4g sáng 28-1 bất chấp cái rét buốt và mưa phùn, hàng vạn người, xe cùng đổ về chùa Hương (Hà Nội) dự lễ khai hội khiến nhiều tuyến đường ùn ứ kéo dài. Cảnh bắt chẹt khách đi đò vẫn diễn ra ngay trong ngày đầu tiên.
Vì sao mùa Xuân trong
đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không
giống như các Đức Phật khác là tại sao?
Người dân thường mang vàng hương ra trước
cửa nhà để đốt. Sau khi đốt, gia chủ thường đổ một chén rượu cúng vào
đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. Một số nhà
còn hơ cây mía trên ngọn lửa hóa vàng để người cõi âm có gậy chống.
Mọi pháp trong thế gian luôn biến dị, không
rời 4 tướng: thành, trụ, hoại, không. Tiết trời thay đổi theo sự chuyển
dịch bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông. Theo phương Đông, trong bốn mùa,
xuân là mùa biểu hiện của Thiếu dương khí . Tính chất của nó là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí
ở người là mộc khí. Mộc khí là nguồn năng lượng của cơ thể . Chính vì
vậy mùa xuân là lúc vạn vật hồi sinh. Hoa nở, cây đâm chồi nẩy lộc. Vũ
trụ như được khoác lên mình một lớp áo mới. Không chỉ sắc màu của cỏ
cây, hoa lá tươi xanh mà lòng người cũng cảm nhận sức sống, nghị lực.
Xuân đổi mới vạn hữu.
C ứ mỗi độ xuân về thì tôi lại
thêm một tuổi. Cái tuổi đời chồng chất chan hòa niềm hân hoan đón xuân, với mái
tóc hoa râm, nếp gia nhăn nheo, trong tuổi ngoài thất thập cổ lai hy, thật khó
chạy đua được với lớp thanh thiếu niên đang vươn lên để bắt kịp trào lưu tiến
hóa của một xã hội văn minh.
Tại sao tạp chí Time lại chọn “Người phản kháng” (protestors) là nhân
vật của năm 2011? Chưa lúc nào con người trên thế giới này lại cảm thấy
bất an, bất mãn, bất đồng và nhất là bất bình với cuộc sống quanh mình,
với hệ thống pháp lý, kinh tế đang vận hành bấy lâu.
Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, mùa khởi
đầu cho muôn loài thay da đổi thịt, cây cối đều đâm chồi nảy lộc, vạn vật đổi
thay, tràn trề sức sống mãnh liệt. Con người vì thế háo hức đón chào mùa xuân,
cũng là đón mừng mùa xuân Di Lặc, với niềm tin Đức Di Lặc thị hiện ở đời với
những điều tốt lành sẽ đến với mọi người, mọi nhà.
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm
cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,
sắc đẹp, an vui và sức mạnh (1) . Theo cách hiểu truyền thống thì sống
lâu là sự đạt thành Tứ thần túc ; sắc đẹp là sự nghiêm trì giới
luật ; an vui là thành tựu Tứ thiền và sức mạnh là
thành tựu Ngũ lực . Xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh ở kinh tạng, bốn pháp
này chuyên chở nhiều tầng nghĩa phong phú, sinh động, từ thấp lên cao. Trong
khuôn khổ tìm về tính đơn nghĩa, gần gũi thiết thân với đối tượng được chúc
phúc, chúng tôi thử khảo sát lời cầu chúc trong tầng nghĩa thực tiễn, đời
thường.
Giận
chính là vấn đề của bản thân, chứ không ai tống cái giận qua cho mình.
Nếu giận mà không kiềm chế thì “giận quá mất khôn”, cuối cùng chỉ hại
mình và hại người thân của mình. Sau này, dầu khi đã hả cơn giận và nhìn
thấy hậu quả của nó, mình có hối lỗi thì cũng đã muộn.
Trần
Nhân Tông (1258-1308), là một vị vua anh minh, một vị anh hùng dân tộc,
một nhà tư tưởng, một vị tổ, một Đức Phật sống, một nhà văn hóa, một
nhà văn lớn đời Trần.
Các tin đã đăng: