong đời này không có gì là quan trọng, mọi việc rồi phải trôi qua, giữ lại nỗi khổ niềm đau để làm gì. Mọi việc có nhân quả của nó, mọi việc có luật pháp quyết định. Thay vì ta tức giận, trả đũa thì tâm mình trở nên lặng yên và nhờ đó không bị bức xúc
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy Muôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả. Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện Không phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể. Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa. Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy Cho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết Mau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về
(PH).Chúng ta phải nhận ra, mọi lời thuyết pháp của chư Phật đều nhằm chỉ thẳng tâm, không nên bám chặt vào tên và lời, bởi đó chỉ là ngón tay đưa lên, còn đích chúng ta thấy phải là mặt trăng vằng vặc vượt ra khỏi giới hạn của ngón tay kia.
Đức tự tin và lòng quả cảm giúp ta mạnh dạn, gan dạ dấn thân đóng góp, phục vụ tất cả chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán để mình và người cùng được bình yên, hạnh phúc. Nếu chúng ta không tự tin chính mình và không có lòng quả cảm thì ta sẽ không bao giờ kiên trì, bền chí khi gặp khó khăn.
Con
người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng
bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những
cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều
người lớn cũng sợ ma.
Các tin đã đăng: