T ượng Bồ tát Kim Cang Thủ (Vajrapani) chạm trên một đài thờ vuông được phát hiện vào giữa thập niên 1980 khi sư trụ trì chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho trùng tu lại ba bàn thờ trong ngôi miếu nhỏ Linh Động Chơn Tiên, trong động Tàng Chơn sau lưng chùa. Đài thờ bằng sa thạch này bị phủ kín bằng một lớp vữa dày để làm bệ đặt tượng Phật. Động Tàng Chơn được tạo bởi ba hang động nhỏ, gồm: động Tam Thanh, động Chiêm Thành và Hang Gió, với động Chiêm Thành nằm ở giữa.
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào? Bộ phái căn bản là gì?” Đức Thế Tôn dạy: “Văn Thù, sau này đệ tử của Như Lai có 20 bộ phái, sự kiện này giúp cho sự tồn tại của pháp. Tất cả 20 bộ phái cùng được 4 đạo quả, 3 tạng của họ bình đẳng, không ai hơn kém, như nước biển cả toàn một mùi vị, như người có 20 đứa con.”
M ục đích cuối cùng của nền giáo dục Phật giáo là giác ngộ và giải thoát. Nói cách khác, sự ra đời của nền minh triết Phật giáo chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giúp chúng sanh giảm đi những bất hạnh, đau khổ trong kiếp người. Giác ngộ chính là sự hiểu biết của bản thân phù hợp với những quy luật tự nhiên. Sau khi Đức Phật chứng đạo dưới cội cây Bồ đề, vì lòng thương cho chúng sanh đang bị đau khổ, mà vì đó nói pháp.
Thiền Minh Sát hay còn gọi là thiền Minh Sát Tuệ, tiếng Pāli là Vipassanā, có nghĩa là “Nhìn thấy mọi thứ như nó đang thực sự là”. Đây là tiến trình thực tập thanh lọc tâm, thông qua việc tự quan sát các đối tượng, là một phương pháp tu tập để đạt được giải thoát. Phương pháp thực tập thiền này đã được Đức Phật khám phá và dành trọn 45 năm hoằng dương giáo pháp để giảng dạy cho các đệ tử của Ngài. Thiền Minh Sát được đề cập rất rõ trong bài kinh số 22 Đại Niệm Xứ (Mahā Satipatthāna Sutta) thuộc kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya).
Đối với đạo Phật, Sanh tử và Niết-bàn là hai phạm trù khác nhau, chúng tuy hai mà một, tuy một mà hai, không tách rời nhau. Tinh thần này đặc biệt được nói rất rõ ở phẩm Quán Phược giải, thứ 16 trong Trung quán Luận (gồm 27 phẩm) của ngài Long Thọ (Tổ của Trung Quán Tông, người Nam Thiên Trúc, là luận sư vĩ đại trong lịch sử Phật giáo). Vậy “Sanh tử tức Niết-bàn” nghĩa là gì? Và hiểu thế nào mới thật sự tường tận bản chất của chúng?
Trong đó, kinh Pháp Hoa là bộ kinh nổi bật nhất trong hệ thống giáo điển Đại thừa. Xuyên suốt bộ kinh này Đức Phật dùng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật trong văn học (nói theo ngôn ngữ thời nay) mà hình thức tự sự là chính yếu. Ngài đưa ra rất nhiều ví dụ để thính chúng dễ tiếp nhận. Sau đó, Đức Phật đúc kết lại bằng kệ tụng ở cuối mỗi phẩm kinh để nhấn mạnh lại triết lí thâm diệu mà Ngài muốn dạy cho hàng đệ tử. Về sau, các nhà Dịch thuật trau chuốt văn chương làm cho lời kinh thêm sáng tỏ và gần gũi với người đọc (nghe), khiến họ thích thú và dễ dàng nắm bắt được nội dung của kinh.
Một câu danh hiệu Phật có đủ thần lực chẳng thể nghĩ bàn, có thể trị tất cả tâm bệnh phiền não. Mỗi khi gặp nghịch cảnh tâm sinh phiền não, liền kinh hành niệm Phật, bốn bước một câu Phật hiệu, xoay vần qua lại niệm mấy vòng, dần dần cảm thấy cõi lòng mát mẻ, nóng bức tự dứt.
Những hành giả Việt Nam bên ngài Sangsa Rinpoche tại Nepal Dẫn khởi Mặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật.
Thiền có nghĩa là yên lặng, tĩnh lặng, trầm lặng, thanh lặng, nhớ nghĩ, tỉnh thức, định tĩnh, quán chiếu, và nhất tâm. Nó là một môn thực tập rất sống động, an lạc, và hữu ích cho thân và cho tâm.
Một hôm đức Phật lên tòa thuyết pháp. Trái với thông lệ, hôm nay đức Phật lên tòa mà không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa đưa lên (niêm hoa). Đại chúng ngơ ngác không hiểu ý Phật, chỉ riêng ngài Ca-diếp là mĩm cười (vi tiếu). Đức Phật liền nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay trao truyền cho ngươi”. Nói rồi, đức Phật nhường nửa tòa ngồi cho ngài Ca-diếp. Do đây, ngài Ca-diếp được tôn là Tổ thứ nhất của Tổ sư thiền.
Các tin đã đăng: