Duy Lực Ngữ Lục

Duy Lực Ngữ Lục
Tổ-sư-thiền là pháp Thiền-trực-tiếp do phật Thích-ca đích thân truyền cho Sơ-tổ Ma-ha-ca-diếp, rồi truyền cho Nhị-tổ A-nan, Tam-tổ Thương-na-hòa-tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống, đến Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung-quốc làm Sơ-tổ Trung-quốc rồi truyền cho người Trung-quốc là Nhị-tổ Huệ Khả, Tam-tổ Tăng Xán, Tứ-tổ Đạo Tín, Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn, Lục-tổ Huệ Năng v.v... Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ Tổ Ca-diếp). Tham Tổ-sư Thiền tức là:  Tham thoại đầu và Khán thoại đầu          Nay nói sơ về cách thực hành: Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là khi chưa khởi ý niệm muốn nói gọi là "thoại-đầu". Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không-biết. Khán là nhìn chỗ không-biết (thoại-đầu), muốn xem chỗ không-biết đó là gì ? Chỗ không-biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn. Nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không-biết, chính cái muốn biết (hiểu) mà biết không được đó Thiền-tông gọi là nghi-tình. Hành-giả tham thiền cứ hỏi (tham) và nhìn (khán) đồng thời đi song song để phát khởi nghi-tình. Nghi-tình này sẽ đưa hành-giả đến thoại-đầu.          Thoại-đầu tức là vô-thuỷ vô-minh, cũng gọi là "đầu sào trăm thước", cũng là nguồn gốc của ý-thức. Từ đây tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý-thức bỗng dứt hết nghi. Cái sát-na lìa ý-thức đó gọi là Kiến-tánh thành Phật, tức là Trí-bát-nhã được hiện hành khắp không-gian và thời-gian, sự hiểu biết chẳng còn gì thiếu sót. Giáo-môn gọi là Chánh-biến-tri. Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là Tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là Tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực Tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập Tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập Tham thì khó hy vọng kiến tánh.

Vu lan và triết lý nhân quả

Vu lan và triết lý nhân quả
Nhân là nguyên nhân, nguồn gốc, mầm mống; Quả là kết quả, thành tựu, báo ứng. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời, không vật gì do ngẫu nhiên tạo ra, mà phải có nguyên nhân từ trước. Ngược lại, một nguyên nhân muốn có kết quả, cũng phải có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố gọi là Duyên . Lý Nhân quả, hay nói đầy đủ là Nhân - Duyên - Quả , chi phối toàn thể vũ trụ vạn loại, là nguyên lý tuyệt đối. Đức Phật không phải là người khai sinh ra đạo lý nầy, nhưng Ngài đã thấu hiểu nó đến tột cùng và trao truyền cho các môn đệ.

Niệm Phật nhưng không được nhất tâm

Niệm Phật nhưng không được nhất tâm
Niệm Phật điều cần yếu là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật, ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.

Những câu Thiền ngôn giúp ích cho cuộc đời của bạn

Những câu Thiền ngôn giúp ích cho cuộc đời của bạn
Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.

Làm thế nào để diệt Tham, Sân, Si

Làm thế nào để diệt Tham, Sân, Si
Hít thở không khí thật sâu, đi ra bên ngoài địa điểm mà cơn giận tức đó đang diễn ra, có thể là đi bách bộ, nhìn thấy các mảng cây xanh, quán hình ảnh mây bay gió thổi. Chúng ta thấy trong đời này không có gì là quan trọng, mọi việc rồi phải trôi qua, giữ lại nỗi khổ niềm đau để làm gì. Mọi việc có nhân quả của nó, mọi việc có luật pháp quyết định. Thay vì ta tức giận, trả đũa thì tâm mình trở nên lặng yên và nhờ đó không bị bức xúc

Niệm Phật nuôi dưỡng Pháp thân huệ mạng

Niệm Phật nuôi dưỡng Pháp thân huệ mạng
Tâm chúng sanh xưa nay vốn đầy đủ các đức tướng đại từ đại bi, đại nguyện, đại hạnh, đại trí, đại lực nhưng vì mê theo trần cảnh, nên không thường hay chiếu diện. Các vị Bồ Tát đã nhiều đời tu lục độ vạn hạnh, phá trừ nhiều phần vô minh phiền não nên thường hay hiển bày các đức tướng diệu dụng ấy, mà, độ thoát chúng sanh ra ngoài vòng sanh tử.

Bồ tát Quán Thế Âm

Bồ tát Quán Thế Âm
Quán Thế Âm nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" là một vị Bồ tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa.

Thiền Thất Khai Thị Lục (Trọn bộ)

Thiền Thất Khai Thị Lục (Trọn bộ)
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy Muôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả. Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện Không phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể. Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa. Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy Cho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết Mau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác
(PH).Chúng ta phải nhận ra, mọi lời thuyết pháp của chư Phật đều nhằm chỉ thẳng tâm, không nên bám chặt vào tên và lời, bởi đó chỉ là ngón tay đưa lên, còn đích chúng ta thấy phải là mặt trăng vằng vặc vượt ra khỏi giới hạn của ngón tay kia.

Đọc trọn Tam Tạng nhưng không buông thì vẫn vô dụng

Đọc trọn Tam Tạng nhưng không buông thì vẫn vô dụng
Bát Nhã đích thực là phải đích thân chứng, chứng như thế nào?. Tức là buông xuống. Khi buông xuống, chúng ta sẽ biết rõ, sẽ hiểu rõ. Nếu không buông xuống, dù hết thảy chư Phật có dạy chúng ta thì vẫn như “gãi ngứa ngoài giày”, không dễ gì thấu hiểu được. Chúng ta buông xuống một phần sẽ thấu hiểu một phần; chúng ta buông xuống hai phần sẽ thấu hiểu hai phần; buông xuống càng nhiều, thấu hiểu càng nhiều hơn nữa. Vì thế, nhất định phải từ buông xuống mới thấy được hiệu quả, đấy gọi là Phật pháp chân chính.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 12 13 14 15 16 17