Bài tham luận chỉ đề cập đến “Hoằng pháp dành cho
thiếu nhi”, một đối tượng mà ngày nay được xã hội quan tâm, trong đó các
nhà lãnh đạo Phật giáo, các giảng sư hoằng pháp phải quan tâm hàng đầu
trong việc vận dụng giáo lý Phật đà để giáo dục nhân cách cho các con em
Phật tử thiếu nhi.
Schopennhauer[1] có nói một câu nói cũng đáng suy gẫm: “Những tính xuất
sắc của tri thức làm cho người ta khâm phục, nhưng chẳng bao giờ làm
người ta thương yêu”. Đó là câu nói nhẹ nhất của ông về trái tim và tri
thức con người
Hoằng pháp là một nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng
mà bất cứ hành giả Phật giáo nào cũng phải có vai trò đóng góp. Bản
thân từ hoằng pháp đã chứa đựng một ý nghĩa bao quát và khá rộng. Nó bao
hàm tất cả các lĩnh vực trong mọi sinh hoạt của đời sống con người.
Thời gian gần đây, vấn đề giáo dục người cư sĩ được
quan tâm, dù hơi muộn, nhưng chỉ có tính đối phó các thách thức trước
mắt hơn là kế lâu dài và bền vững. Trên sách lược vĩ mô vẫn chưa thấy
bóng dáng và lối đi cho hàng ngũ cư sĩ. Đã đến lúc chúng ta phải tập
trung vào kế hoạch trồng người .
Trong cái nhìn tương quan đối đãi, cuộc sống hiện sinh chỉ là chuỗi ngày
dài đầy khổ lụy. Có sự đau khổ ấy là do vì chúng ta chấp lấy huyễn
cảnh vô thường, cái không thật có cho là bền vững, và duy trì bản chất
của tham ái, vô minh.
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật
đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này
vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay
được duy trì trong hầu hết các cộng động Phật giáo khắp nơi như là một
cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật
đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ
tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những
nụ sen mọc trên khắp quê hương, trí tuệ và phẩm hạnh của Đức Phật đã nở
hoa trong tâm thức văn hóa Việt. Cũng với tâm thức gần gũi ấy, Đức Phật
đã trở thành ông Bụt, hiện thân cho tình thương, lẽ công bằng, rồi nhanh
chóng đi vào cổ tích, huyền thoại và phương thức ứng xử của mọi người…
Cách đây
2632 năm, có thể một bộ phận không nhỏ của nhân loại còn phải sống
trong những hang đá thì một người được sinh ra dưới gốc cây cũng là
chuyện bình thường. Nhưng khác thường là ở chỗ Thái tử Tất-đạt-đa con
vua Tịnh Phạn mà không chào đời trong chăn êm nệm ấm giữa cung vàng
điện ngọc của kinh thành Ca-tỳ-la-vệ.
Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo đều
hướng tâm về thánh địa Lâm Tỳ Ni. Nơi mà cách đây 2631 năm, một vĩ nhân
đã thị hiện đản sinh để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Kể
từ ngày ấy, Lâm Tỳ Ni đi vào sử sách, thơ ca, âm nhạc và động lại trong
tâm thức của mỗi người như là một bản thánh ca với nhiều cung bậc trầm
bổng du dương.
Ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào
loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Đối với giới Phật tử, sự
kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ, linh diệu. Vì như thế,
việc các kinh điển thuộc hệ Nam truyền, nhất là hệ Bắc truyền viết về
lịch sử Đức Phật đã nói nhiều đến khía cạnh linh diệu, cũng là chuyện
bình thường, hợp lẽ.
Các tin đã đăng: