Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát. Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
Thông thường, chúng ta sống hàng ngày với cái tâm đổ đầy ký ức và dự tính, không còn chỗ trống cho một niệm nghỉ ngơi. Chúng ta hết truy tìm quá khứ lại mơ tưởng tương lai và do vậy chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng bất an hoặc lo âu phiền muộn, không có được một giây phút thật sự an lạc.
Từ ái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuối cùng phải chấm dứt. Thương yêu bị tác động bởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái, và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối.
Trong cuộc sống thường nhật, vui vẻ an lạc, tinh thần thoải mái luôn là một mong ước lớn lao nhất của con người. Tuy nhiên, trên thực tế, có những sự việc ngoài ý muốn hoặc bản thân tự tạo ra, gây bực bội, nóng giận trong lòng. Đôi khi vì không biết cách hóa giải nó nên thể hiện ra bằng hành động tiêu cực mà sau đó khiến chúng ta phải hối hận. Đó cũng là một dạng “khó chịu tâm hồn” theo quan niệm người hiện đại gọi là stress.
Nói là một nghệ thuật và cũng là một cách tu qua sự quan sát chọn lời và lắng nghe.
Người ta thường nghĩ một kiếp của con người là từ sanh cho đến già, bệnh chết là hết, tức sanh ra để rồi kết thúc bằng cái chết; nếu một kiếp của con người đơn giản như vậy thì thiệt ra không đáng sống. Vì vậy, Đức Phật có suy nghĩ xa hơn là thấy được phía bên trong có cái gì khác nữa mà kinh Hoa Nghiêm diễn tả là Pháp giới duyên sanh.
Một trải nghiệm gần đây ở sở làm đã khiến tôi thấy rằng tôi vẫn còn nhiều chấp trước về tiền bạc và danh vọng.
Có nhiều người sau khi kết thúc một cuộc tình hoặc ly hôn, bởi vì họ chỉ nhìn “hai viên gạch so le” của đối phương; có rất nhiều người trong chúng ta, chỉ thấy được “hai viên gạch so le” này, mà dẫn đến buồn bực nản lòng hoặc suy nghĩ tự tử. Nhưng sự thật, còn có rất nhiều viên gạch hoàn thiện tuyệt vời khác, nhưng chúng ta lại không nhìn nhận nó.
Phật dạy 20 điều khó không mang một
sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải
ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống
trên nền tảng của nhân quả; và chúng ta phải cố gắng, rèn
luyện nhân cách, đạo đức tâm linh để vượt lên trên những gì tầm thường của thế
gian. Hễ được làm người là một điều vô cùng cao quý và hơn hẳn
các loài khác nhờ biết suy nghĩ, nhận định phải quấy, tốt xấu, đúng sai.
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người , học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Các tin đã đăng: