Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các
kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật
lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ hàm chứa nhiều tầng ngữ
nghĩa vừa phổ quát vừa riêng biệt. Ở bài viết này, chúng ta thử tìm hiểu
một tình tiết của kỳ tích Phật đản sinh: Bảy bước đi sen nở.
Muốn xác định được ngày đại lễ Phật Đản trước hết phải tìm
những điều ghi trong các kinh sách nói về lịch sử Phật tổ cả
Bắc Tông lẫn Nam Tông (về ngày Phật Đản kinh sách Nam Tông nói
rất đơn giản chi qui gọn một câu “ ngày trăng
tròn ” mà thôi). đem đọ với giữa 2 thứ lịch Ấn
Độ và Trung Quốc mà tra cứu thì mới đạt được yêu cầu mong
muốn.
Nghi thức Tắm Phật vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ,
Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng
động Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn
kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ
trên cuộc đời này, cách đây hơn 2600 năm.
Đại lễ Phật đản không chỉ dành riêng cho các Phật tử, văn sĩ, trí thức
mà còn là ngày đại lễ của những con người đau khổ, của các bệnh nhân, tù
nhân, trẻ em cơ nhỡ và người già neo đơn. Trong tuần đại lễ này, Xã hội
vụ đã phát động chương trình uỷ lạo phát quà cho các bệnh nhân trong
các bệnh viện, tù nhân trong lao xá, người già trong viện dưỡng lão và
cô nhi trong các nhà tình thương...
Theo các nhà nghiên cứu Phật học, kể từ khi đạo Phật được truyền vào
nước ta những năm đầu thế kỷ thứ I TL, quá trình tiếp biến đạo Phật luôn
xảy ra liên tục để thích hợp và thể nhập vào đời sống sinh hoạt tín
ngưỡng tâm linh người dân nước Việt.
Nơi Ngài đến! Con vẫn thường bâng khuâng
nghĩ tưởng, suy niệm về nơi Ngài đã đến, đang đến và mãi mãi hãy còn sẽ
đến.
Trong những hình ảnh rực rỡ, kỳ diệu
nhất trong sự kiện thị hiện của Phật, đó là hình ảnh “Phật đản sanh”. Thái tử Tất Đạt Đa vừa Đản sanh tại vườn
Lâm Tỳ Ni đã bước đi bảy bước với nghi dung một tay chỉ lên trời, một
tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã
độc tôn”.
Trong cái nhìn tương quan đối đãi, cuộc sống hiện
sinh chỉ là chuỗi ngày dài đầy khổ lụy. Có sự đau khổ ấy là vì chúng ta
chấp lấy huyễn cảnh vô thường, cái không thật có cho là bền vững, và duy
trì bản chất của tham ái, vô minh. Sự đảo điên của kiếp người cứ mãi
xoay vần như vậy cho đến khi đuối sức, gục ngã lăn tròn trên con đường
vô định.
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả
cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ
kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phương Đẳng. Tuy
nhiên, mở đầu kinh này mô tả cuộc đời đức Phật với nhiều điểm tương đồng
với quan điểm của Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada); phái này thuộc phái
Tiểu thừa.
Vào một buổi sáng kia, kinh thành Ca Tỳ
La Vệ bỗng trở nên nhộn nhịp, tươi vui và khác lạ hơn mọi ngày. Bầu trời
hôm ấy thật quang đãng và trong mát, cây cối tươi thắm lạ thường, muôn
hoa ngời sắc dưới nắng hồng và tỏa ra những làn hương thoang thoảng dịu
ngát, từng đàn chim ríu rít vui hót trên những hàng cây xanh và xa xa
vọng lại những âm thanh trầm lắng của từng lời kinh
Các tin đã đăng: