Hướng đi của Phật giáo Việt Nam trong năm mới

Hướng đi của Phật giáo Việt Nam trong năm mới
Năm Canh Dần - 2010 được xem là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước và Phật giáo. GN đã ghi nhận những ý kiến của một số vị tôn đức giáo phẩm về hướng đi của các hoạt động Phật sự trong năm mới, trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.

Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình

Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình
Mỗi khi đất nước gặp nguy biến, người Việt Nam lại nhắc đến Hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than để lấy đó làm điểm tựa và cổ vũ cho sức mạnh tinh thần dân tộc. Hai hội nghị quan trọng đó được người đời sau gọi một cách thiêng liêng là “Hội nghị Non Sông”, nhằm khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bàn về nụ cười trong văn học Thiền Việt Nam

Bàn về nụ cười trong văn học Thiền Việt Nam
Nụ cười là một hiện thực gắn liền với phần lớn sinh hoạt của con người. Ðối với đạo Phật là đạo của từ bi và giải thoát, nụ cười của đức Phật đã được xem là “Nụ cười từ bi muôn thuở”, và chúng ta nhớ đến kỳ quan “Ðế Thiên Ðế Thích”

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Theo dòng lịch sử, chúng ta nhìn lại Phật giáo Việt Nam hẳn thấy nổi bật một nét đột phá vô cùng thú vị - một Thiền phái mang tên Việt Nam, với ông Tổ người Việt Nam, lại là một vị vua anh hùng của dân tộc.

Tượng phật bốn tay lâu đời nhất VN

Tượng phật bốn tay lâu đời nhất VN
Tượng phật bốn tay cao 1,7m cùng 2 tấm bia đá khai quật sẽ được Trung tâm sách kỷ lục VN trao danh hiệu lâu năm và lớn nhất nước vào 8h sáng chủ nhật 24/5, tại TP HCM.

Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam

Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam
Khởi nguyên Phật giáo Việt Nam không chỉ là vấn đề riêng của Phật giáo. Nó liên quan tới giai đoạn cổ sử của đất nước, một giai đoạn xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tộc có nhiều huyền thoại hơn sự thật, nhiều giả thuyết hơn là chứng liệu lịch sử. Cho nên những sử liệu Phật giáo trong giai đoạn này tuy ít ỏi cũng góp phần quan trọng giúp soi rọi lại một thời quá khứ xa xưa mà chúng ta có thể hãnh diện, một di sản tiền nhân để lại trong đó Phật giáo góp phần quan trọng

Đôi Điều Về GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Đôi Điều Về GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
N ăm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên.

GIÒNG CHẢY PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Như một dòng chảy liên tục trong dòng chảy lớn của lịch sử dân tộc, kể từ khi được các tăng sĩ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Hùng Vương, Phật giáo đã hội nhập vào dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp những nỗ lực làm thăng hoa nếp sống chung của dân tộc. Trên đất nước lớn lên từ huyền thoại Tiên Rồng, Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó đã trở thành một lối sống gắn liền với dòng sống của dân tộc.

BÀN VỀ HỘI NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

CHỨC NĂNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY

S uốt 20 thế kỷ từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ thâm sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 16 17 18 19 20 21