Kinh Phật là lời Phật nói ra và chỉ có giá trị khi áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày chứ không phải đọc thuộc làu hay đọc cho hay... là hết khổ.
T rong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ. Vọng niệm/vọng tưởng (papañca) – tiến trình nhận thức làm tâm ô nhiễm và phương pháp diệt trừ trong Kinh Mật Hoàn sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
Từ xưa đến nay nhiều học giả cho rằng đức Phật là người tiên phong trong cuộc cải cách xã hội tại Ấn Độ cổ đại nói riêng và thế giới nói chung. Bởi vì, Ấn Độ là nước có sự bất bình đẳng về giai cấp, kì thị chủng tộc vô cùng khắc nghiệt. Đức Phật với giáo lý từ bi, bình đẳng, Ngài không công nhận những sự phân biệt, giữa con người với nhau như một mặc định tất yếu đã được an bài của ai đó từ trước. Ngài cho rằng biện pháp xác nhận giá trị, hay sự cao quí của con người không phải ở đẳng cấp xã hội, chủng tộc. Ngài khẳng định giá trị của một con người được xác định qua hành vi đạo đức của người đó. Với giáo lý Duyên Khởi – Vô thường – Vô ngã, Ngài đã giác ngộ và giảng bày cho tất cả mọi người, để mọi chúng sinh đều cảm nhận được sự an lạc nếu như thực hành lời dạy ấy. Một giáo lý mang tính triết học, gần gũi và không bao giờ xa rời dân chúng.
Một hôm đức Phật lên tòa thuyết pháp. Trái với thông lệ, hôm nay đức Phật lên tòa mà không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa đưa lên (niêm hoa). Đại chúng ngơ ngác không hiểu ý Phật, chỉ riêng ngài Ca-diếp là mĩm cười (vi tiếu). Đức Phật liền nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay trao truyền cho ngươi”. Nói rồi, đức Phật nhường nửa tòa ngồi cho ngài Ca-diếp. Do đây, ngài Ca-diếp được tôn là Tổ thứ nhất của Tổ sư thiền.
Ý nghĩa xuất gia, thành đạo và thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật là ba vấn đề chính mà quý thầy cô cần suy nghĩ để khéo vận dụng những lời dạy trong kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa.
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này. Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức?
Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt.
Giáo trình tâm lý học và giáo khoa môn giáo dục công dân hiện hành ở bậc học THPT phát biểu về hạnh phúc, đại ý: đấy là trạng thái được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người với mức độ tăng dần. Và trong đời thường người ta vẫn nghĩ hạnh phúc đúng như thế.
CÂU HỎI CỦA DIỆU HIỀN: Kính bạch Thầy, Thầy dạy không làm khổ mình, khổ người, nhưng trong cuộc sống tương quan hằng ngày con thấy khó mà giữ cho tuyệt đối và trọn vẹn. Ví dụ:
Các tin đã đăng: