Chánh giác và giải thoát

Chánh giác và giải thoát
Niết Bàn là sự tự chứng hiện đời, là sự giải thoát sanh tử ở thế gian của người tự giác, không luận là rốt ráo ở nhân gian hoặc rốt ráo ở chỗ khác, hễ giải thoát rốt ráo sanh tử thì gọi là “Bát Niết Bàn”.

Thần thông trong đạo Phật

Thần thông trong đạo Phật
Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Vài suy nghĩ về nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa

Vài suy nghĩ về nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa”   là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế. Trong quyển   “Sơ kỳ Ðại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển” , Hòa thượng Ấn Thuận cho rằng: sau khi đức Phật nhập diệt, chúng đệ tử vì quá thương kính Ngài nên mới tỏ lòng tôn thờ, sùng bái đối với các di vật, di thể và di tích liên quan đến cuộc đời Ngài. 

Tìm hiểu một số đặc sắc tinh thần Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ qua Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục

Tìm hiểu một số đặc sắc tinh thần Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ qua Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục
Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ thời Trần gắn liền với quan điểm bất nhị, kiến tánh, phá chấp. Tuệ Trung thông rõ, trong bản thể các pháp trần chỉ là huyễn, nên không bị kẹt dính vào bất cứ thứ gì trên thế gian; thấy rõ trong chân như không có sự khác biệt giữa phàm thánh, Phật và chúng sanh, sanh tử và Niết bàn, phiền não và Bồ đề. Cho nên Tuệ Trung tự tại giữa sống chết thịnh suy, tùy duyên thuận pháp nhập thế hành Bồ tát đạo trên hình tướng cư sĩ. Tư tưởng thiền học của Tuệ Trung không câu nệ ở giáo điều sách vở, là tinh thần thiền tông phá chấp, cũng là tinh thần Đại thừa hư không diệu hữu. Vì thế, trong tu tập, hành thiền và phụng sự quốc gia dân tộc, Thượng Sĩ không bám víu vào những thuật ngữ, khái niệm, tướng hữu vi thế gian định sẵn mà sống với thái độ hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, tự tại, dung hợp uyển chuyển, đề cao sự giác ngộ của tâm thức.

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc
P hật giáo giai đoạn đầu truyền vào Trung Quốc chủ yếu phiên dịch kinh điển, trước tác vô số tác phẩm. Nhờ sự khéo léo tài tình của các nhà truyền giáo, học giả Phật giáo đã hòa nhập vào hệ tư tưởng tôn giáo của đất nước này để tồn tại và phát triển. Phật giáo Trung Hoa tạo ra bản sắc riêng biệt, khác với Phật giáo Ấn Độ. Trong số các học giả đương thời, sư Đạo An đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử phiên dịch kinh điển, giảng kinh thuyết pháp, chỉnh lí kinh điển, biên soạn mục lục, chế định Tăng qui, truyền bá Phật giáo trong giai đoạn loạn lạc của đất nước. Đóng góp của Ngài mang tính chất nền tảng vững chắc, làm tư liệu cơ sở cho các thế hệ sau học tập, nghiên cứu.

Lịch sử và xu hướng nghiên cứu tư tưởng sinh thái Phật giáo (kỳ II)

Lịch sử và xu hướng nghiên cứu tư tưởng sinh thái Phật giáo (kỳ II)
So với Trung Quốc đại lục, việc nghiên cứu tư tưởng sinh thái Phật giáo ở Đài Loan bắt đầu sớm hơn và những khám phá liên quan đã đi vào chiều sâu từ giữa những năm 1990, trong đó có những nghiên cứu tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn. Chẳng hạn như chủ trương “Bảo vệ môi trường tâm linh” của Hòa thượng Thánh Nghiêm và chủ trương xây dựng sinh thái học tầng sâu của Phật giáo nhân gian của Dương Huệ Nam.

Ðặc trưng tư tưởng cơ bản của Duy Thức Học Vô Vi Y Phật giáo Ấn Ðộ

Ðặc trưng tư tưởng cơ bản của Duy Thức Học Vô Vi Y Phật giáo Ấn Ðộ
Không giống với “Duy thức học Hữu vi y” là một loại hình tư tưởng “mang tính thuần túy” được xem là học thuyết chủ lưu của Duy thức học Du-già hành phái Ấn Độ, “Duy thức học Vô vi y” là loại hình tư tưởng “mang tính hỗn hợp”.

Tàm và quý – nền tảng giới luật Phật giáo

Tàm và quý – nền tảng giới luật Phật giáo
Mỗi mùa An cư về, chư vị Hòa thượng luôn sách tấn đại chúng phải nỗ lực tấn tu Giới – Định – Tuệ; bởi giới luật còn thì Phật pháp còn. Đối với người xuất gia, “Ba tháng An cư, cửu tuần tu học” là thời gian để mọi người rèn luyện nhân cách, trau dồi giới đức. Đức Phật chế định giới luật để hàng đệ tử nương theo đó mà gìn giữ thân – khẩu – ý nghiệp và chỉ ra nền tảng của việc giữ gìn giới luật không gì hơn phải có tâm tàm quý (hổ thẹn). Vì hai thiện tâm này giúp người giữ gìn giới hạnh được trọn vẹn và còn là sức mạnh cho hành giả tu theo Phật tiến đến Niết bàn tối thượng. 

Sự thành lập Ni đoàn và tầm quan trọng của Bát kỉnh pháp

Sự thành lập Ni đoàn và tầm quan trọng của Bát kỉnh pháp
Phụ nữ bị kỳ thị trong xã hội Ấn Độ cổ đại và Đức Phật là người đầu tiên đã mở ra một cuộc cách mạng bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới lúc bấy giờ. Giáo pháp của Đức Phật nhấn mạnh đến sự làm chủ bản thân và tự tu tập giải thoát. Đức Thế Tôn đã mở ra lối đi mới cho phụ nữ, giúp họ vượt qua ranh giới bất bình đẳng. Ngài đã cho phép thành lập Ni đoàn và đề ra Bát kỉnh pháp để Ni đoàn thực hiện, nhằm giúp Chánh pháp trường tồn.

Một góc nhìn về Bát kỉnh Pháp

Một góc nhìn về Bát kỉnh Pháp
Cho đến tận ngày nay, vẫn không tránh khỏi sự phân tranh về mặt quyền lợi, sự trọng nam khinh nữ vẫn còn mặc dù đất nước với khẩu hiệu: “Xã hội công bằng – Thế giới văn minh” nhưng thực tế đang còn nhiều điều trong thực tế về bất bình đẳng giới. Đó là xã hội hiện tại, huống gì hai ngàn năm trước tại Ấn Độ, người phụ nữ được cho là giai cấp nô lệ, một giai cấp không được sự quan tâm, địa vị thấp hèn, hơn thế nữa họ xem người phụ nữ là thú vui cho người đàn ông, trong đời sống gia đình luôn bị chèn ép không thể nói lên tiếng nói của mình, xã hội kì thị đến mức độ luôn dành những ngôn từ thấp kém chỉ cho thân phận người phụ nữ. 
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 1 2 3 4 5 6