Luận rằng: Ví có người hỏi: Nếu muốn cầu đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất? Đáp: Chỉ có pháp quán tâm nhiếp hết các pháp là chóng tắt nhất. Hỏi: Vì sao một pháp nhiếp được hết các pháp? Đáp: Vì tâm là nguồn cội của vạn pháp, hết thảy pháp đều từ tâm sanh. Nếu tỏ được tâm thì vạn pháp đều đủ. Cũng như cây to, cành lá hoa quả sum suê đều từ gốc cây. Khi trồng cây phải chú ý săn sóc ở gốc thì cây mới được sanh sôi. Đốn cây cũng cứ đốn ở gốc thì toàn thân cây đều chết. Nếu tỏ tâm mà tu thì dụng lực ít mà thành công dễ; chẳng tỏ tâm mà tu phí công vô ích. Nên biết tất cả thiện ác đều từ tâm, lìa tâm mà tìm Đạo là việc luống công.
Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Tu là lấy lìa tướng làm tông. Nên kinh nói: Vắng lặng là Bồ-Đề, vì dứt hết các tướng. Phật có nghĩa là giác. Người có tâm giác được Đạo Bồ-Đề nên gọi là Phật.
Ba cõi lăng xăng đều từ một tâm. Phật trước Phật sau đều chỉ dùng tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.
Phải biết Quán Thế Âm Bồ-tát là dùng con mắt để nghe chứ không phải dùng lỗ tai, nếu chúng ta dùng con mắt nghe được mới là Quán Thế Âm, đạt đến cảnh giới này tất cả khổ đều được giải thoát.
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là " cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo ". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình.
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu. Một khi phát triển tâm Bồ đề diễn tiến, hành giả phải nỗ lực thực hành nguyên tắc tâm vị tha độ lượng suốt đời mình. Điều này dẫn đến khái niệm mà chúng ta thường biết đến là “Lý tưởng Bồ tát” bao gồm cả “Sáu hạnh toàn hảo”: thí, giới, nhẫn, tấn, định và tuệ.
Ba mẹ là hai vị Bồ Tát luôn thương yêu che chở cho ta từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành mà không hề than trách đôi câu. Đôi khi ta làm Ba Mẹ buồn. Ta phá phách, ngỗ nghịch Ba Mẹ cũng bỏ qua tất cả mà thương yêu ta không hề ghét bỏ.
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
Các tin đã đăng: