Nhìn ra khắp thế giới, chúng ta dường như thấy bạo lực vẫn lan tràn ở nhiều nơi. Còn quá nhiều người dân các nước vẫn phải sống dưới sự kìm kẹp của các chế độ độc tài. Mặc dù tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều dạy về lòng nhân ái, tâm từ bi và khoan dung, nhưng bạo lực nhân danh tôn giáo vẫn xảy ra ở mức độ không thể tưởng tượng được.
Thiền sư Nhất Hạnh lý giải vì sao chính niệm và cách mạng tâm linh - chứ không phải kinh tế - là những nhân tố cần thiết cho quá trình bảo vệ thiên nhiên và làm giảm thiểu những biến đổi thất thường của khí hậu. Dưới đây là bài phỏng vấn của Jo Confino cho Guardian Professional Network.
Chúng ta phải khôn ngoan nhìn mọi người bằng con mắt tương đối, tin mọi người bằng lòng tin giới hạn. Chúng ta sẽ bằng lòng trong cuộc sống này, và sẽ cảm thông tha thứ những người thân với mình khi họ phạm phải sai lầm. Chúng ta còn chỗ nương tựa duy nhất là chính mình. Mình sẵn có hòn ngọc quí mà lâu nay đã quên lãng. Hôm nay khéo tay mở chéo áo lấy hòn ngọc đem ra dùng, đời ta sẽ hạnh phúc biết là bao!
Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó. Như vậy một ý nghĩa tùy duyên này mà thấu cho thật suốt có dễ dàng không? Không dễ dàng, cho nên phải thật sống chớ không phải bắt chước được.
Sáng ngày 26/11/2016, tại Nhà truyền thống văn hoá Phật giáo TPHCM – chùa Phố Quang, Trung ương Giáo hội kết hợp cùng Ban trị sự GHPGVN TP.HCM đã trang nghiêm long trọng trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 708 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.
Trong tám muôn bốn nghìn pháp môn tu tập như: Tịnh độ tông, thiền tông, pháp hoa tông, mật tông, diệu pháp tông,…thì tu tịnh độ (niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà) được nhiều tín đồ Phật giáo lựa chọn và đó cũng là lời dạy của Đức Phật trong kinh Đại Tập: “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, hiếm có người đắc đạo duy nhờ pháp niệm Phật mới thoát sanh tử”.
Đức Phật trả lời vắn tắt: “Mỗi chúng
sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân
quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh
thành những tình trạng cao thấp.”
Tâm là gốc của thân, tâm có yên thì gốc mới vững vàng. Thân
thể này sở dĩ bị bệnh hoạn là do tâm bị vô minh che lấp nên tâm hồn u
tối, mê mờ. Muốn thân này khỏe mạnh, ít bệnh hoạn chúng ta chỉ cần nỗ
lực làm cho tâm lặng lẽ, sáng trong. Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách
móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên
làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.
Luận rằng: Ví có người hỏi: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất? Đáp: Chỉ có pháp quán tâm nhiếp hết các pháp là chóng tắt nhất. Hỏi: Vì sao một pháp nhiếp được hết các pháp? Đáp: Vì tâm là nguồn cội của vạn pháp, hết thảy pháp đều từ tâm sanh. Nếu tỏ được tâm thì vạn pháp đều đủ. Cũng như cây to, cành lá hoa quả sum suê đều từ gốc cây. Khi trồng cây phải chú ý săn sóc ở gốc thì cây mới được sanh sôi. Đốn cây cũng cứ đốn ở gốc thì toàn thân cây đều chết. Nếu tỏ tâm mà tu thì dụng lực ít mà thành công dễ; chẳng tỏ tâm mà tu phí công vô ích. Nên biết tất cả thiện ác đều từ tâm, lìa tâm mà tìm Đạo là việc luống công.
Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Tu là lấy lìa tướng làm tông. Nên kinh nói: Vắng lặng là Bồ-Đề, vì dứt hết các tướng. Phật có nghĩa là giác. Người có tâm giác được Đạo Bồ-Đề nên gọi là Phật.
Các tin đã đăng: