Kinh Hoa Nghiêm có ba bộ: Bộ thứ nhất gọi là Đại Hoa Nghiêm do Pháp thân Tỳ Lô Giá Na chuyển. Bộ thứ hai là Trung Hoa Nghiêm do Báo thân Lô Xá Na chuyển và bộ thứ ba do ứng thân Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết. Như vậy, kinh Hoa Nghiêm có cái nhìn về Đức Phật khác hơn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên cũng khác với lịch sử thông thường mà chúng ta học.
Vấn đề tâm linh mầu nhiệm vốn khó có thể giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, đó là những hiện tượng có thật trong đời sống. Có điều chúng ta cần thận trọng, nếu dễ dãi chấp nhận, thiếu cân nhắc, xem xét thật hư sẽ rơi vào tà kiến mê tín dị đoan; còn nếu phủ nhận, chối bỏ hết cũng sẽ rơi vào tà kiến cực đoan, thiên chấp.
Căn bản của nương tựa Pháp của Phật tử là chánh niệm và đủ luật nghi. Chánh niệm là nhớ nghĩ chơn chánh, là tập thấy rõ tâm niệm của mình để kiểm soát và chuyển hóa thân miệng ý của mình.
Thiên đàng hay Tịnh Độ đều là một cõi nước an vui, hạnh phúc đáng mơ ước của tất cả các tín đồ tùy thuộc vào mỗi tôn giáo và vị giáo chủ của tôn giáo ấy thiết lập nên. Do đó mà quan niệm về Thiên đường và Tịnh Độ của mỗi Tôn giáo đều có sự tương đồng nhất định bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt, dù có khác biệt như thế nào nhưng lý tưởng vẫn đưa con người về với những gì tốt đẹp hơn.
Kinh Phật là lời Phật nói ra và chỉ có giá trị khi áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày chứ không phải đọc thuộc làu hay đọc cho hay... là hết khổ.
Kinh Dược Sư ghi rằng Đức Phật Thích Ca và chư Tăng cùng đi du hóa và tạm dừng chân ở nước Bạt Kỳ, thành Tỳ Da Ly (tức thành Quảng Nghiêm) và các Ngài ngồi dưới cây Tiếng Nhạc. Cây Tiếng Nhạc là cây gì. Tôi có cảm giác đây là rừng thông hay rừng phi lao, nghe tiếng vi vu, nếu tâm hồn lắng yên, chúng ta nghe thành nhạc, hay nhạc trời không ai tấu tự vang.
T rong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ. Vọng niệm/vọng tưởng (papañca) – tiến trình nhận thức làm tâm ô nhiễm và phương pháp diệt trừ trong Kinh Mật Hoàn sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
Cuộc đời của một con người, hạnh phúc nhất không phải là ở “lầu son gác tía” mà chính là được gần gũi “thầy hiền bạn tốt”, được dạy phương cách thực hành pháp, được sống trong sự bảo bọc của tăng thân nhằm giúp mình bước ra từ trong khổ đau, tìm thấy chân hạnh phúc. Có hạnh phúc nào hơn thế! May mắn thay, những người con Phật, được sống dưới sự chỉ dạy trực tiếp của Thế Tôn, họ đã tìm thấy hướng đi của đời mình. Ngày nay, tuy cách xa Phật quá lâu nhưng chúng ta vẫn còn quá may mắn và hạnh phúc khi trong tất cả những bài pháp mà đức Phật đã dạy vẫn còn đó và sáng mãi với thời gian.
Từ xưa đến nay nhiều học giả cho rằng đức Phật là người tiên phong trong cuộc cải cách xã hội tại Ấn Độ cổ đại nói riêng và thế giới nói chung. Bởi vì, Ấn Độ là nước có sự bất bình đẳng về giai cấp, kì thị chủng tộc vô cùng khắc nghiệt. Đức Phật với giáo lý từ bi, bình đẳng, Ngài không công nhận những sự phân biệt, giữa con người với nhau như một mặc định tất yếu đã được an bài của ai đó từ trước. Ngài cho rằng biện pháp xác nhận giá trị, hay sự cao quí của con người không phải ở đẳng cấp xã hội, chủng tộc. Ngài khẳng định giá trị của một con người được xác định qua hành vi đạo đức của người đó. Với giáo lý Duyên Khởi – Vô thường – Vô ngã, Ngài đã giác ngộ và giảng bày cho tất cả mọi người, để mọi chúng sinh đều cảm nhận được sự an lạc nếu như thực hành lời dạy ấy. Một giáo lý mang tính triết học, gần gũi và không bao giờ xa rời dân chúng.
Hiểu một cách đơn giản, thiền là biện pháp hữu hiệu giúp người thực hành tự thanh lọc các nhiễm ô và thăng hoa tâm ý của họ. Điều đó sẽ đem lại sự thanh tịnh, định tĩnh và an lạc, làm chủ cảm xúc lẫn hành vi. Đây còn được xem là nền tảng quan trọng giúp phát triển tuệ giác, đem lại sự hiểu biết chân tự nhiên và xã về thiền như thế nhiều sinh viên sẻ, bởi nó như là hỗ trợ tâm lý thật về qui luật hội. Cách hiểu này được phần quan tâm, chia liệu pháp giúp cho con người.
Các tin đã đăng: