Một số ý kiến, đến được với bạn đọc chủ yếu qua các diễn đàn
mạng, cho rằng thầy cúng là việc “lạm dụng” nghi lễ Phật giáo. Quan niệm
như vậy coi trách nhiệm trước hết thuộc về nhà chùa. Và nếu vấn đề chỉ ở
mức lạm dụng, thì có thể giải quyết vấn đề bằng cách chỉ cần điều tiết?
Văn học trước thế kỷ thứ X trong đó chủ yếu là văn học Phật
giáo như đôi nét diễn trình nêu trên không đến nỗi “ít ỏi”, “thiếu
vắng”, “mờ nhạt”, “hoặc đã chết theo họ từ lâu” như có nhà nghiên cứu đã
phát hiểu, mà trái lại, với số lượng tác giả, tác phẩm tuy không nhiều
(so với lịch sử ngàn năm) ít nhiều đã góp phần làm nên diện mạo một thời
đại văn học.
Chiều ngày 21/12/2011 (nhằm 27/11 Tân Mão), tại Nhà hát Bến
Thành (Số 6, Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, TP.HCM), chương trình ca nhạc Diệu Âm
Hoằng Pháp II với chủ đề Hương ca ba miền đã được chùa Hoằng Pháp phối
hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Mê Kông tổ chức.
Nằm trong nguồn cảm hứng ngợi ca,
tự hào về hương sắc ba miền luôn phảng phất sức sống của một nền tôn
giáo mang hồn dân tộc – Phật giáo, chương trình lần này là nơi tập hợp
những tiết mục mang âm hưởng dân ca, đậm đà bản sắc vùng miền, chan chứa
tình quê đất tổ. Cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, những giá trị nguồn
cội thiêng liêng về tình mẫu tử được thể hiện trẻ trung cùng những triết
lý Phật giáo mang thông điệp chuyển hóa những tâm khổ của con người
thời hiện đại cũng đã được chuyển tải khéo léo, hiệu quả qua các loại
hình nghệ thuật: kịch, ca cổ, hát, múa… Và với hương xuân, sắc xuân, khí
xuân ngập tràn trong các tiết mục, chương trình như một khúc ca xuân,
quà xuân cho dịp Tết năm nay.
Mở đầu chương trình là tiết mục hô kệ thỉnh chuông của chư Tăng chùa
Hoằng Pháp đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ bằng âm hưởng ngân nga, trầm
bổng của Đại đức Thích Tâm Hiếu hòa với tiếng đàn tranh và tiếng sáo của
nghệ sĩ Vân Sơn, Hải Phượng đã làm rúng động lòng người. Tiếp theo
tiếng niệm danh hiệu Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chư Tăng và toàn
thể khán thính giả vang dội khắp nhà hát, đã làm lan tỏa trong không
gian một nguồn năng lượng tâm linh. Rũ hết mọi lo toan, sân si, phiền
não, mọi người đồng tâm hướng về Tam Bảo.
Được đầu tư nghệ thuật và dàn dựng ngày càng công phu, hoàn bị hơn,
chương trình lần này, bên cạnh sự góp mặt của những gương mặt quen thuộc
trong dòng nhạc Phật giáo như Thùy Trang, Thụy Vân, Đông Quân, Nguyễn
Đức, Thanh Sử, Thu Thủy, … các danh hài Minh Béo… cùng những ca sĩ -
nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Linh, Hiền Thục, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ,
Thanh Điền, nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh, soạn giả kịch Linh Huyền, … còn có
sự xuất hiện của hai ca sĩ tên tuổi: Mỹ Linh tha thiết Lời mẹ hát và
Tùng Dương cá tính, phong cách với Mưa bay tháp cổ.
Để lại nhiều tình cảm sâu lắng trong lòng khán thính giả tham dự là tiết
mục Nhật ký của mẹ, nhạc và lời Nguyễn Văn Chung do Hiền Thục thể hiện
và vở kịch “Quay bờ nẻo giác” với triết lý mang đậm tính từ bi, trí tuệ
của đạo Phật “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
Cũng trong chương trình, lần đầu tiên tăng sinh Thích Tâm Tường, tăng
chúng chùa Hoằng Pháp đã gửi đến sáng tác đầu tay của mình, bài hát
“Biết bao giờ” đầy khắc khoải về khát vọng hòa bình và sự tỉnh thức của
nhân loại, qua phần thể hiện truyền cảm của ca sĩ Quách Tuấn Du.
Đặc biệt, trong chương trình lần này, các nhạc sĩ Uy Thi Ca, Hàn Châu,
Giác An, Quý Luân, Tiến Luân, Tịnh Hải, Nguyễn Văn Chung đã được Thượng
tọa Thích Chân Tính, Trưởng Ban tổ chức trao tặng Bằng công đức cho
những đóng góp tích cực đối với chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp. Đại
diện cho các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Uy Thi Ca đã bày tỏ ước muốn sẽ ngày
càng có nhiều văn nghệ sĩ đầu tư, cống hiến tâm sức cho sự phát triển
của một nền âm nhạc Phật giáo trong tương lai.
Kết thúc chương trình Diệu Âm Hoằng Pháp II với chủ đề “Hương ca ba
miền”, khán thính giả càng tin yêu hơn vào sinh khí mới của một nền một
âm nhạc Phật giáo mang đậm hơi thở cuộc sống sẽ tiếp tục được thực hiện
thành công tốt đẹp trong những kỳ kế tiếp.
Dưới đây là những hình ảnh:
Nhiều
người đã biết nghệ nhân Lê Văn Kinh là con trai của người từng thêu áo
cho vua triều Nguyễn, là cháu ngoại Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo. Cũng
nhiều người biết đến ông với kỷ lục thêu bài kệ Cáo tật thị chúng của
Thiền sư Mãn Giác bằng 14 thứ tiếng. Nhưng ông không chỉ dừng ở đó…
Đối với người con Phật, cúng dường Xá lợi cũng chính là cúng dường
trực tiếp đức Phật và đạt được công đức như nhau. Chỉ những người có kỳ
duyên mới được chiêm bái và cúng dường Xá lợi của chư Phật.
Giác Ngộ - Gần đây có rất nhiều chiếc điện thoại di động đắt tiền, với đầy đủ chức năng và công nghệ cực kỳ hiện đại. Mỗi ngày, điện thoại đều có thêm những cải tiến mới, các ứng dụng phần mềm khác nhau, thay đổi cấu hình, cho ra mắt những chiếc điện thoại với mẫu mã và công nghệ hiện đại hơn.
“Người mộ đạo hay vô thần đều có cơ hội hưởng được những lợi lạc do đạo Phật mang đến”, người giới thiệu chương trình triển lãm Tôn vinh Phật giáo (PG), thuộc Viện Bảo tàng Nhân chủng học tại Cache Valley đã phát biểu như thế vào thứ Bảy vừa qua.
Nham Biền là tên dãy núi nằm ở địa phận hai huyện Yên Dũng và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, đột khởi giữa vùng đồng bằng Yên Dũng cổ với khí thế hùng vĩ nối liền hai dòng sông Thương và sông Cầu, từ ngàn xưa đã là vùng có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáng kể hơn, đây còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc biệt về văn hóa và tâm linh rất quan trọng…
T ừ bi là một trong những đặc
điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam
cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng
hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
Chùa Một Cột (Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa đài) là di tích đặc biệt,
biểu tượng của thủ đô, với lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa, tâm linh.
Nhưng gần đây, ngôi chùa có một không hai này bị xuống cấp, nước từ mái
dột xuống các pho tượng, ngập cả nhà tổ, nhà mẫu cũng như đường vào
chùa....Trước thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã lập đề cương kế hoạch
đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Một Cột và đang lấy ý kiến
triển khai.
Các tin đã đăng: