Bắt đầu từ 20 giờ tối nay (18/2), Đại diện Lãnh đạo
Nhà nước cùng nhiều đại biểu trung ương, Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng và
hàng ngàn du khách thập phương, bà con Phật tử tham dự lễ trao Bằng công
nhận di tích đặc biệt, khai hội Xuân Yên Tử 2013.
Đông
đảo người dân và du khách thập phương... đã có mặt để chứng kiến lễ
trao Bằng công nhận di tích đặc biệt, khai hội Xuân Yên Tử 2013
Núi
Yên Tử còn được gọi là Bạch Vân Sơn hay Phù Vân Sơn, cao 1.068 mét so
với mặt nước biển. Tại vùng núi non Yên Tử tiên cảnh bồng lai này, vua
Trần Nhân Tông (1258-1308) sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến
chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi đã rời bỏ ngai vàng, xuất gia về Yên
Tử tu hành (năm 1299), lấy pháp hiệu Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sáng lập ra
Thiền phái Trúc Lâm. Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo với một
dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đặc trưng Phật giáo của Việt Nam.
Từ
chiều nay, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã cùng Đại biểu, quan
khách đến từ trung ương và địa phương tham dự lễ dâng hương tại Non
thiêng Yên Tử, chuẩn bị cho buổi lễ trao Bằng công nhận di tích Quốc gia
đặc biệt do Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định, chính thức khai mạc Hội
Xuân Yên Tử năm 2013 vào lúc 20 giờ đêm nay.
Tham
dự lễ trao bằng công nhận di tích đặc biệt còn có Phó Thủ tướng Chính
Phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều Đại diện Lãnh đạo đến từ trung ương,
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và hàng ngàn du khách thập phương, bà con phật
tử trong nước cũng như quốc tế.
Phát
biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Di tích
danh thắng Yên Tử là một địa chỉ quan trọng trong lịch sử dựng và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông đã 2 lần chỉ huy toàn dân
đánh tan đoàn quân xâm lược Nguyên Mông. Sau đó, Phật hoàng Trần Nhân
Tông trở thành vị Phật hoàng của Phật giáo Việt Nam, sáng tạo và phát
triển thiền phái Trúc Lâm suốt chiều dài lịch sử dân tộc đến ngày nay”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng di tích Quốc gia đặc biệt
Để
chuẩn bị cho lễ hội Xuân Yên Tử, UBND TP Uông Bí đã chỉ đạo các cơ quan
chức năng triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cho buổi lễ diễn ra
trang trọng, an toàn. Các tuyến đường từ quốc lộ 18 vào Khu di tích được
chỉnh trang. Tăng cường cờ lễ hội, băng rôn giới thiệu về lễ hội dọc
các trục đường chính của thành phố và trên tuyến đường vào Khu di tích
Yên Tử.
Trên đỉnh non thiêng Yên Tử
Về
vấn đề an toàn giao thông, Ban quản lý di tích và danh thắng Yên Tử đã
phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương mở rộng nút giao thông tại
ngã ba Dốc Đỏ, chuẩn bị các bãi đỗ xe. Ban quản lý Yên Tử cũng tổ chức
cho các hộ kinh doanh dịch vụ tại Yên Tử ký cam kết đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ, cam kết không lôi
kéo, mời chào, ép khách; không bày bán thịt động vật tươi sống trước cửa
hàng quán...
Ban
Quản lý Di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt Yên Tử đã đề nghị lãnh
đạo, cơ quan chức năng cùng lực lượng Công an TP Uông Bí huy động hàng
trăm lượt cán bộ, chiến sĩ công an chuyên nghiệp để tăng cường đảm bảo
an toàn cho Lễ hội xuân Yên Tử và du khách thập phương hành hương đi
trẩy hội đầu xuân Quý Tỵ.
Theo Dân Trí