Borobudur là một ngôi bảo tháp hùng vĩ, một kỳ quan tinh xảo và
lớn nhất của Phật giáo trên thế giới. Bảo tháp Borobudur tọa lạc cách 42km về
phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và
đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1991.
Tối ngày 22/5/2013
(12/4 Quý Tỵ ). BTS GHPGVN Q.3 cung chùa Vĩnh Nghiêm đã tổ chức đêm nhạc
hoàng tráng chào mừng Phật Đản PL 2557 tại Chùa Vĩnh nghiêm Q.3. Đêm Nhạc với sự tham gia của các ca sĩ nỗi
tiếng trên Tp.HCM và ca sĩ đền từ Hà Nội : Mỹ Linh, Thanh Lam, Tùng
Dương, saxophone Trần Mạnh Tuần, Phương Thanh, Ns Quế Trân, Ns Châu
Thanh, Ns Thanh Ngân, Thanh Ngọc, Thùy Trang, AT Anh Tâm, Đông Quân,
Thùy Dương, MC Anh Quân - Lâm Ánh Ngọc........ Hình ảnh đêm nhạc tại chùa Vĩnh Nghiêm:
Ta
Prohm là tên gọi
hiện đại của một ngôi đền tại Angkor (Campuchia), được xây theo phong cách Bayon phần
lớn vào cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII, ban đầu được gọi là Rajavihara.
Tuỳ
Duyên Ứng Hiện là phương tiện để hoá độ chúng sanh của Đại Thừa Bồ Tát
trên căn bản Từ Bi và Trí Tuệ. Cho nên Phẩm Phổ Môn Bồ tát Quán Thế Âm
đã tuỳ duyên ứng hiện 33 thân để thuyết pháp giáo hoá chúng sanh trong
Tam giới lục đạo. Từ Bi - Trí Tuệ cũng chính là căn bản tu tập của hành
giả học Phật, vì vậy người Phật tử phải tu tập theo hạnh nguyện của Bồ
tát Quán Thế Âm, thường phát nguyện rằng: "đẳng Quán Âm chi từ tâm, hạnh
Phổ Hiền chi nguyện hải, tha phương thử giới, trục loại tuỳ hình, ứng
hiện sắc thân, diễn dương diệu pháp".
Phải
mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới thuyết phục được ông Đào Trọng
Cường (Chủ tịch HĐQT Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt) cung
cấp băng camera an ninh ghi hình được cảnh những quầng sáng kỳ lạ
chuyển động trên bức tượng Phật ngọc khổng lồ mà ông đang tạo tác.
Tượng phật Đông Lâm cao 48m, được làm hoàn toàn bằng
đồng sẽ là tượng phật cao nhất thế giới. Tượng toạ lạc tại chân núi Lư
Sơn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Từ
khi đạo Phật được truyền bá đến Tây Tạng, kiến trúc phật giáo đã chiếm
một vị trí quan trọng và trở thành hiện thân của nghệ thuật kiến trúc
Tạng truyền. Do chịu ảnh hưởng đặc biệt của hoàn cảnh địa lý, nên đại
đa số các công trình kiến trúc Phật giáo Tạng truyền đều được xây dựng
dựa theo thế núi.
Chùa Keo tên chữ là “Thần Quang Tự” thuộc địa phận xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng
bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Những
bài Phật ca thấm đẫm tính nhân văn những năm gần đây đã mang lại nét
văn hóa thanh lịch trong sinh hoạt tâm linh. Ngày nay Phật tử Việt Nam
lên chùa còn hồ hởi hoan ca cho lòng siêu thoát.
Tối nay, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại
hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Đêm nghệ thuật ca múa nhạc
chủ đề "Việt Nam Phật Tâm Ca" đã diễn ra với đầy màu sắc tại Cung Văn
hóa Hữu nghị Hà Nội. Phát
biểu khai mạc Chương trình, Thượng tọa Thích Minh Hiền - Phó ban Văn
hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa THPG Hà Nội khẳng định, đồng
hành cùng dân tộc, trải qua biết bao thăng trầm suốt hàng ngàn năm lịch
sử, Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với đời sống văn hóa đất nước, góp
phần tu dưỡng tâm hồn bao thế hệ con Rồng cháu Tiên, gắn với lòng yêu
nước, lòng từ bi bao la, tình thương yêu nhân loại mênh mông. Những
lời ca, tiếng hát, điệu múa mang đậm hương sắc của Phật giáo Việt Nam
do các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong chương trình dâng lên Đức Từ phụ, chư Lịch
đại Tổ sư, Quốc sư, chư Hiền thánh Tăng, các bậc Cao Tăng cũng là tấm
lòng đầy ý nghĩa cúng dàng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ
VII, góp phần không nhỏ cho sự thành công của Đại hội. Sau
phát biểu khai mạc, 16 tiết mục đã được trình diễn mới nhiều sắc màu,
giai điệu, hình thức thể hiện, đem đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc
Phật giáo lúc hùng tráng, vang vọng, lúc nhẹ nhàng, sâu lắng, gợi lên
những rung cảm màu nhiệm của Phật pháp lan tỏa khắp khán phòng. PTVN xin giới thiệu chùm ảnh Chương trình:
Các tin đã đăng: